Thương Hiệu

Nếu như năm 2016 chứng kiến hàng hoạt cú ngã ngựa của nhiều bộ phim trong làng điện ảnh Việt Nam như Truy sát, Fan cuồng, Vệ sĩ Sài Gòn thì đầu năm 2017 nền điện ảnh nước nhà đã bắt đầu khởi sắc trở lại, đặc biệt là sự thành công bùng nổ của bộ phim Em chưa 18.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2508

Sở dĩ các chiến dịch viral marketing (marketing lan truyền) thành công là bởi chúng tạo ra sự tò mò cũng như những ham muốn cần thiết, dẫn tới nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
1. Công việc tuyệt vời nhất thế gian
Thương hiệu: Uỷ ban du lịch Queensland - Đối tác sáng tạo: Nitro
Bạn được trả 150.000 USD để dành 6 tháng làm sạch bể bơi, cho cá ăn, đi lấy thư và khám phá hòn đảo tuyệt đẹp bên rạn san hô Great Barrier. Tất cả những gì bạn cần làm là gửi một đoạn video dài một phút giải thích tại sao công việc đó nên thuộc về bạn.
Đó chính xác là những gì Uỷ ban du lịch Queensland đã hứa hẹn vào năm 2009 trong chiến dịch đáng chú ý trên một kênh truyền thông ít ai ngờ đến nhất - mục "Việc làm" trên báo.
Được hỗ trợ bởi chuỗi hoạt động PR và tận dụng thông minh phương tiện truyền thông xã hội, Uỷ ban này đã đón 7 triệu lượt khách, 34 nghìn ứng viên từ 200 quốc gia, và 500 nghìn bình chọn cho công việc ngàn năm có một này.
Còn người may mắn thì sao? Anh này tiếp tục chuỗi may mắn của mình khi trở thành Đại sứ du lịch Queensland.
Bí quyết:
- Thử nghiệm với những kênh tiếp thị không truyền thống
- Nên nhớ rằng không thương hiệu nào là quá nhỏ để tạo ra được một tiếng vang.
2. Album nhạc "In Rainbows"
Ban nhạc Radiohead
Nền công nghiệp âm nhạc vẫn thường sử dụng một công thức đơn giản: tài năng + công ty thu âm + bán đĩa = tiền. Ngày này công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xã hội đã phá vỡ hoàn toàn công thức này.
Tuy nhiên, khi đến lượt mình, chính công nghệ lại dính đòn "ngựa ông đập lưng ông" bởi một vài cá nhân sáng tạo và ưa mạo hiểm, ví dụ như Thom Yorke của Radiohead.
Album In Rainbows - album thứ 7 của ban nhạc này, đã được phát hành trực tiếp đến người hâm mộ với một lời đề nghị chưa từng có: Trả bao nhiêu tiền cho album này tuỳ bạn.
Ban nhạc cho biết chiến lược này của họ đã phát huy hiệu quả, với 3 triệu lượt tải về trong năm đầu tiên cùng con số 10 triệu USD doanh thu. Đây chính là thành công lớn nhất về mặt thương mại của ban nhạc từ trước tới nay.
Chẳng trách mà tờ Thời báo New York lại hết lời ca ngợi ban nhạc năm người đến từ Oxfordshire này và cho rằng họ "nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực âm nhạc cũng như khi người ta nói đến những trò nghịch ngợm với công nghệ".
Bí quyết:
- Khám phá những cách mới để tận dụng chính yếu tố phá hỏng mô hình kinh doanh của bạn (công nghệ, sự cạnh tranh...)
- Đầu tư và nuôi dưỡng những mối quan hệ đậm nét và trực tiếp với những người hâm mộ, khách hàng hay người ủng hộ trung thành. Đến một ngày điều này sẽ giúp ích cho bạn.
3. Thử thách Ice Bucket Challenge
Người khởi xướng: Pete Frates và Pat Quinn
Ice Bucket Challenge ra đời nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu về bệnh ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Đây là căn bệnh gây thoái hóa các tế bào thần kinh trong não và tủy sống đồng thời khiến cơ bắp trên khắp cơ thể teo lại, giảm chức năng vận động, mất kiểm soát, tê liệt và tử vong. Căn bệnh này hiện vẫn chưa có cách chữa trị.
Trong hơn 2 tháng, chiến dịch này đã đạt được một điều mà tất thảy mọi chiến dịch marketing đều thèm muốn. Đó là sự lan tỏa và thu hút sự tham gia của hàng triệu người dân trên thế giới, trong đó có cả những người nổi tiếng như Bill Gates, Sheryl Sandberg, Mark Zuckerberg, Kobe Bryant, Oprah...
