Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 533
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 577
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 596

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10148
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 606
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 599
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 597
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3173
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3423

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Câu chuyện về văn hoá doanh nghiệp tại Starbucks từ lâu đã trở thành giai thoại nổi tiếng, được...

  • Hits 1086
Vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn rời công ty kinh doanh hàng hiệu, dịch vụ sân bay

Vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn rời công ty kinh doanh hàng hiệu, dịch vụ sân bay

Sau nhiều năm liền lãi hàng trăm tỷ đồng, dịch bệnh Covid-19 khiến Sasco chỉ đặt kế hoạch lãi 23...

  • Hits 1149
Hiểu về Gen Z- Thế hệ tiêu dùng tương lai của Thời trang

Hiểu về Gen Z- Thế hệ tiêu dùng tương lai của Thời trang

Nếu Gen X (1960-1979) mua sắm theo nhu cầu, Gen Y (1980-1994) chú trọng vào trải nghiệm thì Gen Z...

  • Hits 582

3 cách đơn giản cải thiện lợi nhuận DN

Bạn không cần một tấm bằng MBA để trở thành một doanh nghiệp lớn. Tất cả những gì bạn cần là chọn lọc công việc mình làm, khách hàng bạn phục vụ, và nhận được tiền càng nhanh càng tốt.

"Tôi muốn trở thành một công ty lớn" - đó là những gì những người khởi nghiệp thường nhắc đến khi nói về mục tiêu tương lai của công ty họ. Tất nhiên, khái niệm "lớn" cũng còn tùy mức độ. Hầu hết những người khởi nghiệp lần đầu tiên đều "run tay" khi điều hành một công ty có doanh thu 100.000$, trong khi những người khác lại định nghĩa thành công là phải tạo ra hàng triệu đôla.

Nhưng, tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghe thấy ai nói điều này, "Mục tiêu của công ty chúng tôi là kiếm được thật nhiều lợi nhuận." Rốt cuộc thì kiếm được 1 triệu đôla sau khi đã trả hết các chi phí quan trọng hơn nhiều so với việc tạo ra 1 triệu đôla doanh số bán hàng.

Hơn nữa, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một công ty có dòng tiền mặt dương và khả năng tạo ra lợi nhuận tốt trong các phiên tòa giải quyết vấn đề phá sản, nhưng bạn sẽ dễ dàng kiếm được những công ty có doanh số bán hàng tới hàng triệu đôla nhưng vẫn kết liễu số phận của mình trước phiên tòa phá sản. Vậy đơn giản mà nói, "lớn" không có nghĩa là công ty có thể trả được hết các khoản nợ.

Vậy để cải thiện dòng tiền mặt và đảm bảo nâng cao lợi nhuận cho công ty bạn, hãy tham khảo 3 biện pháp đơn giản dưới đây.

tăng lợi nhuận

1. Loại bỏ sản phẩm và dịch vụ không tạo ra doanh thu

Ngày nay, việc tìm ra một công ty vẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm hay dịch vụ chẳng tạo ra xu nào không phải là quá khó.

Ví dụ, vài năm trước tôi được thuê cố vấn cho một công ty sản xuất đàn ghita trên bờ vực phá sản. Mặc dù công ty này sản xuất ra những cây đàn rất đẹp với chất lượng âm thanh tốt, nhưng một lượng lớn các mẫu đàn không tạo ra doanh thu.

Câu hỏi của tôi dành cho đội ngũ quản lý là, "Tuyên bố nào khó thực hiện hơn: Nói cho nhân viên biết rằng công ty sẽ không tiếp tục sản xuất những chiếc ghita vô lợi nhuận hay bảo với mọi người rằng công ty sẽ đóng cửa?" Dĩ nhiên không ai muốn công ty phải đóng cửa, và nếu muốn như vậy thì cần phải tiến hành ngay những thay đổi.

2. Nhắm đến các khách hàng mới

Tất cả chúng ta đều biết câu nói, "Thời gian là tiền bạc." Thời gian phục vụ khách hàng sẽ đem lại tiền. Thời gian giám sát và thu hút khách hàng sẽ tốn kém tiền bạc. Rõ ràng, những ngành kinh doanh muốn thu được khoản lời lớn sẽ phải dành ít thời gian hơn cho các hoạt động không đem lại tiền.

