Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 885
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 929
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 904

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10461
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 907
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 902
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 899
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3447
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3693

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
7 mẹo để đưa thương hiệu cá nhân của bạn lên vị thế người nổi tiếng

7 mẹo để đưa thương hiệu cá nhân của bạn lên vị thế người nổi tiếng

Nếu bạn nhìn vào các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm Chalene Johnson, Michael...

  • Hits 586
Ông Greg Joswiak trở thành Phó Chủ tịch Marketing mới của Apple

Ông Greg Joswiak trở thành Phó Chủ tịch Marketing mới của Apple

Ngày 5/8, Apple thông báo bổ nhiệm ông Greg Joswiak vào vị trí Phó Chủ tịch Phụ trách mảng...

  • Hits 1193
Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Câu chuyện về văn hoá doanh nghiệp tại Starbucks từ lâu đã trở thành giai thoại nổi tiếng, được...

  • Hits 1123

Tầm nhìn ngắn, KD kiểu chộp giật, khó có chính sách nào cứu được DN Việt khỏi “cơn bão Thái Lan”

Trong khi doanh nghiệp Việt hạn chế về chiến lược kinh doanh, tầm nhìn ngắn, kinh doanh kiểu ‘chộp giật’, thì doanh nghiệp Thái Lan đã tiếp cận, gia tăng sở hữu các cơ sở bán lẻ Việt Nam. Nếu các nhà đầu tư Thái ưu tiên phân phối các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan thì các chính sách khó có thể can thiệp được.

Trong khi chúng ta mải miết quan tâm tới TPP, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU, thì một FTA tiêu chuẩn thấp, đã có hiệu lực lại bị chúng ta “bỏ ngỏ”. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức có hiệu lực từ 31/12/2015, trong khi những hiệp định thế hệ mới tiêu chuẩn cao, “khó chơi”, được chúng ta đặt nhiều mong mỏi ít nhất phải đến 2018 mới có hiệu lực.

Trong cuộc chơi được bỏ ngỏ đó, cạnh tranh từ hàng hóa và doanh nghiệp ASEAN tại thị trường Việt Nam đã hiện hữu.

Doanh nghiệp Việt Nam, theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cực hạn chế về năng lực cạnh tranh, thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu; kỹ năng lao động hạn chế, đặc biệt là ở đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp Việt còn hạn chế về chiến lược kinh doanh, có tầm nhìn ngắn, kinh doanh kiểu “chộp giật”.

competitive

Riêng với khối ASEAN, doanh nghiệp Việt Nam còn có 3 điểm hạn chế cực lớn trong năng lực cạnh tranh.

Một là, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm đến nâng cao khả năng cạnh tranh ở khía cạnh giá và chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, việc tham gia chuỗi giá trị và cung ứng ở khu vực đòi hỏi phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở ít nhất 3 khía cạnh, bao gồm: Sản xuất ở quy mô lớn; Giao hàng đúng thời điểm; và Tiếp cận được kênh phân phối phù hợp.

Đáp ứng đơn hàng có quy mô lớn là không dễ, khi các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, trong khi tín dụng chưa thực sự ưu tiên cho các ngành sản xuất.

Trong khi đó, việc ít lưu tâm đến giao hàng đúng thời điểm sẽ dẫn tới việc khách hàng phải tăng chi phí lưu kho (khi giao hàng quá sớm) hoặc chịu các thiệt hại với đối tác khác (khi giao hàng quá muộn). Cuối cùng, việc các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến củng cố kênh phân phối, đặc biệt là các mô hình hiện đại, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm cũng như hoạt động của khu vực bán lẻ trong nước.

Lo ngại càng gia tăng khi một số nhà đầu tư Thái Lan đã tiếp cận, gia tăng sở hữu các cơ sở bán lẻ Việt Nam, bởi nếu các nhà đầu tư này ưu tiên phân phối các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan thì các chính sách khó có thể can thiệp được.

Hai là, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động thương mại và/hoặc sử dụng đầu vào từ nhập khẩu, còn nhận thức chưa đầy đủ về tận dụng ưu đãi trong khuôn khổ ASEAN.

Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ lưu tâm đến ưu đãi thuế nhập khẩu nếu mức ưu đãi là đủ lớn.Trong khi đó, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến việc đòi hỏi chứng nhận xuất xứ cho hàng nhập khẩu (kể cả khi thuế nhập khẩu ưu đãi trong ASEAN không khác so với thuế nhập khẩu tối huệ quốc).

Ba là, Việt Nam chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản gắn với thị trường ASEAN. Chẳng hạn, doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc không đủ điều kiện để tìm hiểu mạng lưới các doanh nghiệp cung ứng đầu vào ở các nước ASEAN, để có thêm hàm lượng giá trị khu vực và đáp ứng yêu cầu xuất xứ gộp khi xuất khẩu vào một nước ASEAN khác.

Ngay cả trên phương diện cạnh tranh về giá cả và chất lượng, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh so với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong số thị trường các nước thuộc ASEAN, Việt Nam có thặng dư thương mại không đáng kể với các nước Campuchia, Philippines, Indonesia và Myanmar, trong khi đó thâm hụt thương mại rất lớn với Thái Lan.

Kết thúc năm 2015, nhập siêu từ Thái Lan lên tới 5,1 tỷ USD, tăng 1,7 lần so với mức nhập siêu vào năm 2012.

Đáng lưu ý, hàng hóa Thái Lan, đặc biệt là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, đồ trang trí nội thất và rau củ quả có mặt hầu hết ở các hệ thống phân phối của Việt Nam, cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp Việt Nam.

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Comments powered by CComment