Bí quyết:
- Thời điểm xuất hiện đúng lúc
- Dễ dàng thực hiện
- Tận dụng sức hút của những người nổi tiếng
4. Bộ phim "Dự án phù thuỷ rừng Blair"
Hãng phim: Haxan Films - Nhà phát hành: Artisan Entertainment
Có thể nói chiến dịch tiếp thị online gây tiếng vang đầu tiên, trước cả YouTube, Facebook, MySpace hay thậm chí là cả Friendster, chính là bộ phim "Dự án Phù thuỷ rừng Blair". Bộ phim này đến nay vẫn là một thành công được bắt chước thường xuyên nhưng chưa có sản phẩm nào sánh được.
Được quay với kinh phí ít ỏi 22 nghìn USD, bộ phim đã thu về con số khổng lồ hơn 250 triệu USD. Điều này một phần nhờ vào việc khiến cho khán giả tin rằng câu chuyện về ba sinh viên làm phim bị mất tích là có thật 100%.
Một sự kết hợp khéo léo của "đoạn phim được tìm thấy", những tin đồn được tung ra một cách chiến lược. Một chuỗi những quảng cáo kinh phí thấp và những trailer giúp làm cho huyền thoại rừng Blair còn sống mãi.
Bí quyết:
- Kể những câu truyện hay!
- Không nhất thiết phải tốn kém mới trở nên đáng chú ý.
5. Chiến dịch tranh cử tổng thống 2008
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Đầu năm 2007, Barack Obama khi đó chỉ là thượng nghị sĩ một nhiệm kỳ với cái tên ngộ nghĩnh và chỉ số được biết đến dưới 10%. 18 tháng sau, Obama vận động được nhiều tiền hơn bất cứ ứng cử viên tổng thống Mỹ nào khác từ trước đến giờ. Sau đó, ông trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ.
Thành công này có được một phần là nhờ chiến dịch tiếp thị được thực hiện một cách xuất sắc, với sự trợ giúp của công nghệ xã hội. Bên cạnh đó là sự ủng hộ từ những cấp thấp nhất mà những đối thủ của ông thậm chí còn không cân nhắc đến.
Obama thống trị không chỉ trên YouTube (20 triệu lượt xem), mà còn nổi tiếng nhất trên Facebook (2,5 triệu người hâm mộ - so với con số 625 nghìn người hâm mộ McCain lúc bấy giờ).
Obama cũng đã phá vỡ các rào cản khoảng cách, với trang web chiến dịch thân thiện với mạng xã hội, tiết lộ những bức ảnh, clip chân thực về các hoạt động của mình, hay những hoạt động khuyến khích tương tác với người truy cập hàng ngày.
Độ phủ sóng trên mạng của Obama đã giúp ông trên con đường đến với Nhà Trắng. Obama không chỉ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên hiện diện trên mạng xã hội mà còn là người đầu tiên thực sự kết nối với tất cả các cử tri của mình thông qua tất cả các kênh quan trọng.
Bí quyết:
- Nếu tổng thống Mỹ có thể điều khiển các công cụ truyền thông xã hội thì bạn cũng có thể.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 3537

Bạn có biết Steve Jobs là một người cực kỳ khó tính và dữ tợn? Ông ấy chẳng quan tâm đến gì ngoài hiệu quả công việc. Và “luật 5 giây” khó nhằn của ông hóa ra lại là một bí quyết để giúp nhân viên của mình thách thức mọi giới hạn của sự sáng tạo.
Thomas Koulopoulos, tác giả bài viết này là một nhà báo, một tác giả nổi tiếng và là một nhà lãnh đạo, ông đã có dịp trò chuyện với Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple, để hiểu “luật 5 giây” tài tình của Steve Jobs.
Tôi buộc phải thú nhận mình là một kẻ “máu lạnh” đối với đồng nghiệp của mình. Tôi sẵn sàng đối mặt với những thách thức dường như không thể bước qua và mong đợi những người cộng sự của mình sẽ làm điều tương tự. Lớn lên cùng những câu nói khắc cốt ghi tâm của cha tôi, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Vì lẽ đó, tôi chẳng mấy ngạc nhiên khi nhìn thấy những người lãnh đạo luôn cố gắng hết sức ở vai trò của mình.
Tôi thật sự rất may mắn vì đã nhiều lần được gặp những người như vậy, nhưng vẫn không sao có dịp gặp Steve Jobs. Dù vậy, tôi đã có lần trò chuyện cùng Steve Wozniak, đồng sáng lập của Apple.
Là một người sử dụng Apple từ những ngày đầu tiên của dòng máy tính Macintosh, tôi phải thừa nhận rằng được gặp Woz là cơ hội ngàn năm có một. Trong buổi họp đầu tiên, chúng tôi nói rất nhiều, từ thước lô-ga (bạn biết đấy, loại thước mà NASA sử dụng trong Apollo 13 để giải quyết những vấn đề toán học rắc rối khiến máy tính bị chậm), đến chuyện chiếc máy tính đầu tiên của Texas Instruments và cả quan điểm của ông ấy về an ninh mạng.
Rồi chúng tôi cùng nhau lật lại từng trang lịch sử của máy tính, bàn về những năm tháng “chào đời” của Apple, sự phấn khích tột độ khi tạo nên những bước đột phá và lý do tại sao bo mạch được bố trí hợp lí lại được xem là một kiệt tác nghệ thuật.
Cuối cùng thì cuộc trò chuyện cũng ngã hướng về Steve Jobs. Vào thời điểm Jobs công khai rằng, mình cần phải giải quyết một số vấn đề về sức khoẻ, về căn bệnh cuối cùng đã tước đi mạng sống của ông.
Tôi không hiểu mấy về bệnh tình nghiêm trọng của Jobs, tuy vậy, tôi phải hết sức cẩn trọng với ba điều: Bối cảnh của cuộc trò chuyện, những lùm xùm xung quanh mối quan hệ giữa Jobs và Woz và cuối cùng là vai trò hiện tại của Woz. Vì thế, tôi chỉ vô tình đả động nhẹ đến những vấn đề này. Nhưng quả thật tôi rất tò mò về danh tiếng của Jobs, vì ông được xem như một kẻ máu lạnh chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài hiệu suất công việc đạt chuẩn cao nhất. Tôi luôn tự hỏi làm sao Jobs có thể quản lí tốt những nhân viên của mình khi tính cách cá nhân của ông ấy dường như rất “máu lạnh” như thế.
“Ai cũng đều thích được khen ngợi, nhưng sự thách thức sẽ giúp ta cảm thấy hài lòng với những thành quả của mình”.
Đáng ngạc nhiên thay, Woz vô cùng thẳng thắn trước những câu hỏi của tôi. Vì vậy, tôi cũng khá thẳng thắn hỏi rằng, liệu Jobs có phải là một người rất khó để làm việc chung hay không. Câu trả lời tôi nhận được từ Woz khiến tôi nghĩ ngay đến cố vấn Peter Drucker của mình. Một lần tôi đã hỏi ông ấy một câu tương tự, và ông ấy xem rằng đó là câu hỏi hết sức nực cười. “Này, chẳng ai lại đi hỏi câu đó cả” là câu trả lời của ông ấy. Woz cũng đã trả lời tương tự, và sau đó chia sẻ câu chuyện về Steve Jobs trong những ngày đầu tại Apple.
Woz kể rằng, Steve Jobs hay có thói quen xông vào các cuộc họp. Ông ấy lướt một vòng quanh căn phòng, xem xét trực tiếp vấn đề đang được bàn bạc để tìm phương án giải quyết, và không cần đến 5 giây để thông báo như sét đánh ngang tai: “Mọi người có thể làm tốt hơn nữa đấy.” Và ngay sau đó mất hút qua cánh cửa phòng. Giọng điệu của ông ta chẳng hề biểu lộ nét thất vọng hay kiêu ngạo gì cả, chỉ vỏn vẹn một câu nói, “Chưa ổn đâu!”
Mệt mỏi với ông già lắm chiêu này, nhỉ? Phản ứng đầu tiên của Woz khi nghe thấy những câu như thế là: “Ông biết cái quái gì mà nói ổn hay không chứ? Này nhé, chúng tôi đã ngồi vắt óc bàn bạc từ sáng đến giờ, đó là điều tốt nhất có thể rồi!”.
Đó quả là một điểm mấu chốt khi Jobs nói rằng, bạn có thể làm tốt hơn thế, và bạn sẽ muốn biết “tốt hơn” là như thế nào.
Khi nghe Woz kể, tôi chợt nhớ đến những đứa con của mình lúc nhỏ, lúc đó tôi đang dạy chúng về cách giải quyết những vấn đề sáng tạo có tên là “Cực điểm Sáng tạo”. Đây là một chương trình “khó nuốt” đối với trẻ con nói chung, vì chúng sẽ phải tự giải quyết những vấn đề phức tạp mà không hề có sự hướng dẫn hay giúp đỡ từ bố mẹ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, cần gì phải có một người hướng dẫn nếu họ không thể giúp bạn tìm ra giải pháp? Đúng vậy, tôi thật sự rất ngạc nhiên khi vai trò chủ đạo của tôi chỉ là khuyến khích chúng tìm ra giải pháp tối ưu hơn thế. Bằng cách đó, chúng sẽ tìm ra cách để phá vỡ mọi giới hạn về sức sáng tạo. Kết quả thật đáng bất ngờ khi chúng hoàn toàn có đủ bản lĩnh để làm tốt hơn những gì chúng đang làm.
Giả sử như thế này, với tư cách là một người lớn đang huấn luyện những đứa trẻ, bạn sẽ có một lợi thế tiềm ẩn, vì chúng sẽ tin ngay khi bạn nói rằng, chúng có thể làm tốt hơn thế. Và đương nhiên, đó là vai trò thực sự của người lãnh đạo. Xét trên nhiều phương diện, có lẽ Jobs đã sai. Ông có những khí chất khiến những hành động và lời nói của mình có sức nặng hơn bao giờ hết. Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta cần phải thiết lập một cơ chế hoạt động cho tổ chức, cho nhân viên, và cho cả chính ta.
Khen ngợi nhân viên cấp dưới khi họ làm tốt là một điều hiển nhiên, vì điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho họ. Nhưng trước hết phải mang đến cho họ những thử thách. Ai cũng đều thích được khen ngợi, nhưng sự thách thức sẽ giúp ta cảm thấy hài lòng với những thành quả của mình.
Đừng trở thành kẻ ngủ quên trong chiến thắng. Drucker luôn luôn nhắc nhở tôi rằng vai trò mấu chốt của người lãnh đạo là thử thách mọi người. Ông ấy cảm thấy rằng, đức tính này là giá trị cốt lõi nhất của các nhà lãnh đạo và quản lí. Thông qua những thử thách ấy, chúng ta có thể chứng minh với những người tin tưởng sát cánh bên chúng ta rằng, khả năng của họ đủ để bứt phá mọi giới hạn.
Nhưng hãy nhớ, đừng bao giờ đặt ra những thử thách phi thực tế và không hợp lí. Bạn là một nhà lãnh đạo, không phải một kẻ sát nhân!
Không còn điều gì có thể ý nghĩa hơn khi bạn tạo cơ hội cho một người để họ cảm nhận được rằng, họ thật sự mạnh mẽ, thông minh và kiên cường hơn họ nghĩ. Một người trao cho bạn những trải nghiệm khó quên ấy sẽ là người bạn đi theo đến tận cùng trái đất, dù họ có “máu lạnh” đến mức nào!
Theo Cafebiz
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 3461

Trong vòng xoáy của cuộc sống, đôi lúc chúng ta không thực hiện nổi ước mơ, ta dần mất đi sự đam mê, hoài bão bản thân và rồi ước mơ ngày nào cũng tan biến.
Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng thất bại trong việc cố gắng đạt được mục tiêu ở một thời điểm nào đó. Mặc dù đó là những mục tiêu rất thiết thực nhưng yếu tố hoàn cảnh, thiếu động lực khiến việc theo đuổi mục tiêu bị thất bại. Ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực thiết lập mục tiêu cũng thường xuyên đặt câu hỏi liệu họ đang có những bước đi đúng đắn để có được cuộc sống như mong muốn.
Khi cuộc sống ngày càng khó khăn và phức tạp, những giấc mơ, mục tiêu của chúng ta đôi khi sẽ không được coi trọng nữa. Theo thời gian, dần dần chúng ta sẽ đánh mất đi sự đam mê, hoài bão của bản thân mình. Mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được nếu chúng ta có ý thức được rằng mục tiêu và ước mơ là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Les Brown đã từng khẳng định rằng, "Nghĩa trang là nơi giàu có nhất trên trái đất, bởi vì ở đây bạn sẽ tìm thấy tất cả những hy vọng và ước mơ chưa bao giờ hoàn thành, những cuốn sách chưa bao giờ được viết, những ca khúc chưa bao giờ được hát, những phát minh chưa bao giờ được chia sẻ, những phương pháp chữa bệnh chưa bao giờ được phát hiện, tất cả chỉ vì họ sợ hãi bước những bước đầu tiên, ko dám quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình".
Muốn giảm cân, viết sách, tiết kiệm tiền trước khi nghỉ hưu, hoặc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn là ước mơ. Việc áp dụng các chiến lược thiết lập mục tiêu tốt có thể biến giấc mơ của bạn thành mục tiêu và mục tiêu của bạn thành hiện thực. Tất cả các mục tiêu bắt đầu với ước mơ hoặc mong muốn, nhưng khi bạn bắt tay vào việc thiết lập mục tiêu, bạn mới thật sự tạo ra các bước để đến gần hơn với những gì mình mong muốn. Có một giấc mơ mà không thiết lập các mục tiêu giống như bạn đang trong một cuộc hành trình mà không có bản đồ.
Quá trình đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng thuận lợi. Sẵn sàng để đối mặt với những thách thức.
Khi thấy những nhân vật thành công trên thế giới - vận động viên Olympic, nhà sáng tạo, doanh nhân và các tác giả bán chạy nhất, chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả của những nỗ lực của họ. Chúng ta chẳng thể nào nhìn thấy được những đấu tranh, những nỗ lực của họ và thường thì sẽ có suy nghĩ rằng thành công họ có được có thể do may mắn và họ chẳng tốn mấy sức lực để có được.
Không phải quá khó để hình dung mục tiêu bạn vươn tới. Bạn có thể tự hình dung mình trong bộ đồ bơi sau khi giảm cân, hoặc bạn có thể tưởng tượng cuốn sách của mình trên kệ trong hiệu sách. Có thể bạn không nghĩ đến nhưng cũng nên dự đoán trước rằng quá trình đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Chúng ta sẽ có những trải nghiệm để thử nghiệm khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trong những thời điểm khó khăn nếu bạn không sẵn sàng hy sinh hoặc nỗ lực để đạt được mục tiêu , thì sẽ rất khó để thành công. Hãy chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong quá trình tiến tới mục tiêu.
Để đạt được mục tiêu, cần lập kế hoạch tốt
Các thông kê cho thấy rằng nhiều người trong chúng ta có những mục tiêu rất tuyệt vời tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch.
Quá trình thiết lập mục tiêu nên theo các bước:
Xác định rõ tầm nhìn của mình và viết chúng vào đâu đó
Một số người chọn cách thuê những chuyên gia lập kế hoạch hoặc đơn giản chỉ là viết mục tiêu của mình lên giấy. Cho dù chọn phương pháp nào cũng đảm bảo bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Và điều quan trọng là phải cụ thể về những gì bạn muốn.
Dự đoán những trở ngại đầu tiên có thể gặp phải
Nếu con đường dẫn đến thành công quá dễ dàng, sẽ không có nhiều quyết tâm mỗi khi thất bại. Sự tự mãn, lối tư duy tiêu cực, không tập trung nỗ lực, và sợ thất bại có thể làm hỏng mục tiêu được thiết lập. Các yếu tố như cuộc sống cá nhân, trách nhiệm nghề nghiệp và mối quan tâm về tài chính cũng có thể phá hỏng kế hoạch của bạn. Nếu bạn có thể tiên đoán được những trở ngại sẽ gặp phải, bạn có thể chủ động lên kế hoạch giải quyết những vấn đề đó mà không đánh mất động lực.
Đặt mục tiêu của bạn trong phạm vi: Mục tiêu SMART
S – Specific – Cụ thể: Sẽ không đủ nếu bạn chỉ nói mục tiêu của mình là muốn giảm cân. Tại sao bạn lại muốn giảm cân? Càng cụ thể bạn càng dễ hình dung mục tiêu của mình và dự đoán những trở ngại sẽ gặp phải.
M – Measurable - Có thể đo lường được: Bạn muốn giảm bao nhiêu kg? Với bạn thế nào được gọi là thành công? Các mục tiêu đo lường được có thể được chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn để giúp chúng ta đi đúng hướng.
A – Achievable - Có thể đạt được: Ước mơ thì có thể to tát và xa vời vợi nhưng mục tiêu thì phải là những gì có thể đạt được. Hãy suy nghĩ về những gì được và mất để đạt được điều mình muốn, và quyết định nếu đó là những điều mà bạn đang sẵn sàng làm. Đạt được các bước hợp lý trong quá trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn tránh khỏi sự thất vọng.
R – Relevant - Thực tế: Mục tiêu của bạn nên là những gì mà bạn thực sự muốn đạt được.Ví dụ, bạn đang nộp đơn vào trường y bởi vì bạn mong muốn được giúp đỡ mọi người, hay bạn đang nộp đơn vì bố mẹ bạn muốn vậy? Mục tiêu tốt nhất là những gì thúc đẩy bạn chứ không phải những gì người khác nghĩ và động viên bạn.
T – Time-bound -Thời gian hoàn thành: Không đặt thời hạn cho mục tiêu đồng nghĩa với việc mục tiêu của bạn có thể sẽ mãi mãi không thực hiện được. Ngay sau đây bạn sẽ làm gì để theo đuổi mục tiêu? Thời hạn bạn mong muốn hoàn thành mục tiêu: 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm?
Nếu bạn có thể thiết lập các mục tiêu SMART và bạn sẵn sàng chấp nhận hy sinh và nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó, bạn đang từng bước biến ước mơ thành hiện thực. Dẫu biết rằng không ai trong chúng ta hoàn hảo. Thiết lập mục tiêu không chỉ là một phương pháp để dự đoán kết quả hoàn hảo mà cũng chính là bước điều chỉnh lại những gì không hoàn hảo theo ý muốn để giữ chúng ta đi đúng hướng.
An Chi (Trí Thức Trẻ)
- Details
- Category: Lý Thuyết Thương Hiệu
- Hits: 3921

Một doanh nghiệp muốn tồn tại chắc chắn phải có sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm không phải là thứ duy nhất mà doanh nghiệp nên tập trung vào. Xây dựng thương hiệu là một trong những việc mà công ty cần phải chú trọng hàng đầu.
Hãy tưởng tượng bạn đang trong siêu thị, và bạn cần phải chọn một hộp sữa, bạn sẽ chọn Vinamilk, TH true milk, hay một hãng sữa không tên tuổi nào đó? Tất nhiên, bạn sẽ chọn hãng sữa bạn hay uống hoặc đã nghe tên nhiều trên truyền thông hoặc qua bạn bè, chứ không phải chọn đại bất kỳ loại nào cũng được. Đó chính là ý nghĩa của thương hiệu.
Để có thể xây dựng một thương hiệu, bạn cần tạo ra một chuẩn mực nhất định cho sản phẩm, từ đó xây dựng niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên những thương hiệu nổi tiếng, chiếm lĩnh thị trường không chỉ đem lại cho khách hàng của họ sự hài lòng về sản phẩm mà còn cả sự hài lòng về mặt cảm xúc. Họ khơi gợi những cảm xúc tích cực khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ, giúp người dùng nhớ đến thương hiệu, tin tưởng thương hiệu và rồi trở thành những khách hàng trung thành.
Những công ty chỉ tập trung phát triển và quảng bá những sản phẩm với kỹ thuật mới sẽ dần dần bị thay thế bởi những thương hiệu khác khi kỹ thuật đó không còn mới lạ nữa hoặc bị thay thế bởi các công nghệ tiến bộ hơn. Mà theo thời gian, công nghệ sẽ luôn luôn tiến bộ hơn.
Đừng quá chú tâm vào những cải tiến trong sản phẩm mà hãy đầu tư nhiều hơn vào thông điệp, câu chuyện mà bạn muốn gửi tới khách hàng của mình. Dưới đây là 5 nguyên nhân tại sao bạn nên xây dựng một thương hiệu mạnh thay vì quảng bá mạnh một sản phẩm:
1. Thương hiệu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng
Bản chất con người vốn luôn cố gắng né tránh nguy hiểm và hướng đến những lựa chọn an toàn. Nếu thương hiệu mà bạn đang dùng liên tục cho bạn những sản phẩm chất lượng và trải nghiệm tích cực, bạn sẽ hình thành sự tin tưởng, tín nhiệm đối với thương hiệu đó và cảm thấy thoải mái hơn khi mua sản phẩm.
2. Thương hiệu tạo sự khác biệt
Trong một cửa hàng sẽ có vô vàn những sản phẩm khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Vậy điều gì khiến họ mua của bạn mà không phải của một công ty nào khác? Câu trả lời là do thương hiệu. Sự ảnh hưởng của thương hiệu và những gì thương hiệu mang lại chính là điểm khác biệt làm người dùng quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn.
3. Thương hiệu giúp tăng giá trị
Tại sao người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao hơn cho sản phẩm có thương hiệu thay vì sản phẩm với chất lượng tương đương của một hãng không tên tuổi? Do chất lượng? Vẻ ngoài bao bì? Cảm giác mà thương hiệu mang lại? Hay do vị trí thương hiệu trên thị trường? Câu trả lời là cả 3 yếu tố trên. Một thương hiệu thành công là một thương hiệu có thể kiếm nhiều tiền hơn từ việc cam kết sẽ luôn luôn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
4. Thương hiệu thể hiện cá tính
Bạn đang sử dụng diện thoại hiệu gì? Xe bạn đang chạy là của hãng nào? Nhãn hiệu giày bạn yêu thích là gì?
Những thương hiệu bạn sử dụng sẽ góp phần khẳng định cá tính của bạn. Đôi khi ta sẽ gắn bó với một thương hiệu đến mức xem nó như một tuyên ngôn phong cách của ta vậy.
5. Thương hiệu cho khách hàng cơ hội chia sẻ
Dù cho đó là một quyển sách, một bộ phim, hay một món ăn, ta đều sẽ có những suy nghĩ khác nhau về nó. Tương tự, với thương hiệu, ta cũng có suy nghĩ, cảm giác khác nhau, và ta thích chia sẻ suy nghĩ của ta với những người xung quanh. Khi khách hàng làm việc đó, họ trở thành người đại diện cho thương hiệu.
Trong thời đại truyền thông số với thông tin được cập nhật một cách nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay, người tiêu dùng càng nắm trong tay nhiều sức ảnh hưởng. Vì vậy, những thương hiệu tốt và chú trọng đến lợi ích của người dùng sẽ được chính khách hàng khen ngợi và chia sẻ những trải nghiệm tích cực mà họ đã có được cho mọi người xung quanh.
Theo thời gian, những sản phẩm sẽ hết hạn, bao bì tinh xảo cũng không còn hợp trào lưu, những đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ lần lượt xuất hiện. Những công ty chỉ quan tâm đến sản phẩm sẽ không thể đứng vững trên thị trường khi những điều đó xảy ra, còn một thương hiệu được đầu tư xây dựng hình ảnh, giá trị, chất lượng và có được sự tin tưởng, lòng trung thành từ khách hàng thì sẽ không thể bị thay thế. Hãy xây dựng một thương hiệu riêng cho bạn.
HOÀNG ANH (theo Entrepreneur)
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2495

Dường như hình bóng của “Tỷ phú giàu thứ 2 thế giới” vẫn còn khá mờ nhạt trong “giới” từ thiện. Nhưng điều đó đã thay đổi mạnh mẽ vào tuần trước, chỉ với 1 bài tweet của ông - hiện được theo dõi với hơn 2000 người và con số này vẫn đang tăng với một tốc độ chóng mặt.
Jeff Bezos - CEO của công ty Amazon đã đăng một câu hỏi: “ông có thể sử dụng sự giàu có của mình để làm từ thiện như thế nào?” - câu hỏi đã tạo nên một làn sóng ý tưởng mạnh mẽ từ khắp mọi ngóc ngách trên thế giới. Chúng bao gồm những ý kiến về việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giáo dục,... Thậm chí Madonna cũng lên tiếng mời ông đến thăm Detroit và tham gia các hoạt động từ thiện ở đó.
“Tôi viết tweet này với mong muốn tìm kiếm ý tưởng mới. Tôi đang nghĩ đến một chiến dịch từ thiện mà nó khá đi ngược lại với cách làm việc của tôi - làm những việc có kế hoạch trong dài hạn. Về mảng từ thiện, tôi nghĩ hướng đi của mình hiện tại chưa được chính xác. Ví dụ, tôi được truyền rất nhiều cảm hứng từ nhà tình nghĩa Mary’s Place ngay tại Seattle, tôi thích làm những dự án dài hạn xuyên suốt như Blue Origin, Amazon, Wahington Post - tất cả những thứ này đều đóng góp cho xã hội và con người theo cách riêng của chúng. Nhưng hiện tại tôi muốn làm một dự án từ thiện ngắn vừa có thể đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, vừa có tác động về lâu về dài. Nếu bạn có một ý tưởng táo bạo, hãy cho tôi biết ngay (nếu bạn nghĩ hướng đi này chưa đúng, tôi rất sẵn lòng được nghe ý kiến từ bạn).
Trân trọng!