Một lần, tôi ngồi cạnh một tư vấn viên về lĩnh vực phần mềm trên một chuyến bay tới Atlanta. Ông này than phiền rằng mình đã dành hết thời gian bay tới chỗ các khách hàng ở Châu Âu và khắp nơi ở Mỹ. Vì thế, ông ấy cảm thấy rằng mình không có sự lựa chọn nào khác là phải quăng một cái lưới to và ngẫu nhiên nhằm "tóm" được những khách hàng mới. Nhưng tôi tin rằng có một cách đỡ tiêu tốn năng lượng hơn cót thể giúp ông ta tìm được khách hàng và đem lại doanh thu. Tôi đã đưa ra lời khuyên rằng ông ta có thể cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tập trung vào khách hàng mới trong những cộng đồng nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là hãy tiến hành các hoạt động marketing tới những khách hàng ở khu vực địa lý hẹp hơn. Tôi cũng đã gợi ý rằng những người khởi nghiệp sẽ sử dụng thời gian tốt nhất khi họ tập trung vào các khách hàng trong 1 hoặc 2 ngành công nghiệp cụ thể. Lợi ích của marketing định hướng ngành công ngiệp là nhằm đạt được danh tiếng chuyên gia trong ngành công nghiệp đó. Đổi lại, điều này đem lại tỷ lệ phí dịch vụ cao hơn, những lời giới thiệu lẫn nhau trong ngành, từ đó sẽ làm giảm chi phí bán hàng và tăng doanh thu.

3. Giải quyết những khách hàng "dai như đỉa"

Có 2 loại khách hàng bạn không muốn phục vụ: loại trả tiền chậm và loại không trả tiền. Tất nhiên, cũng không có ai khờ khạo đến mức nghĩ rằng tất cả các khách hàng sẽ đều trả hóa đơn đúng hẹn. Bạn càng phải đợi lâu để khách trả tiền, bạn càng bị tiếu tốn nhiều thời gian và tiền bạc chờ đợi. Tôi sẽ khuyên bạn, hãy dừng lại! Các kế toán có thể phản đối ý kiến của tôi về các nguyên tắc ghi nhận tiền, doanh thu, nhưng trong con mắt tôi mọi thứ chỉ có ý nghĩa khi bạn nhận được tiền thật.

Cách tốt nhất cho các doanh nghiệp dịch vụ là yêu cầu khách đặt trước một khoản tiền trước khi mua hàng hoặc bắt đầu bất kì công việc nào. Người bán sản phẩm cũng sẽ giảm được rủi ro khi không được thanh toán bằng cách không chấp nhận những đơn đặt hàng lớn ngay lần đầu từ những khách hàng không thân quen và không rõ lai lịch. Một mánh của các công ty lớn nổi tiếng (nhưng đang gặp rắc rối) là đặt mua hàng thật nhiều từ các công ty nhỏ “háo hức” - những công ty có thể làm bất cứ điều gì để bán được hàng.

Và lời khuyên tốt nhất của tôi mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của một công ty chuyên đòi nợ rất tốn kém là: nếu bạn có thể, hãy đến tận nơi kinh doanh - sản xuất của khách hàng. Những khách hàng xảo quyệt có thể dễ dàng lờ đi bức thư đòi nợ, nhưng sẽ khó mà lờ đi khuôn mặt thân thiện nhưng cương quyết của một con người.

LỜI KẾT

Tóm lại, cách tốt nhất để cải thiện lợi nhuận là dừng lại việc sản xuất những hàng hóa không đem lại doanh thu và những hoạt động tiêu tốn thời gian. Bạn không cần một tấm bằng MBA để trở thành một doanh nghiệp lớn. Tất cả những gì bạn cần là chọn lọc công việc mình làm, khách hàng bạn phục vụ, và nhận được tiền càng nhanh càng tốt. Hãy tin tôi, bạn có thể làm được việc đó.

Theo saga.vn

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment