Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 827
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 867
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 855

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10407
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 855
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 854
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 846
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3413
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3661

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
6 Tư duy lãnh đạo cần thay đổi

6 Tư duy lãnh đạo cần thay đổi

Có đến 80% nhà lãnh đạo đều có ít nhất một điểm mù trong tư duy lãnh đạo, 20% còn lại có khả năng...

  • Hits 1605

"Nữ tướng" NutiFood, người vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là ai?

Mới đây, Forbes Asia đã công bố danh sách những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu...

  • Hits 1348
Chủ tịch Vinamit: Cuộc đời doanh nhân như đồ thị hình sin

Chủ tịch Vinamit: Cuộc đời doanh nhân như đồ thị hình sin

“Cuộc đời doanh nhân không bao giờ là đường thẳng, chúng ta không được mơ mộng hão huyền về việc đó....

  • Hits 1457

Chuyên gia Đỗ Hòa: Cạnh tranh chiến lược từ mô hình kinh doanh

Chiến lược kinh doanh không chỉ là bán cái gì và bán cho ai, mà là khai thác tất cả những gì có thể nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Thị trường VN có một số mô hình kinh doanh mà có lẽ sách vở kinh doanh thế giới còn chưa cập nhật kịp.

Thị trường VN có một số mô hình kinh doanh mà có lẽ sách vở kinh doanh thế giới còn chưa cập nhật kịp.

Chẳng hạn:

1. Khai thác đòn bẩy tài chính.

Hình thức thì có thể là kinh doanh bán lẻ, nhưng thực chất lợi nhuận chủ yếu đến từ lãi suất cho vay tiền. Hình thức kinh doanh này đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng mạng lưới càng lớn càng tốt. Vì phải lớn thì mới đủ hấp dẫn để các nhà cung cấp chịu bán hàng cho mình với những điều kiện khó: mức chiết khấu cao, kèm các loại phí khác và hạn mức tín dụng cực cao (có thể đến 60 ngày).

Với hình thức này, phần thu từ hoạt động bán hàng chỉ đủ để trang trải chi phí bán hàng. Lợi nhuận của chuỗi đến từ việc khai thác vốn của các nhà cung cấp (gởi ngân hàng lấy lãi, cho vay, đầu tư cổ phiếu...).
Không khó để nhận diện những doanh nghiệp kinh doanh với mô hình này. Hãy nhìn báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng các dòng: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác ...

Khi gặp đối thủ kinh doanh với mô hình này, doanh nghiệp kinh doanh khai thác lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán sẽ gặp bất lợi.

2. Kinh doanh thứ này, thu lãi thứ kia.

Mô hình kinh doanh này kinh doanh một loại hình bất kỳ, ngành hàng bất kỳ, người kinh doanh không kỳ vọng có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này, mà chủ yếu được dùng để xử lý các chi phí, kết hợp tạo ra dòng tiền mặt để nuôi bộ máy. Lợi nhuận đến từ những hoạt động kinh doanh khác.

Mô hình kinh doanh này chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp lớn, có một số hoạt động kinh doanh phức tạp, hoặc có một phần hoạt động kinh doanh đang được niêm yết trên sàn.

Trên thị trường nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực hàng nhạy cảm, trong những năm gần đây đã chuyển hướng sang mô hình này.

Khi kinh doanh mà gặp đối thủ hoạt động với mô hình này thì doanh nghiệp kinh doanh mua bán thông thường sẽ gặp khó khăn, vì đối thủ này có thể bán dưới giá vốn để duy trì hoạt động.

3. Khai thác đòn bẩy thương hiệu.

Với mô hình kinh doanh này, người kinh doanh thường kinh doanh nhiều ngành khác nhau, nhưng chủ động chọn một ngành để xây dựng thương hiệu. Khách hàng, thị trường sẽ biết đến doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh này là chính.

Ngành hàng được chọn để xây dựng thương hiệu là ngành hàng có nhiều sự thuận lợi khi truyền thông, có thể tạo ra hiệu ứng tích cực, có lợi cho các hoạt động kinh doanh khác.

Nếu nghiên cứu kỹ thì không khó để nhận ra những doanh nghiệp đi theo mô hình này. Họ có thể là một chuỗi các doanh nghiệp hoạt động xuyên suốt chuỗi giá trị. Hoặc đơn giản chỉ là họ có kinh doanh nhiều mặt hàng dưới cùng một thương hiệu chung.

Khi gặp đối thủ cạnh tranh với mô hình này, các doanh nghiệp kinh doanh theo cách truyền thống sẽ gặp khó khăn trước lợi thế thương hiệu của đối thủ.

Chiến lược doanh nghiệp không chỉ là bán cái gì và bán cho ai, mà là khai thác tất cả những gì có thể, để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đỗ Hòa - Chiến lược ở Cấp độ Mô hình kinh doanh.

Nguồn: Tinhhoaquantri.com

Comments powered by CComment