Jeff”
Cách trưng cầu ý tưởng này rất độc đáo, nó đã gây nên làn sóng dư luận tại Thung lũng Silicon và nó đã khiến những nhà tư vấn, chuyên gia trong các lĩnh vực đóng góp những ý kiến “triệu đô”. Tìm kiếm ý tưởng trên Twitter cho thấy cách Bezos làm việc giống như một nhà tư bản mạo hiểm. Theo Eileen Heisman, Giám đốc điều hành của the National Philanthropic Trust, một tổ chức từ thiện quản lý 4,2 tỷ USD thay mặt cho các nhà hảo tâm cá nhân, đã lên tiếng với mong muốn tìm kiếm một vài khoản đầu tư xứng đáng.
Chiến lựơc tìm ý tưởng từ cộng đồng mạng đã mở rộng cách tiếp cận tương đối hạn chế của Bezos đối với hoạt động từ thiện. Quỹ Bezos Family, được biết đến nhiều nhất với sự hỗ trợ của chương trình giáo dục trẻ em, phần lớn được tài trợ bởi các bậc phụ huynh từ các kho hàng của Amazon. Bên cạnh đó, gia đình ông Bezos đã ủng hộ từ thiện với tổng số tiền lên tới 100 triệu USD, bao gồm cả những món quà tới Đại học Princeton và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle.
Theo Stacy Palmer, biên tập của Chronicle of Philanthropy - một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, bà rất tò mò về vấn đề Bezos sẽ làm những gì và làm ra sao. Với những điều ông đã làm với Amazon, bà cũng không ngạc nhiên khi ông không làm từ thiện theo cách truyền thống.
Bezos đã tích lũy 86 tỉ USD khi xây dựng Amazon trở thành nhà bán lẻ trực tuyết lớn nhất thế giới. Chỉ vài tiếng sau khi tweet, Bezos đã thông báo tiếp quản công ty quản lý thực phẩm hữu cơ Whole Foods Market Inc., điều này làm ông rất hăng hái. Hiện nay, ông vẫn chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào cho bài đăng trên Twitter, và ông cũng chưa cho biết ông sẽ bắt đầu khi nào và sẽ dành bao nhiêu số tiền để làm từ thiện.
Trong khi có cả một đội quân háo hức giúp ông quyết định trên Twitter, thì một vài đồng nghiệp của ông cũng đưa ra vài ý kiến cảnh báo ông về cách tiếp cận này. Denis O’Brien - một tỉ phú người Ai Len cho rằng cách làm từ thiện tốt nhất là phải xác định mục tiêu trước. Và khi Bezos có một lượng ý kiến đông đảo như vậy, chắc chắn ông sẽ bị quá tải.
Còn ông trùm Facebook Mark Zuckerberg và vợ của anh - Priscilla Chan đã cam kết làm từ thiện 99% trong số 63 tỉ USD cổ phần công ty, và ông chủ Facebook đang cố gắng nỗ lực với một công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này khiến 2 vợ chồng thoải mái hơn so với các tổ chức khác, họ không cần làm từ thiện mỗi năm hay bất kì đóng góp chính trị nào.
Kể cả Bezos có tìm được một ý tưởng tuyệt vời nào đó thì ông vẫn cần một hệ thống và chiến lược phù hợp để ý tưởng đó có thể đem lại nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, phần lớn thời gian ông đã dành cho Amazon, tờ báo Washington Post và tài trợ cho công ty thăm dò không gian Blue Origin LLC.
Mặc dù có vẻ Bezos đang cố gắng tăng tốc một cách nhanh chóng, nhưng ông vẫn cần tìm ra cách riêng của mình để bắt kịp những gã khổng lồ kia.
Trong khi Bill và Melinda Gates đã đóng góp từ thiện hơn 30 tỉ USD từ năm 1994. Còn tỉ phú Buffett thì đã thành lập quỹ từ thiện của riêng mình và đóng góp gần 25 tỉ USD từ năm 2006. Hiện tại Jeff Bezos mới đóng góp từ thiện được khoảng 100 triệu USD, thoạt nhìn thì lớn nhưng so với những gã khổng lồ kia thì vẫn chưa thấm vào đâu.
Theo Trí Thức Trẻ
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 4126

Dù bạn có nhận ra hay không, bạn đang tích cực quảng bá thương hiệu công ty của bạn mỗi ngày. Bạn thể hiện điều đó khi bạn phỏng vấn với ứng viên, với một nhân viên, đồng nghiêp về văn hóa công ty, hay mỗi khi bạn nói với một người bạn, với gia đình về thời gian làm việc trên công sở.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 3810

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, vào giai đoạn năm 2020, số người có thu nhập khoảng 714 USD/tháng (hơn 16 triệu đồng/tháng) ở nước ta sẽ đạt mức 44 triệu người, chiếm gần một nửa dân số.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2958