Xây dựng thương hiệu như quả trứng tạo ra con gà

Khi doanh nghiệp đã tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh thì việc duy trì nó là quan trọng sống còn.


Những phương pháp bài bản từ Công ty Richard Moore Associates sau đây sẽ là nền tảng giúp các doanh nghiệp duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh.

Hình ảnh thương hiệu mạnh được duy trì bằng cách cân bằng giữa tính nhất quán trong các tài liệu truyền thông và tính linh hoạt trong việc áp dụng.

Để duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh, các khía cạnh chính cần tập trung là: Năng lượng thương hiệu; Nguồn lực thương hiệu và Bảo hộ thương hiệu.

1. Năng lượng thương hiệu

Năng lượng thương hiệu là khía cạnh đầu tiên cần doanh nghiệp đầu tư công sức, trí tuệ. Năng lượng thương hiệu bao gồm các thuộc tính sau:

  • a. Sự sáng tạo không ngừng: Nghĩa là thương hiệu phải luôn vận động và sáng tạo, mang đến những cải tiến mới với thị trường và làm người tiêu dùng bất ngờ.

Ví dụ điển hình là hãng Apple: Thương hiệu này luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng, phát triển từ máy tính, máy nghe nhạc đến điện thoại, đồng hồ và không ngừng đổi mới các sản phẩm của hãng theo thời gian.

Tuy nhiên sự sáng tạo không ngừng phải thích hợp với thương hiệu của từng doanh nghiệp, nó tùy thuộc xem thương hiệu đó đang ở phân khúc kinh doanh nào. Nếu thương hiệu nằm trong phân khúc mới nổi hay phân phúc phát triển thì đây sẽ là 2 phân khúc đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới. Nếu thương hiệu nằm trong phân khúc trưởng thành thì sự sáng tạo sẽ khác 2 phân khúc kia.

  • b. Kết nối thương hiệu

Thương hiệu luôn thể hiện sự kết nối đối với người tiêu dùng. "Thương hiệu của bạn có chân thật và có giá trị sâu sắc hay không, có tầm nhìn vượt ra ngoài doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận hay không?" là những câu hỏi về thuộc tính này.

Ví dụ: Tiki.vn là 1 website bán sách rất thành công với 500 thành viên facebook, rất nổi tiếng, là nơi kết nối và chia sẻ với thành viên tình yêu với sách.

Một cách phổ biến để kết nối với khách hàng là sử dụng Mạng xã hội như facebook.... Không giống như quảng cáo trên các trang tạp chí hay báo là khi đăng quảng cáo bạn chưa chắc đã biết được phản hồi của khách hàng. Nhưng ở trên Mạng xã hội thì bạn có thể ngay lập tức nhận được phản hồi. Đây là một kênh giao lưu 2 chiều và bạn cần sự chú tâm và cam kết việc kết nối với khách hàng của mình.

  • c. Văn hóa

Liệu thương hiệu của bạn có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi, liệu nó có tiếp sức cho sự tiến bộ của mạng xã hội và cộng đồng hay không? Điều này có được là nhờ thuộc tính văn hóa.

Ví dụ: FPT là một doanh nghiệp với văn hóa công ty là đoàn kết, năng động và hài hước từ CEO đến các nhân viên. Văn hóa này đã lan truyền và biến FPT trở thành điển hình cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, một môi trường sáng tạo và thu hút người tài.

Vậy thương hiệu, văn hóa đó có thay đổi thế giới xung quanh nó được hay không? Câu trả lời là: Bạn không cần nhất thiết phải có văn hóa bên ngoài thương hiệu mà bạn có thể thay đổi văn hóa bên trong thương hiệu.

Đối với những thương hiệu có Văn hóa sẽ giúp thay đổi thị trường bên ngoài như FPT thì ban đầu họ phải có những sự thay đổi bên trong thương hiệu của mình, và chính sự thay đổi đó đã giúp lan tỏa và dần trở thành văn hóa bên ngoài của họ.

  • d. Bắt kịp xu hướng

Trong việc duy trì hình ảnh thương hiệu thì không chạy theo những xu hướng nhỏ lẻ, ngắn hạn mà đi theo xu hướng chiến lược và dài hạn.

Ví dụ: Trong thị trường đồ ăn nhanh thì McDonald là thương hiệu bắt kịp xu hướng rất hiệu quả. Khi McDonald phát hiện ra rằng thói quen ăn uống lành mạnh đã trở thành một xu hướng toàn cầu, họ đã mở rộng thương hiệu đến mảng đồ ăn có lợi cho sức khỏe với chuỗi cửa hàng xanh cực kỳ phát triển.

Nếu không thể đi theo xu hướng bên ngoài thì bạn có thể áp dụng xu hướng hiện tại vào bên trong thương hiệu để giúp tăng sự hiệu quả trong công việc của mình. Những xu hướng nổi bật trong năm 2014: Ra mắt sản phẩm cải tiến, điện toán đám mây, sử dụng MXH hợp lý, cải thiện tương tác, bảo mật dữ liệu...

  • e. Tăng trưởng

Sự tăng trưởng trong phân khúc kinh doanh là một điểm để đánh giá năng lượng thương hiệu.
Ví dụ: Trong phân khúc điện thoại thông minh, chỉ trong 2 năm, Samsung đã tăng trưởng vượt bậc, vượt qua các đối thủ khác.

Đối với một số doanh nhân, họ rất tập trung đến việc làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng cách thì sẽ không đạt được sự tăng trưởng nhanh như mong muốn. Một cách tốt phục vụ cho việc tăng trưởng nhanh là xây dựng thương hiệu. Giữa xây dựng thương hiệu và tăng trưởng giống như con gà và quả trứng, hãy coi việc xây dựng thương hiệu như quả trứng giúp phát triển nên con gà.

 br-bu

2. Nguồn lực thương hiệu

Nguồn lực thương hiệu gồm 3 yếu tố chính:

- Bộ chỉ dẫn nhận diện thương hiệu phải phù hợp với thương hiệu để có thể phát triển lâu dài.

- Trách nhiệm thương hiệu: Cần phải phân công trách nhiệm quản lý thương hiệu thật hiệu quả bên trong doanh nghiệp.

- Lưu giữ những hỗ trợ truyền thông.

3. Bảo hộ thương hiệu.

Để duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh phải làm tốt công tác bảo hộ thương hiệu.

Việc đăng ký thương hiệu trong nước là điều bắt buộc và rất cần thiết. Với xu hướng hội nhập của thế giới, cần nghĩ xa hơn trong những năm tiếp theo bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu trong khu vực và quốc tế.

Một số thương hiệu như Vinamit, café Trung Nguyện, Vinataba... đã chậm trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình vì vậy họ đã phải tốn rất nhiều tiền để lấy lại quyền sở hữu những tên thương hiệu đó. Để giải quyết vấn đề, doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu trong nước và cân nhắc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu quốc tế.

Theo marketingchienluoc.com

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment