Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 532
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 576
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 595

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10147
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 605
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 598
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 596
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3172
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3422

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Vua bánh mì Kao Siêu Lực: Từ phu kéo xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh

Vua bánh mì Kao Siêu Lực: Từ phu kéo xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh

Câu chuyện về vị danh nhân này qua những thăng trầm trong quá trình lập nghiệp thật khiến nhiều...

  • Hits 2358
Người sáng lập chuỗi bán lẻ Miniso thành tỷ phú USD

Người sáng lập chuỗi bán lẻ Miniso thành tỷ phú USD

Thương vụ IPO thành công trên sàn chứng khoán New York ngày 15/10 đã giúp Chủ tịch chuỗi bán lẻ đồ gia...

  • Hits 1878
Bà Lê Diệp Kiều Trang rời Go-Viet

Bà Lê Diệp Kiều Trang rời Go-Viet

Sau 5 tháng là tổng giám đốc, bà Lê Diệp Kiều Trang sẽ từ chức, chia tay Go-Viet và để lại ghế...

  • Hits 1407

Apple: nghĩ khác, làm khác và marketing khác

Khi Apple được thành lập vào tháng 1/1976, nhà đầu tư kiêm cố vấn của công ty, Mike Markkula, đã đưa ra triết lý marketing 3 điểm. Sau ba mươi tám năm, triết lý này vẫn là yếu tố cốt lõi để Apple tạo ra và khai thác lợi nhuận từ những khách hàng trung thành một cách hiệu quả.

Triết lý này bao gồm:
- Đồng cảm: Chúng ta thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng rõ hơn bất cứ công ty nào khác.
- Tập trung: Để hoàn thành tốt mọi việc mà chúng ta đã quyết định làm, chúng ta phải loại bỏ tất cả những cơ hội không quan trọng.
- Sự quy kết: Mọi người thực sự đánh giá sự việc qua vẻ bề ngoài. Chúng ta có thể có sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất, phần mềm hữu dụng nhất... nếu chúng ta trình bày các sản phẩm này một cách cẩu thả, khách hàng sẽ nhận được sư cẩu thả; nếu chúng ta trình bày sản phẩm một cách sáng tạo, chuyên nghiệp, khách hàng sẽ cho là chúng ta đem đến chất lượng thỏa mãn mong muốn của họ.
Apple đã dựa trên những nguyên tắc cơ bản này và phát triển chúng để trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới và là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên toàn cầu.
Vậy bí quyết của Apple nằm ở đâu?
1. Phớt lờ những lời chỉ trích
Là một doanh nhân bạn phải nghe rất nhiều người bảo bạn làm cái này làm cái kia, nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian vào những lời chỉ trích, bạn sẽ chỉ mất thời gian mà thôi.
Apple đã quyết định bỏ ngoài tai những lời chỉ trích và chỉ làm những gì mình muốn, dù chi phí có cao đến mức nào. Khi Steve Jobs ra mắt chiếc iPad đầu tiên, các nhà phê bình xếp thành hàng dài và buông ra những lời chỉ trích nặng nề nhất mà họ có thể nghĩ được. Họ tin rằng iPad sẽ thất bại thế nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Mỗi lần Apple quyết định thay đổi là mỗi lần họ bị cười chê. Mặc dù vậy, họ luôn thắng thế.

“Những ý tưởng lớn thường nhận được những lời phản bác thô bạo từ những bộ óc tầm thường”.
- Albert Einstein -

apple

Slogan của Apple: "Think different" (Nghĩ khác)

2. Biến thứ đơn giản thành thứ đẹp mắt
Đã từng có thời các fan PC mua riêng lẻ từng bộ phận của một chiếc máy tính và chế thành một hệ thống riêng. Vào lúc đó, các nhà sản xuất PC cũng xây dựng những phần cứng chuẩn cho các ứng dụng chuẩn.
Nhưng Apple không nằm trong số này. “Táo khuyết” không chỉ đi tiên phong trong việc xây dựng những chuẩn hệ điều hành và hệ thống máy tính riêng mà đồng thời còn xây dựng lại những chuẩn thiết kế. Kết quả là, họ tạo ra chiếc iMac sang trọng, chiếc MacBook Air mỏng manh quyến rũ và hàng loạt những sản phẩm iPhone đã trở thành đẳng cấp thương hiệu.

