"Thật không thể tin nổi" thành "mốt" QC của nhiều DN

Sau lễ ra mắt smartphone Bphone của BKav, câu nói "thật không thể tin nổi" của Nguyễn Tử Quảng- SEO BKav đã trở thành nguồn cảm hứng cho cư dân mạng, đồng thời cũng tạo thành xu thế quảng cáo "ăn theo" câu nói này của Quảng "nổ".

xu hướng quảng cáo

Câu nói của Nguyễn Tử Quảng: "Thật không thể tin được" trở thành "bất hủ" trong những ngày qua

Bkav đã quá thành công với màn ra mắt mẫu điện thoại đầu tiên của mình. Tuy nhiên sự thành công đó hoàn toàn không phải do may mắn.

Có thể nói chưa từng có một sản phẩm điện thoại nào của Việt Nam có buổi ra mắt hoành tráng như Bphone, từ chiếc thiệp mời đậm chất công nghệ với chất liệu bằng nhôm nguyên khối được xử lý bề mặt màu vàng gold tinh tế với chi phí lên đến cả trăm triệu cho 2000 khách mời. Chỉ với 1 tấm thiệp và sự tận tình trong cách mời mà BKAV đã làm người dùng tin tưởng và kỳ vọng hơn về chiếc Bphone thực sự cao cấp.

Buổi ra mắt vào ngày 26/5/2015 là một buổi thực sự hoành tráng với rất đông các phóng viên tham dự và được tường thuật trực tiếp trên Youtube và các trang báo điện tử hàng đầu.

Nhưng mọi người đã không được như kỳ vọng khi các tính năng và cấu hình của chiếc Bphone không có gì mới mẻ và đặc sắc so với các tên tuổi đang có mặt tại thị trường Việt Nam. Nhưng Bphone thực sự rất xuất sắc trong lĩnh vực thu hút dư luận khi Mr.Quảng (hay còn gọi là "Quảng Nổ" ) đã có phong cách trình bày gây sốc với sự lặp đi lặp lại của câu "Thật không thể tin nổi", "Thật tuyệt vời" để "tâng bốc" chiếc điện thoại Bphone không có gì đặc sắc.

Và anh Quảng đã thu được kết quả ngoài mong đợi về sự bùng nổ của dư luận về chiếc Bphone của mình, trên mạng xã hội Facebook, trên các tờ báo, các blog đều nói về Bphone (cả mặt tốt lẫn mặt xấu, mà xấu thì nhiều hơn như đúng kế hoạch của BKAV), và câu nói của anh "Thật không thể tin được" trở thành "bất hủ" trong những ngày qua..

Bài học chúng ta có thể rút ra từ Bphone là : "Nếu sản phẩm của bạn không có tính cạnh tranh cao thì hãy dùng phương thức marketing gây sốc để thu hút dư luận".

Quảng "nổ" là một người thực sự thông minh và liều lĩnh khi chơi một ván cờ như vậy, và có thể đoán anh đã quan sát và học tập rất nhiều từ Apple trong mọi phương diện. Điều anh thực sự làm rất tốt bây giờ là đã xuất sắc thu hút được sự chú ý của dư luận và dần chuyển những quan điểm tiêu cực về Bphone thành những quan điểm tích cực thông qua sự nỗ lực của PR và Seeder.

Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu khá thành công trong một chặng đường dài với nhiều điều đang đợi chờ Bphone phía trước :

- Chuyển hoá sự quan tâm của dư luận thành doanh số bán hàng,

- Tập trung cải tiến sản phẩm theo nhu cầu của thị trường và theo kịp chất lượng sản phẩm của 2 người khổng lồ là Apple và SamSung như anh đã "nổ" khi so sánh với họ,

- Chuyển biến nhiều hơn nữa những quan điểm tiêu cực thành tích cực thông qua những chiêu thức tiếp thị trong tương lai : chế độ chăm sóc khách hàng, chế độ bảo hành và đổi trả sản phẩm, những chương trình về cộng đồng,...

