Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với các gía trị

Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo là những giá trị cốt lõi mà Nhà nước sẽ đồng hành cùng với các doanh nghiệp hướng tới, thông qua các chương trình hành động cụ thể, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm.

Chương trình "Thương hiệu quốc gia" là chương trình lớn của Chính phủ thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam như một địa điểm hấp dẫn trên thị trường quốc tế, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao của đất nước.



Chương trình Thương hiệu quốc gia được tiến hành theo Quyết định số 253/2003/QÐ-TTg ngày 25-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Chương trình do Bộ Công thương chủ trì thực hiện từ năm 2004, thông qua Cục Xúc tiến thương mại, với vai trò là Ban Thư ký chương trình, với sự phối hợp của các bộ, ngành hữu quan.

Mục tiêu chính của chương trình là xây dựng hình ảnh Việt Nam như một địa điểm hấp dẫn trên thị trường quốc tế, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và du lịch cũng như tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cụ thể, chương trình hướng tới quảng bá hình ảnh về Việt Nam với hàng hóa và dịch vụ đa dạng; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo là những giá trị cốt lõi mà Nhà nước sẽ đồng hành cùng với các doanh nghiệp hướng tới, thông qua các chương trình hành động cụ thể, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm.

>Cụ thể, chương trình tập trung vào hai nội dung chính:

Thứ nhất, tập trung vào hoạt động giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu. Ðối với nội dung này, Cục Xúc tiến thương mại - Ban Thư ký chương trình đã chủ trì và phối hợp với nhiều cơ quan của Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp và giới truyền thông thực hiện nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu thông qua các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn và phát hành các ấn phẩm thông tin tuyên truyền những kiến thức cơ bản về xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Thứ hai là, lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia chương trình. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ các mô hình thành công của các nước khác, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã chỉ đạo xây dựng một hệ thống tiêu chí khoa học và tiên tiến nhưng phù hợp thực tiễn Việt Nam để lựa chọn các thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình. Ngày 17-4-2008, lễ công bố 30 thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình đợt đầu đã tiến hành tại Hà Nội. Theo đó, các thương hiệu này đại diện cho những sản phẩm có uy tín với khách hàng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu cụ thể và bền vững, có nguồn lực để phát triển và cam kết hướng tới các giá trị của chương trình.

Ðiều kiện tham gia chương trình: Các thương hiệu sản phẩm phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản như, quản lý chất lượng là nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quy trình lựa chọn thương hiệu. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, tuy đã quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho chất lượng và thực hiện quản lý chất lượng toàn diện theo chuẩn quốc tế, nhưng cần hiểu rằng, không phải là có quy trình quản lý chất lượng là sản phẩm có chất lượng. Xây dựng thương hiệu sản phẩm chỉ thật sự thành công khi đạt mức chất lượng được khách hàng cảm thụ từ nhãn hiệu của sản phẩm.

Năng lực lãnh đạo được hiểu là những kỹ năng quản lý và định hướng giúp cho doanh nghiệp kiên trì mục tiêu và vượt qua thử thách trong quá trình xây dựng thương hiệu. Trong xây dựng thương hiệu, tiêu chí lãnh đạo còn là khả năng dẫn dắt thương hiệu trên thị trường, khả năng định hướng tiêu dùng hướng tới những lợi ích mới cho khách hàng mà các thương hiệu khác chưa làm được.

Năng lực sáng tạo là việc thực hiện giá trị đổi mới sáng tạo tại DN, thông qua quá trình cam kết giá trị đổi mới sáng tạo trong chính sách khuyến khích sáng tạo của DN đến đầu tư cho hoạt động sáng tạo và áp dụng các thành quả sáng tạo vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

Ðiểm khác biệt lớn nhất của Chương trình Thương hiệu quốc gia với các chương trình thương hiệu khác ở Việt Nam hiện nay không phải đơn thuần là một giải thưởng thương hiệu. Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đủ tiêu chuẩn gắn nhãn Thương hiệu quốc gia chỉ là sự bắt đầu để các DN trở thành đối tác của chương trình. Nhà nước sẽ không làm thay cho DN mà giữ vai trò "nhà bảo trợ" cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các DN tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua sự kế thừa các chương trình khác về thương hiệu đã và đang được tiến hành, giá trị cộng hưởng sẽ được phát huy hiệu quả.

DN thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia chương trình và được Bộ Công thương cấp quyền sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia trong thời gian hai năm, kể từ khi được chứng nhận đối với những sản phẩm của DN đạt được các tiêu chí do chương trình quy định. Tham gia chương trình, DN sẽ được hưởng một số quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tự thân DN đã cam kết sẽ liên tục tự hoàn thiện mình, quyết tâm xây dựng và triển khai các chương trình hành động trong DN theo những giá trị của chương trình.

Hai năm một lần, các thương hiệu sản phẩm của DN sẽ được chương trình đánh giá lại, những thương hiệu đáp ứng đủ tiêu chí mới được tiếp tục tham gia chương trình. Các đơn vị vi phạm các tiêu chí, quy định không được tiếp tục tham gia.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20-4 hằng năm là "Ngày Thương hiệu Việt Nam" nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Nhân Dân

Comments powered by CComment