Khi các công ty khác tập trung vào từng phần của thiết bị, Apple tập trung vào toàn bộ sản phẩm.

3. “Tiền nào của nấy”
Trong thời đại mà cuộc chạy đua giá cả ngày càng khốc liệt, các công ty xoay sở chật vật để cạnh tranh vị trí “giá thấp nhất” nhưng không biết làm thế nào để nâng mức giá lên ở mức thị trường có thể chấp nhận được.
Một lần nữa, Apple lại lờ đi những tiêu chuẩn về giá cả và thậm chí còn nâng giá sản phẩm của họ lên gấp đôi so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy làm thế nào để Apple vẫn bán được hàng?
Bí quyết nằm ở 2 điểm sau:
Thứ nhất là sản phẩm có thiết kế đẹp và người sử dụng thật sự yêu thích chúng.
Thứ hai là mức giá đó phù hợp với những lợi ích người tiêu dùng có thể nhận được khi mua sản phẩm.

apple

Apple Macbook Air

Điều thứ nhất quá dễ hiểu còn điều thứ 2 thì sao? Trong thời điểm các sản phẩm này ra đời, không có chiếc máy tính nào có thể sánh với màn hình 27 inch của iMac, không có một phần mềm nào sánh được với iTunes, không có chiếc laptop nào thời đấy mỏng như MacBook Air, không có phần mềm nào trực quan hơn và không có sản phẩm nào giá trị hơn các sản phẩm của Apple. Vào những năm trước 2010, các sản phẩm iPhone là niềm ao ước của mọi fan công nghệ. Lúc đó, Apple được so sánh như Rolls Royce của làng công nghệ và thiết kế.
Vì tất cả những lý do đó, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền cho một sản phẩm chất lượng.
4. Giao tiếp bằng ngôn ngữ của người tiêu dùng
Không phải ai cũng hiểu về các khái niệm như megabyte, gigahertz và vi xử lý. Thậm chí có nhiều khách hàng thực sự chẳng quan tâm đến những thuật ngữ kỹ thuật đó.
Hãy nhìn vào trang quảng cáo sản phẩm của Apple, bạn sẽ thấy rằng họ thực sự có nhắc đến những chi tiết và thông số kỹ thuật của sản phẩm nhưng nó được giấu gọn gàng đằng sau những lợi ích mà người tiêu dùng thực sự quan tâm.
Thay vì nó về độ phân giải màn hình, bạn sẽ thấy các cụm từ như “thiết kế kính sát cạnh viền màn hình”, “màn hình retina”, hay “đèn LED backlighting”.
Những thông số kỹ thuật vẫn được trưng bày cho những ai quan tâm nhưng nó được trình bày theo một cách giúp bạn hiểu được megapixel là gì chứ không phải khiến bạn bối rối vì không thực sự hiểu.
Hãy trình bày sản phẩm theo cái cách mà ai cũng có thể hiểu được và tập trung vào những gì người dùng thật sự quan tâm.
5. Mở rộng trải nghiệm
Bạn đã nghe đến từ “đập hộp” hay “mở hộp” chưa? Tôi tin rằng mình không phải là người duy nhất giữ lại phần hộp của các sản phẩm Apple mà còn có rất nhiều người đã và đang quay phim lại quá trình mở hộp một sản phẩm Apple mới mua.
Nếu tìm kiếm trên YouTube, bạn sẽ thấy hàng trăm video “mở hộp” các sản phẩm của Apple từ rất nhiều người dùng trên toàn thế giới. Apple đã biến nó thành một trào lưu, một thứ văn hóa “mở hộp”. Không ai bảo những người đó quay phim lại mà họ làm thế bởi quy trình mở hộp rất hấp dẫn và họ không thể không làm như vậy.

