Lấy ví dụ đơn giản, công ty bạn sản xuất ra sản phẩm từ các bộ phận, linh kiện được mua từ các nhà cung cấp khác, sau đó những sản phẩm này lại được bán ra cho người tiêu dùng, thì có nghĩa doanh nghiệp của bạn là một phần trong chuỗi cung ứng. Một số chuỗi cung ứng khá đơn giản, một số khác lại phức tạp hơn.

Mức độ phức tạp của chuỗi cung ứng dựa trên đặc thù của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như độ phức tạp và số lượng của những mặt hàng được sản xuất.

chuoi cung ung

CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

Một chuỗi cung ứng đơn giản được cấu thành nên từ một số yếu tố gắn liền với sự lưu chuyển của mặt hàng sản phẩm. Một chuỗi cung ứng bắt đầu và kết thúc đều với nhân tố “người tiêu dùng”.

  • Người tiêu dùng:

Người tiêu dùng khởi đầu cho một chuỗi các sự kiện khi họ quyết định mua sản phẩm được chào bán bởi một công ty. Người tiêu dùng đó liên hệ với bộ phận bán hàng của công ty để đặt một số lượng hàng cụ thể và hẹn giao hàng vào một ngày xác định. Nếu như sản phẩm đó cần phải được sản xuất ra thì đơn đặt hàng sẽ bao gồm cả yêu cầu đối với cơ sở sản xuất.

  • Lên kế hoạch:

Các yêu cầu mà khách hàng đưa ra trong đơn đặt hàng sẽ được kết hợp với các đơn đặt hàng khác. Dựa vào đó, bộ phận Kế hoạch sẽ đề ra một kế hoạch sản xuất để sản xuất các sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. Công ty sau đó sẽ phải mua các nguyên vật liệu thô cần thiết để sản xuất ra được sản phẩm.

  • Mua hàng:

Bộ phận Mua hàng nhận được một danh sách các nguyên vật liệu và dịch vụ kèm theo mà bộ phận Sản xuất yêu cầu để hoàn thành được các đơn đặt hàng của khách hàng. Bộ phận Mua hàng sẽ gửi đơn đặt mua tới những nhà cung cấp đã được lựa chọn, để họ chuyển những nguyên vật liệu cần thiết tới nhà máy sản xuất vào ngày được yêu cầu.

  • Hàng tồn kho:

Các nguyên vật liệu thô sau khi được các nhà cung cấp chuyển tới sẽ được kiểm tra về chất lượng, mẫu mã kèm các thông số kĩ thuật khác rồi mới được chuyển vào nhà kho. Nhà cung cấp sau đó sẽ gửi hóa đơn những món hàng đó cho công ty. Các nguyên vật liệu thô được bảo quản trong nhà kho cho tới khi được bộ phận sản xuất yêu cầu sử dụng.

  • Sản xuất:

Dựa trên bản kế hoạch sản xuất, các nguyên vật liệu sẽ được chuyển từ kho tới khu sản xuất. Các sản phẩm hoàn chỉnh mà khách hàng đặt sẽ được sản xuất từ những nguyên vật liệu thô mua từ các nhà cung cấp. Sau khi các mặt hàng này được hoàn tất và kiểm tra kỹ lưỡng, chúng sẽ lại được đưa về bảo quản tại nhà kho cho đến ngày giao hàng cho khách.

  • Vận chuyển:

Khi sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển tới nhà kho, bộ phận Vận chuyển sẽ quyết định phương pháp giao hàng hiệu quả nhất, để hàng hóa được chuyển tới trước hoặc đúng vào ngày khách hàng yêu cầu. Khi khách hàng nhận hàng, công ty sẽ gửi hóa đơn cho các hàng hóa đã được giao.

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng được vận hành tốt nhất có thể và khiến cho khách hàng hài lòng nhất mà vẫn giữ được chi phí ở mức tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các quá trình quản trị chuỗi cung ứng cũng như các công nghệ tích hợp. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3 tầng hoạt động mà các bộ phận khác nhau của công ty sẽ phải tập trung vào, đó là: chiến lược, chiến thuật và vận hành.

Chiến lược:

Ở cấp độ này, Ban điều hành công ty sẽ cân nhắc các quyết định mang tính chiến lược cao liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, như là quy mô và vị trí của các khu sản xuất, mối quan hệ với các nhà cung cấp, các sản phẩm sẽ được sản xuất và thị trường bán hàng.

Chiến thuật:

Các quyết định mang tính chiến thuật tập trung vào việc áp dụng các biện pháp để tạo ra lợi thế chi phí, ví dụ như: áp dụng các phương pháp hiện đại nhất trong ngành, đề ra chiến lược mua hàng với các nhà cung cấp quen thuộc, làm việc với các công ty logistics để lên các phương án vận chuyển hiệu quả về mặt chi phí, và đề ra các chiến lược liên quan tới địa điểm và phương thức lưu kho để giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho.

Vận hành:

Các quyết định ở cấp độ này được đưa ra hàng ngày đối với các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới việc lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Các quyết định vận hành liên quan đến việc đưa ra các thay đổi trong lịch trình làm việc, thỏa thuận mua hàng với các nhà cung cấp, nhận đơn đặt hàng từ khách hàng và vận chuyển hàng hóa trong kho.

CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Nếu một công ty kỳ vọng thu được nhiều lợi ích từ quá trình quản trị chuỗi cung ứng, thì công ty đó cần phải đầu tư vào công nghệ. Xương sống của nhiều công ty lớn chính là các hệ phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) đắt đỏ, như là SAP và Oracle. Các phần mềm này hỗ trợ doanh nghiệp bao quát toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc mua các nguyên vật liệu thô cho đến các dịch vụ bảo hành sản phẩm sau khi đã giao cho khách hàng. Sự phức tạp của các ứng dụng này đòi hỏi một chi phí lớn, không chỉ về tiền bạc, mà còn về cả thời gian và các nguồn lực cần thiết khác để có thể thực hiện thành công các giải pháp cho toàn bộ doanh nghiệp. Ý chí lãnh đạo song hành cùng chương trình đào tạo nhân lực là chìa khóa dẫn tới sự thành công trong việc triển khai các hệ thống này. Hiện nay có rất nhiều các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, và điều quan trọng là phải chọn ra được một giải pháp phù hợp với các nhu cầu tổng quan của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Nhờ sự áp dụng Internet rộng, tất cả các doanh nghiệp đều có thể tận dụng các phần mềm trên nền tảng web, cũng như các phương thức liên lạc qua Interne. Chính sự giao tiếp, trao đổi liên tục giữa nhà cung cấp và khách hàng cho phép thông tin luôn được cập nhật kịp thời – Đó chính là chìa khóa của việc quản trị chuỗi cung ứng.

Theo SAGA

Không ghi tác giả

David Packard

"Nguyên tắc đầu tiên trong quản lý: động lực phát triển sản phẩm mới không phải là công nghệ, không phải là tiền, mà là trí tưởng tượng của con người."

User Menu