Quảng cáo ăn theo cụm từ 'thật không thể tin nổi' bùng nổ

Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, trên fanpage một công ty bán lẻ lớn ở Việt Nam, "thật tuyệt vời - thật không thể tin được" là câu mở đầu của những dòng trạng thái giới thiệu sản phẩm.

Số lượt tương tác của khách hàng với các mẩu tin bắt đầu bằng cụm từ trên nhiều hơn so với cách thể hiện thông thường.

Cách quảng bá sản phẩm ăn theo cụm từ trên được đơn vị kinh doanh thực hiện 2 ngày. Dù chưa đem về các đơn đặt hàng, song theo đại diện công ty, chiến dịch thu được hiệu ứng khá tốt.

"Số người cập nhật, lượt like toàn trang và mục quảng cáo tăng lên đáng kể. Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú và có đáp lại (bằng bình luận) dưới mục quảng cáo", vị này chia sẻ.

Cũng ăn theo trào lưu, một doanh nghiệp dịch vụ ứng dụng taxi còn dùng cụm từ "không tin nổi" làm mã đăng nhập cho chương trình khuyến mại.

xu hướng quảng cáo

Trên fanpage một công ty bán lẻ lớn ở Việt Nam, "thật tuyệt vời - thật không thể tin được" là câu mở đầu của những dòng trạng thái giới thiệu sản phẩm.

Nếu nhập cụm từ nói trên làm mã gọi xe, khách có thể được giảm 30.000 đồng mỗi chuyến trong 4 lần đi.

Chị Nguyễn Thảo, phụ trách bộ phận truyền thông doanh nghiệp, bày tỏ, cụm từ "không tin nổi" là cách tạo ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm.

Theo chị, câu nói trên mang ý nghĩa giải trí cao nên khách khá thích thú. So với hiệu ứng những chương trình khuyến mại khác áp dụng từ đầu năm, lần này, khách hàng phản ứng tốt hơn.

"Thật tuyệt vời. Không thể tin nổi" cũng là cụm từ được nhiều trang bán hàng thời trang, web tuyển dụng, fanpage người nổi tiếng... áp dụng.

Theo các đơn vị này, tính hài hước của câu nói sẽ kích thích sự tò mò, thu hút khách hàng và tăng tương tác cho trang.

Dù ít nhiều bị cộng đồng "ném đá" nhưng câu nói trên lại được khách hàng đều đón nhận theo chiều hướng tích cực, không ảnh hưởng đến thương hiệu kinh doanh.

Đại diện một đơn vị kinh doanh còn nói, so sánh sẽ thấy trào lưu này giống như những trường hợp trước đây các đơn vị kinh doanh ăn theo cụm từ "đắng lòng", "anh không đòi quà" hay nhân vật Lệ Rơi.

Vị này cho biết, việc ăn theo trào lưu trên tuy không đạt doanh thu xuất sắc nhưng đã tạo dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng.

Thạc sĩ Nguyễn Phan Anh, chuyên gia e-marketing đánh giá, trào lưu marketing bằng cụm từ "thật không thể tin nổi" thể hiện sự nhanh nhạy của người kinh doanh.

Theo ông, chiêu marketing nói trên ít nhiều sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là nhóm khách hàng qua mạng xã hội.

"Hiệu quả nhìn thấy được là bước đầu, các đơn vị áp dụng đã tạo được hiệu ứng đám đông", ông bình luận.

Tuy nhiên, lạm dụng câu nói nổi tiếng cũng có thể gây ra những hiệu ứng ngược.

"Nếu các cơ sở kinh doanh không ứng dụng linh hoạt khiến nội dung chiến dịch nhạt nhoà cũng sẽ không nhận được sự quan tâm", ông nói.

Trên thực tế, cụm từ "không thể tin nổi" đã từng phổ biến trên các chiến dịch quảng cáo của hàng loạt nhãn hiệu trên thế giới.

Năm 2014, tại Anh, một chiếc dịch mang tên "không thể tin nổi" của hãng nước ngọt có ga xuất hiện với mật độ dày đặc, tạo hiệu ứng tương đối tốt.

Theo ĐSPL

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment