Pano và Billboard đang ở đâu giữa thị trường quảng cáo thời hiện đại?

Chẳng cần nói đến riêng tại Việt Nam mà tại những thủ đô, thành phố sầm uất bậc nhất trên thế giới, người ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy và choáng ngợp trước “hằng hà sa số” các biển quảng cáo lớn nhỏ. Các loại biển truyền thống cùng biển kỹ thuật số xuất hiện xen kẽ tạo ra một bức tranh đa dạng cho thị trường này.

Trong ngành quảng cáo ngoài trời, pano và billboard xuất hiện từ khá sớm, cũng như đã tạo ra khá nhiều cuộc tranh luận giữa các chuyên gia. Đặc biệt, khi cuộc sống con người ngày càng trở nên hiện đại, cơn bão Internet vẫn đang “làm mưa làm gió”, một lần nữa người ta lại đặt ra câu hỏi, liệu các hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo pano, quảng cáo billboard có còn đủ sức trụ vững? Nhưng chắc hẳn những người đặt ra câu hỏi đó đã quên rằng, sẽ chẳng phải tự nhiên mà cho đến thời điểm hiện tại, pano và billboard vẫn được mệnh danh là “ông lớn” trong ngành quảng cáo!

Khi nhịp sống trở nên hối hả, pano và billboard càng phát huy sức mạnh!

Cuộc sống hiện đại, Internet phát triển, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách thức tiếp nhận thông tin, mà cụ thể ở đây là các tin tức quảng cáo, khuyến mại. Nhưng một nghịch lý đang xảy ra đó là càng nhiều phương tiện quảng cáo, thời gian để khách hàng tiếp nhận lại càng trở nên có giới hạn.

Điều này được lý giải vô cùng đơn giản. Áp lực cuộc sống, áp lực công việc, áp lực học hành, chút thời gian rảnh rỗi hiếm hoi, mọi người thường có xu hướng muốn được nghỉ ngơi, thư giãn, không bị làm phiền bởi cả tá tin nhắn, email quảng cáo dồn dập tới hòm thư mỗi ngày. Cách để quảng cáo hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là đừng làm phiền họ, hãy để họ tiếp nhận mọi thông tin theo cách tự nhiên nhất. Và đây chính là điều mà biển quảng cáo, quảng cáo pano, quảng cáo billboard đang thực hiện mỗi ngày!

Trên những chặng đường dài di chuyển mỗi ngày, hay khi chờ đèn đỏ hoặc lúc tan tầm bức bối bởi ách tắc giao thông, các tấm biển quảng cáo trở thành điểm nhìn thu hút và mang tính xoa dịu tâm lý, thư giãn mắt nhìn cho người đi đường. Chẳng lãng phí bất cứ giây phút nào, cũng chẳng làm phiền hay khiến khách hàng khó chịu, biển quảng cáo cứ tự nhiên như thế, tưởng như “vô tình” mà lại là “hữu ý” thu hút sự chú ý và khiến người xem phải ghi nhớ về mình.

G5

Không chỉ bằng lời nói mà Nielsen đã trực tiếp thử nghiệm để đo lường các chiến dịch quảng cáo ngoài trời tại Mỹ trong vòng 6 tháng và đem về những con số vô cùng khả quan:

- 75% nhận thấy một bảng quảng cáo trong tháng.

- 60% nhận thấy bảng hiệu kỹ thuật số trong tuần.

- 22% đã thay đổi kế hoạch để ghé thăm thương hiệu trong quảng cáo.

- 61% đồng ý các bảng hiệu kỹ thuật số là một cách hay để tìm hiểu về SALES & SỰ KIỆN

- 82% nhớ lại thông điệp quảng cáo trên bảng tấm lớn.

Phù hợp với quy hoạch, phát triển đô thị

Biển quảng cáo, pano quảng cáo, billboard quảng cáo bên cạnh vai trò là một phương tiện truyền thông, quảng cáo thì bạn có biết, chúng còn trở thành biểu tượng cho nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới hay không? Đó là Quảng trường thời đại ở Mỹ, đó là giao lộ Shibuya ở Nhật Bản, đó là khu Piccadilly Circus ở London và còn rất nhiều các thành phố khác như Thượng Hải, Mumbai, Sao Paulo… Để có được một tấm biển quảng cáo ở những thành phố này thì nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể phải bỏ ra cả một khoản ngân sách mà ắt hẳn nhiều người sẽ gọi đó là “mức giá trên trời”.

Nhưng với sự quy hoạch và được sắp xếp một cách có chủ đích, hợp lý, biển quảng cáo đã và đang góp phần không nhỏ trong việc chỉnh trang, nâng cao thẩm mỹ của bộ mặt đô thị. Không chỉ còn là những tòa nhà chọc trời xám xịt, khô cứng, những bức tranh đường phố đặc biệt này tạo ra sự đa dạng sắc màu, khiến việc ra đường mỗi ngày hay khi gặp phải ách tắc giao thông không còn là “cực hình”.

G6

Biển quảng cáo trên đại lộ Broadway.

Tuy nhiên, ở nhiều thành phố, nhiều quốc gia, cụ thể là tại Việt Nam, biển quảng cáo đang bị chính con người biến tướng, làm xấu đi rất nhiều. Hàng loạt công trình trái phép đã bị gỡ bỏ nhưng rồi bằng một cách “thần kỳ” nào đó, người ta lại thấy chúng trở lại như “nấm mọc sau mưa”. Biển quảng cáo tấm lớn, pano quảng cáo, billboard quảng cáo hoàn toàn không hề xấu nhưng lại đang bị chính bàn tay của những người làm quảng cáo không có tâm, những con người chỉ vì trục lợi cá nhân làm cho xấu xí trong mắt người tiêu dùng. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có thêm nhiều biện pháp xử lý mạnh tay hơn, cũng như có phương án quy hoạch, sắp xếp sao cho hợp lý để biển quảng cáo trở về đúng nét đẹp đô thị như ban đầu!

Nâng cấp biển quảng cáo với sự đa dạng về hình thức thể hiện

Kích thước ấn tượng, tầm nhìn lý tưởng, nay các nhà sáng tạo lại có thêm nhiều cách biến hóa khiến biển quảng cáo, pano quảng cáo, billboard quảng cáo xuất hiện để cuốn hút mọi ánh nhìn trên phố.

G7

Bên cạnh những ý tưởng độc đáo, sáng tạo có “1-0-2” thì biển quảng cáo truyền thống nay được hỗ trợ thêm bởi rất nhiều hiệu ứng đặc biệt như: hiệu ứng 3D, hiệu ứng phản quang, hiệu ứng ánh sáng,… Còn hiện đại hơn, người ta nhìn thấy những tấm biển quảng cáo điện tử phát sáng rực rỡ cả một góc phố. Và thay vì chỉ là một biển quảng cáo, một hình ảnh tĩnh thì giờ đây, họ cho người dùng thấy cả một màn trình chiếu khổng lồ ngay ngã tư đông đúc.

Và dù chưa được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nhưng trên thế giới không còn xa lạ với loại biển quảng cáo ngoài trời cảm ứng. Với công nghệ hiện đại, thay vì chỉ tiếp xúc với người xem qua thị giác, các loại biển quảng cáo có thể trực tiếp tương tác cùng khách hàng. Như vậy, có thể thấy, biển quảng cáo là phương tiện truyền thông truyền thống nhưng đã biết cách kết hợp cùng công nghệ, biết cách làm mới mình để không bao giờ thụt lùi, không bao giờ trở thành “dĩ vãng” như nhiều lời đồn đoán.

Sixth Sense Media

Comments powered by CComment