Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 586
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 630
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 645

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10197
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 652
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 648
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 644
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3222
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3472

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Nghệ thuật của lười biếng – Chìa khoá cho sự phát triển

Nghệ thuật của lười biếng – Chìa khoá cho sự phát triển

Do quá lười biếng nên họ nghĩ nhiều về những quy trình, những công cụ tự động để lôi kéo người...

  • Hits 621

"Nữ tướng" NutiFood, người vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là ai?

Mới đây, Forbes Asia đã công bố danh sách những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu...

  • Hits 1334
TikTok đang phá nhiều kỷ lục, khiến các mạng xã hội khác dè chừng?

TikTok đang phá nhiều kỷ lục, khiến các mạng xã hội khác dè chừng?

Chỉ 4 năm sau khi bước ra thị trường quốc tế, TikTok đã nhanh chóng đạt con số 1 tỷ người dùng vào năm...

  • Hits 658

Gartner: 5 hướng đi cho doanh nghiệp sau đại dịch

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những hướng đi khác nhau dưới tác động không đồng đều của đại dịch COVID-19. Với 5 hướng đi dưới đây, doanh nghiệp có thể áp dụng ngay hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ trải qua trong đại dịch.

Bài viết được trích từ tài liệu Tái khởi động chiến lược phục hồi kinh doanh do SlimCRM.vn biên soạn.

 

Hướng đi 1: Trở lại (Return) – Xã hội quay lại như thời điểm trước đại dịch

- Mặc định doanh nghiệp sẽ quay trở lại mức hoạt động bình thường. Tác động của đợt giãn cách xã hội có thể rất nặng nề nhưng chỉ là tạm thời.

- Thách thức lớn tại giai đoạn này là doanh nghiệp cần lên kế hoạch quay trở lại hoạt động thường nhật một cách từ từ và hoạt động lại ngay sau khi kết thúc lockdown. Khi nhu cầu bị dồn nén có thể khiến doanh nghiệp cần hoạt động năng suất hơn so với thời kỳ trước lockdown. Trường hợp khác, việc quay trở lại các hoạt động thường nhật sẽ dần dần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Các doanh nghiệp có thể muốn quay trở lại trạng thái “bình thường” trước đại dịch, nhưng thực tế có những điều đã thay đổi mãi mãi trong ngành hay chính khách hàng. Ví dụ, khách hàng đang sử dụng dịch vụ tư vấn từ xa nhiều hơn, trở thành một phần không thể thiếu của nhiều ngành.

Hướng đi 2: Suy giảm (Reduce) – Tình hình kinh doanh xuống mức thấp hơn trước đại dịch

Doanh nghiệp sẽ đi theo hướng này nếu:

- Nhu cầu thị trường không trở lại mức trước đại dịch.

- Nguồn cung không có khả năng đáp ứng nhu cầu.

- Một doanh nghiệp cố tình giảm hoạt động trong một lĩnh vực để phát triển lĩnh vực khác như đóng kênh bán hàng truyền thống chỉ để lại các kênh online.

Ví dụ:

- Ngành du lịch có thể bị giảm đi lượng tiêu thụ (như các tuyến tàu du lịch). Nhiều khách hàng cũng thay đổi cách di chuyển: ưa thích du lịch bằng ô tô hơn các phương thức khác, thích các du lịch nội địa hơn ra nước ngoài...

- Các kênh offline có thể giảm vĩnh viễn về số lượng, điều này có lợi cho các kênh trực tuyến. Các nhà bán lẻ mặt hàng xa xỉ sẽ tập trung vào thu hút khách hàng trên kênh online. Hoặc các lớp thể dục và hoạt động giải trí đã thử nghiệm mô hình học online và thêm vào các chương trình học cố định với chi phí ngang bằng các lớp học offline.

Ngành du lịch bị giảm đi lượng tiêu thụ trong đại dịch
Ảnh: Chí Hùng

Hướng đi 3: Rút lui (Retire) – Không thể duy trì việc kinh doanh sau đại dịch

Hướng đi Rút lui thường xảy ra khi tồn tại một hoặc cả hai tình huống sau:

- Các mô hình kinh doanh hoạt động đã gặp khó khăn trước COVID-19.

