Sau hơn một thập niên với 21 bộ phim, loạt phim đầu tiên của thương hiệu Marvel Cinematic Universe (Vũ trụ điện Ảnh của Marvel) đã kết thúc với Avengers: Endgame.

Để ăn mừng giây phút lịch sử này, còn cách nào hay hơn là trang điểm với mỹ phẩm Ulta Beauty, thuê một chiếc Audi từ công ty Hertz, mua một phần “happy meal” của McDonald’s và chụp hình với điện thoại Google Pixel 3?

Với ngân sách marketing toàn cầu ước tính 200 triệu USD, bộ phim mới nhất về Avengers có chiến lược quảng bá quy mô lớn nhất trong lịch sử của Marvel Studios, vượt qua mức chi phí hơn 150 triệu USD của Avengers: Infinity War vào năm ngoái.

Theo công ty dữ liệu và nghiên cứu thị trường Kantar, chỉ trong ngày 21/4, Marvel Studios đã chi khoảng 13,6 triệu USD để quảng bá cho Avengers: Endgame riêng tại thị trường Mỹ.

Phần lớn ngân sách ở Mỹ được chi cho sóng truyền hình, chủ yếu với những quảng cáo dài 1 phút chạy trên những chương trình talkshow như: Today, Late Late Show của James Corden và Late Night With Seth Meyers.

200 triệu USD không hề nhỏ, nhưng, Avengers: Endgame đã trở thành bộ phim đầu tiên đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD chỉ trong một cuối tuần công chiếu và là phim cán mốc 2 tỷ USD doanh thu trong thời gian nhanh nhất.

Ý tưởng về Avengers được nhân vật Nick Fury miêu tả như sau: “Ý của tôi muốn hội tụ những con người tài ba, xuất chúng nhất và xem liệu họ có thể phát triển thành một điều gì đó lớn lao hơn thế không. Xem liệu họ có thể hợp tác cùng nhau để giúp ta đánh thắng những trận chiến mà ta đã không thể đối mặt.”

Cách Marvel Studios thuyết phục giám đốc marketing của các thương hiệu liệu có gì khác? “Khi đứng riêng lẻ, bạn chỉ bán được xe hơi, bánh kẹp, ngũ cốc và điện thoại. Nhưng nếu hợp tác, bạn có thể bán cho các siêu anh hùng xe hơi, burger, ngũ cốc, và điện thoại.”

Tuy cốt truyện của các Avengers đã thay đổi và phát triển sau bốn bộ phim, nhưng cách các đối tác sử dụng thương hiệu nhượng quyền khổng lồ này vẫn không thay đổi gì đáng kể.

Endgame có chiến lược quảng bá rầm rộ, lớn nhất trong những bộ phim về Avengers, nhưng các thương vụ hợp tác liên kết thương hiệu thì không thực sự có gì mới. Ta hãy thử so sánh và đối chiếu một vài sản phẩm.

Lần này, họ có sự góp mặt của điện thoại Google Pixel 3 với các stickers “Playmoji” công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) khắc họa hình ảnh của các siêu anh hùng. Quay lại năm 2012, Walmart đã từng đưa công nghệ AR vào lần liên kết thương hiệu sử dụng hình ảnh Avengers.

Bạn có thể tưởng tượng việc phải lái xe đi làm khi hành tinh chúng ta bị tấn công không? Cả Hertz và Acura đều đã làm điều đó. Quảng cáo của Hertz cho Endgame sẽ khuyên bạn nên mua thêm bảo hiểm phòng trường hợp đó thật sự xảy ra.

Quay lại năm 2012, quảng cáo của Acura năm đó cho ta thấy cách định vị xe khi trái đất bị người ngoài hành tinh xâm chiếm bằng phần mềm GPS của họ.

Một ý tưởng khác chính là các món đồ chơi với những nhân vật hành động. Target đã sử dụng những món đồ chơi liên quan đến nhân vật Avengers cho phim quảng cáo Age Of Ultron vào năm 2015.

* Nguồn: Doanh Nhân+

Walter Landor

"Sản phẩm được làm ra trong nhà máy, nhưng thương hiệu thì được tạo ra trong tâm trí"

User Menu