Bạn đang làm cái gì trong cái mà mọi người hay gọi là Marketing? Làm marketing bao gồm những công việc gì? Đó sẽ là nội dung tôi muốn chia sẻ trong bài này.

marketing

Bỏ qua một loạt khái niệm, quan điểm về Marketing đã tồn tại và thay đổi từ rất lâu, tôi xin được đưa ra quan điểm Marketing hiện đại của Philip Kotler và cũng được nhiều người hưởng ứng, đó là:

Marketing hiện đại lấy việc gợi mở và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng làm gốc, làm mục tiêu tiên quyết.

Người làm Marketing là người biết biến những mong muốn tiềm ẩn bên trong của người tiêu dùng thành cầu thực sự của họ, và đưa ra những đề xuất về việc thay đổi hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu đó.

Tóm lại, ngày nay doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm định hướng, bán cái thị trường cần chứ không bán cái doanh nghiệp có, xuất phát từ lợi ích của họ mà điều chỉnh, sử dụng nguồn lực bản thân một cách hợp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vậy làm Marketing cụ thể là làm gì?

Xuất phát từ bản chất Marketing, ta dễ dàng nhận ra người làm Marketing cần phải làm rõ 3 việc:

  • Tìm khách hàng
  • Hiểu nhu cầu khách hàng
  • Biến nhu cầu thành cầu.

Có nhiều cách để phân chia các bước trong Marketing, ở đây tôi đưa ra quan điểm cá nhân cũng là cách mà mình vẫn thường làm khi bắt đầu triển khai một chiến dịch marketing, đó là : nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm nhờ chiến lược marketing mix, và cuối cùng là khảo sát kết quả đưa ra điều chỉnh. Những bước đầu tiên và nhất là bước cuối cùng rất hay bị các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ) bỏ qua. Các bước trên là đủ để giải quyết 3 yêu cầu của người làm marketing.

Nghiên cứu thị trường: đơn giản là để có những thông tin ban đầu về nơi tiêu thụ trong tương lai, một số yếu tố chắc chắn không thể bỏ qua đó là cung, cầu, và môi trường xung quanh. Cung, cầu thì ai cũng hiểu, còn môi trường xung quanh bao gồm các quy định luật pháp, hành lang pháp lý, phong tục tập quán, các yêu tố xã hội học…Điều đáng chú ý là việc nghiên cứu thị trường nên thực hiện một cách tổng thể, toàn diện, không quá chú trọng vào việc phải đưa ra phản ứng của doanh nghiệp với những yếu tố đó, mà đây chỉ là bước đầu để hình thành việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu. Ví dụ, bạn đang muốn bán sản phẩm áo thun ra thị trường, qua vài cuộc khảo sát, tình hình có vẻ không quá khả quan, giá có vẻ rất cạnh tranh, và số lượng người mua không nhiều. Đừng nghĩ ngay tới việc giảm giá thành của mình xuống, hãy khảo sát tiếp với mẫu áo khác, với nhóm đối tượng độ tuổi khác, với một vùng địa lý khác. Tất cả mới chỉ là bước đầu, hãy có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường trước khi nghĩ tới việc bắt đầu kinh doanh

Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu: sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, công việc của ta là phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu. Có 5 cách để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào nhóm sản phẩm bạn có và các “đoạn thị trường”.

phân đoạn thị trường mục tiêu

Marketing mix: Sau khi chọn xong thị trường mục tiêu, lúc này mới là lúc sử dụng các công cụ của Marketing mix, cái mà các bạn vẫn thường làm và gọi nó là làm marketing, thực ra nó chỉ là một phần trong quá trình làm marketing. Về cơ bản marketing mix thường bao gồm các mô hình 4Ps (đối với sản phẩm là hàng hóa) và 7Ps ( đối với sản phẩm là dịch vụ) (về vấn đề này tôi xin chia sẻ ở các bài viết sau). Quảng cáo, khuyến mại giảm giá, book bài PR,…chỉ là một chữ P ( Promotions) trong các chữ P của các mô hình trên, chúng được gọi chung là hoạt động xúc tiến thương mại.

Khảo sát kết quả: Sau một thời gian triển khai các hoạt động marketing mix, hay nói cách khác là gợi mở, tìm cách đáp ứng nhu cầu khách hàng, người làm marketing cần lắng nghe phản ứng từ phía khách hàng và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của họ, cũng như đề xuất các giải pháp thay đổi nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của thị trường.

Tác giả: Vinh Nguyễn

Theo vinhnv.com

Thomas A. Edison

"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng cộng với chín mươi chính phần trăm mồ hôi."

User Menu