- Doanh nghiệp cố ý ngừng hoạt động một bộ phận để chuyển sang hoạt động kinh doanh mới.

Các nhà lãnh đạo không nên nghĩ về hướng Rút lui là hoàn toàn tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nó có chủ đích để tái tạo hoặc bán bớt các bộ phận của doanh nghiệp.

Ví dụ:

- Lượng tiêu thụ của các cửa hàng bán lẻ đến từ kênh trực tuyến nhiều hơn.

- Nhiều dịch vụ công chính phủ sẽ được chuyển đổi số.

- Doanh nghiệp có thể bán bớt các bộ phận không quan trọng.

Hướng đi 4: Tái tạo (Reinvent) – Định vị tốt hơn sau đại dịch

Một số doanh nghiệp sẽ đi theo hướng này để mạnh mẽ hơn so với trước đại dịch. Các đổi mới thường đến từ việc doanh nghiệp nhận thấy rằng mô hình kinh doanh hiện tại đang chịu áp lực từ COVID-19 và cần thay đổi.

Hành động tích cực này thường gắn liền với việc trở thành một doanh nghiệp chuyển đổi số. Nhiều bên đã đầu tư mạnh về chuyển đổi số để phản ứng nhanh với đại dịch. Bao gồm thêm các kênh bán hàng mới, tự động hoá các hoạt động hoặc làm việc từ xa. Họ cũng làm những điều này để tìm thêm các nguồn thu mới.

Chuyển đổi số không phải là động lực duy nhất của việc này. Việc sáp nhập, mua lại và hợp nhất ngành cũng sẽ tạo ra các doanh nghiệp được đổi mới.

Ví dụ:

- Trong các doanh nghiệp y tế, các bác sĩ có thể bổ sung thêm dịch vụ y tế từ xa.

- Các nhà hàng đã tạo dịch vụ giao đồ ăn để thay thế dịch vụ ăn uống tại chỗ. Họ có thể vĩnh viễn chuyển sang mô hình “chỉ giao hàng”.

- Doanh nghiệp thay đổi mô hình hoạt động, sử dụng phần lớn nhân viên làm việc từ xa.

- Doanh nghiệp chuyển sang một ngành liên quan bằng cách mua lại một công ty đối tác.

Hướng đi 5: Tái quy mô (Rescale) – Tiếp tục đẩy mạnh tốc độ phát triển

Hướng đi này dành cho các doanh nghiệp được hưởng lợi đáng kể từ tình trạng lockdown. Các doanh nghiệp này có thể đang phát triển, nhưng COVID-19 đòi hỏi họ phải đối phó với tốc độ tăng trưởng đáng kể, thường theo cấp số nhân.

Mấu chốt là phải điều chỉnh lại tỷ lệ mô hình kinh doanh và hoạt động để xử lý lượng tiêu thụ tăng mạnh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đối phó với những tác động ngắn hạn, biến nó thành hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững. Những thay đổi cần thiết bao gồm:

- Thêm các kiến trúc hoặc cơ sở hạ tầng mới (thường dựa trên XaaS) để xử lý tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân.

- Thay đổi về nhân sự, cơ cấu lãnh đạo. Hành động này để xử lý sự gia tăng mức độ lớn về quy mô tổ chức và cơ sở khách hàng.

- Tăng cường hoạt động quản trị và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường các hoạt động tiếp thị liên tục và các chiến lược định giá, khuyến mãi đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ví dụ:

- Các ngành đi theo hướng này gồm kinh doanh trực tuyến nói chung và thương mại điện tử nói riêng, bán lẻ, giáo dục trực tuyến và doanh nghiệp số.

- Các nhà cung cấp giải pháp làm việc từ xa như Zoom và Webex.

- Các danh mục sản phẩm khách hàng tiêu thụ trở lại trong đại dịch (trò chơi ghép hình) hoặc tăng mức tiêu thụ (trò chơi điện tử).

* Nguồn tham khảo: Gartner

Comments powered by CComment