Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải định giá sản phẩm dựa theo chất lượng. Doanh nghiệp phải tự đánh giá chất lượng sản phẩm của mình để chọn chiến lược định giá hợp lý. Trên thế giới có 9 chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh chỗ đứng trên thị trường theo 2 thông số giá và chất lượng sản phẩm.

 

  • Chiến lược bán hàng tối ưu: Hàng tốt nhất được bán với giá cao nhất.
  • Chiến lược xâm nhập thị trường: Hàng chất lượng tốt được bán với giá trung bình. Chiến lược này nhằm thu hút khách hàng mới.
  • Chiến lược tình thế ngoại lệ: Hàng chất lượng cao được bán với giá thấp. Chiến lược này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp bán với tính chất cho không.
  • Chiến lược giá cao: Hàng chất lượng trung bình bán với giá cao. Chiến lược này chỉ nên sử dụng khi cầu lớn hơn cung nhiều lần.
  • Chiến lược giá trung bình: Chiến lược giá cả phù hợp với chất lượng.
  • Chiến lược tình thế: Hàng chất lượng trung bình bán với giá thấp. Đây là chiến lược chiếm lĩnh thị trường, chỉ áp dụng trong hoàn cảnh, thời điểm nhất định.
  • Chiến lược bán hàng một lần: Hàng chất lượng tồi bán với giá cao. Không bao giờ nên áp dụng chiến lược này.
  • Chiến lược hàng tồi: Không nên sử dụng chiến lược này.
  • Chiến lược hàng rẻ tiền: Chiến lược này thường áp dụng trong những thị trường khi mà người tiêu dùng có mức sống chưa cao, sức mua thấp.

Các chiến lược bán hàng xét theo quan hệ giá cả và chất lượng

giá và chất lượng

Theo marketingxaydung.com

Không ghi tác giả

Muhammad Ali

"Chỉ là công việc bình thường thôi. Cỏ thì mọc, chim thì bay, sóng thì đập vào bờ cát. Còn tôi thì đấm người ta."

User Menu