Để làm nên điều này, Apple đã đảm bảo rằng trải nghiệm mua sản phẩm không chỉ dừng lại ở quầy thu ngân. Các nhân viên của Apple đã quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng khía cạnh “trải nghiệm người dùng” từ lúc tìm kiếm sản phẩm cho đến lúc mở hộp và cài đặt.
Bằng cách tối giản hóa việc cài đặt, Apple khiến việc mua một sản phẩm mới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và dành nhiều thời gian cho công đoạn thiết kế bao bì cũng như sản phẩm.
Họ đảm bảo rằng chiếc hộp đựng sản phẩm cũng đẳng cấp như chính sản phẩm bên trong nó. Kết quả là họ tạo ra một trải nghiệm khó quên cho người sử dụng.
6. Xây dựng một cộng đồng iFan
Apple đã xây dựng được một cộng đồng fan trung thành, sẵn sàng săn đón bất cứ sản phẩm nào tại bất cứ thời điểm nào. Những người này được gọi là “Apple fanboy”. Các fanboy này sẵn sàng ăn trực nằm chờ đợi ngày ra mắt sản phẩm mới của táo khuyết, sẵn sàng khẩu chiến quyết liệt và hết mực bênh vực thần tượng của họ và có xu hướng coi thường sản phẩm của các hãng khác và coi chúng chỉ là “hàng nhái”.
7. Trở thành “cái tên”

apple

Những sản phẩm tên tuổi của Apple

Bạn không mua MP3, bạn mua iPod. Bạn không mua smartphone, bạn mua iPhone. Bạn gọi tất cả máy tính bảng là “iPad” trong khi chúng có nhiều tên gọi khác như “Note” hay là “Surface” nhưng bạn chẳng thể nhớ nổi, tóm lại chúng chỉ là “iPad” của Samsung hay iPad của Microsoft hay cái “Pad nào đó” của một hãng nào đó.
Apple không hài lòng với ngôi vị hàng đầu về doanh số, họ muốn có thị trường của riêng và điều này giải thích lý do tại sao họ tạo ra iTunes với vai trò là một nhà cung cấp âm nhạc và tại sao iPad thủa ban đầu chỉ là một sản phẩm xa xỉ mà nay đã trở thành xu thế.
Từ sau sự xuất hiện của các sản phẩm Apple, mọi thứ đều được so sánh với iPad, iPhone, iPod, iTunes. Để làm được điều này như Apple, bạn cần phải có một trong hai điều kiện tiên quyết sau:
Thứ nhất là một sự khởi đầu với vai trò là người đầu tiên trên thị trường.
Thứ hai là một “lợi điểm bán hàng độc nhất” (USP) khiến sản phẩm của bạn khác biệt theo cái cách mà người tiêu dùng thèm khát được sở hữu.
iPhone không phải là chiếc điện thoại đầu tiên những nó là chiếc điện thoại độc đáo nhất trong thời điểm được ra mắt. iMac không phải là chiếc máy tính đầu tiên nhưng nó là sản phẩm máy tính khác biệt nhất.
Hãy nhìn vào các sản phẩm của Apple trong thời điểm ra mắt và cái cách Steve Jobs hay Tim Cook nói về chúng như một thứ sẽ khiến các sản phẩm khác trên thị trường trở nên “chẳng là gì”. Và bạn biết gì không, Steve Jobs và Tim Cook đã khiến rất nhiều người trong chúng ta đặt niềm tin vào những điều họ nói.
Lê Nga (Tổng hợp)

Theo ITC news

Comments powered by CComment