Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 835
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 875
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 864

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10418
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 865
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 862
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 857
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3418
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3666

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Sếp di động Huawei: Người gánh trách nhiệm “khó nhằn” nhất giới công nghệ

Sếp di động Huawei: Người gánh trách nhiệm “khó nhằn” nhất giới công nghệ

Richard Yu là Giám đốc bộ phận di động của Huawei. Ông có nhiệm vụ phải “đạp đổ” cả thương hiệu...

  • Hits 1526
Tỷ phú Nhật đã xây dựng Uniqlo thành đế chế tỷ đô như thế nào?

Tỷ phú Nhật đã xây dựng Uniqlo thành đế chế tỷ đô như thế nào?

Giống như nhiều doanh nhân nổi tiếng khác, con đường đến với vinh quang của Tadashi Yanai không...

  • Hits 1928
Bài học 'ăn bớt' kinh điển từ tỷ phú dầu mỏ Rockefeller: Bắt nhân viên giảm 1 giọt chất lỏng, tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD

Bài học 'ăn bớt' kinh điển từ tỷ phú dầu mỏ Rockefeller: Bắt nhân viên giảm 1 giọt chất lỏng, tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD

Không phải ngẫu nhiên Rockefeller trở thành tỷ phú giàu bậc nhất lịch sử nhân loại. Sự chú ý đến...

  • Hits 1668

Doanh nghiệp ngoại “mê mẩn” thị trường dược phẩm Việt Nam

Liên tiếp những thương vụ mua cổ phần của doanh nghiệp dược ngoại vào các công ty dược Việt Nam. Thị trường dược Việt vẫn được đánh giá tiềm năng?

Mới đây nhất, khi STADA Service Holding B.V, công ty con của hãng dược STADA Arzneimittel AG (Đức) và những người liên quan đã sở hữu xấp xỉ 80% vốn tại Công ty cổ phần Pymepharco. STADA Service Holding B.V cũng mong muốn nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% mà không cần chào mua công khai. Về phía Pymepharco cũng đã chuẩn bị cho việc thâu tóm toàn bộ, khi từ cuối năm 2018 đã nới room khối ngoại từ 49% lên tối đa. Thương vụ này khiến cho nhiều người nhìn lại thị trường dược phẩm.

Liên tiếp các thương vụ

Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp ngoại từ Châu Âu, Châu Á liên tục tìm cách mua và chi phối doanh nghiệp dược của Việt Nam. Pymepharco, Domesco, Dược Hậu Giang, Dược Hà Tây... đều là những cái tên thương hiệu được săn đón trong suốt thời gian qua.

Năm 2016, Taisho Pharmaceutical, hãng dược có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản đã trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang với sở hữu 24,5%. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép nới room ngoại lên 100% đã mở ra cơ hội để đối tác nước ngoài không ngừng tăng tỷ lệ sở hữu. Đến năm ngoái, Taisho chính thức chi phối công ty dược phẩm lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trên 51% vốn.

Sau đó 1 năm, tập đoàn dược phẩm CFR International SPA chuyển nhượng toàn bộ 51,69% vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco sau 6 năm nắm giữ cho Abbott Laboratories (Chile) Holdco SPA. Giá trị chuyển nhượng khi đó ước tính khoảng 2.300 tỷ đồng. Thực chất giao dịch này là giữa các công ty thành viên bởi từ năm 2014, Abbott đã nắm quyền sở hữu CFR International SPA thông qua một thương vụ mua bán sáp nhập.

L7

Công ty cổ phần Pymepharco (PME) cho phép nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% mà không cần chào mua công khai
Ảnh: Pymepharco

Đến giữa tháng 9 vừa qua, Công ty cổ phần Dược Hà Tây cũng thông qua phương án phát hành thêm 5,28 triệu cổ phiếu, tương ứng 20% vốn cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd. Theo kế hoạch ban đầu, đối tác sẽ trả 70.000 đồng cho mỗi cổ phiếu, tương ứng số tiền đầu tư khoảng 370 tỷ đồng và sau đó mua thêm 4,9% vốn từ cổ đông hiện hữu.

Stada Service Holding B.V và những người liên quan cách đây một tháng được đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Pymepharco (PME) cho phép nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% mà không cần chào mua công khai. Ngay tuần trước, cổ đông này mua 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 380 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu lên xấp xỉ 76%. Măc dù sau thương vụ không thấy thay đổi nhiều nhưng thực tế, đối tác ngoại đang tham gia sâu hơn trong làn sóng thâu tóm này.

Theo nhiều Chuyên gia chia sẻ, phương án các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào doanh nghiệp nội địa giúp họ nâng cao tiêu chuẩn sản xuất là cách khôn ngoan để các hãng dược ngoại mở rộng thị phần tại Việt Nam, thay vì xây dựng nhà máy và tiếp cận khách hàng từ bước đầu.

Doanh nghiệp nội cũng ‘mê’ đối tác ngoại

Mô hình hợp tác chiến lược hầu hết đều được các doanh nghiệp ngoại lựa chọn để nhanh chóng tiếp cận thị trường. Domesco cũng như vậy, CFR International SPA nắm 44,69% vốn lúc mới tham gia và là đối tác chiến lược đầu tiên.

L8

Taisho chính thức chi phối Công ty Cổ phần dược Hậu Giang với trên 51% vốn
Ảnh: duochaugiang

Hãng dược số một Chile nhiều năm liền giúp Domesco nghiên cứu sản phẩm, chuyển giao công nghệ sản xuất, tư vấn kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng. Đến khi doanh nghiệp được nới room ngoại, CFR International SPA mới mua thêm để nắm quyền chi phối và bàn giao cho công ty mẹ trước khi tự giải thể.

Domesco trước lúc bắt tay với CFR International SPA đã có 3,59% thị phần dược phẩm sản xuất trong nước và doanh thu, lợi nhuận, sản lượng đều tăng trưởng hai chữ số. Tương tự, Dược Hậu Giang trước khi hợp tác với Taisho cũng ghi nhận doanh thu xấp xỉ 3.800 tỷ đồng một năm và thị phần xếp thứ 4, chỉ sau ba công ty dược phẩm đa quốc gia là Sanofi, GSK, AstraZeneca. Khi đó, Taisho cũng quyết tâm tấn công những thị trường có mức chi tiêu cho dược phẩm thấp để bù đắp các mảng kinh doanh chủ lực đang có dấu hiệu bão hoà.

Ngành dược sẽ tăng trưởng tiếp tục ở mức hai con số trong giai đoạn 2020-2025 và đạt mức 7,7 tỷ USD vào năm sau, theo số liệu của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Nhu cầu và mức độ chi trả cho việc chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng ngày càng lớn, trong khi mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn thuốc do nguồn cung sản xuất không đáp ứng đủ. Năm ngoái con số này khoảng 3 tỷ USD và dự kiến năm nay tăng lên 4,35 tỷ USD.

L9

Theo bà Lý Thị Hiền, Trưởng phòng Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam, chia sẻ dược phẩm là một lĩnh vực đặc thù, mất rất nhiều thời gian để xây dựng tên tuổi và chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp dược phẩm nội địa chỉ sản xuất thuốc ở dạng generic vì trình độ bào chế còn hạn chế và không giàu tiềm lực để đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới.

Cũng theo bà Hiền, “tận dụng lợi thế sẵn có của doanh nghiệp để kết hợp với thành tựu khoa học, công thức thuốc độc quyền của các công ty lớn trên thế giới là xu hướng tất yếu của ngành dược Việt Nam”.

Sơn Mai
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Comments powered by CComment