8 bước nuôi dưỡng 1 ý tưởng kinh doanh thành hiện thực

Trong số 100 ý tưởng kinh doanh sẽ có khoảng 50% ý tưởng bị thất bại, có thể do các thực hiện thất bại, hoặc thất bại ngay khi chưa bắt đầu, hoặc thất bại khi đang phát triển. Chúng ta có thể biết nguyên nhân hoặc không ngừng điều đó cũng khó lòng ngăn cản sự thất bại đó. Tuy nhiên điều tuyệt vời mà chúng ta có thể ngăn chặn điều đó là xây dựng một nền tảng tốt cho ý tưởng kinh doanh ngay từ khi bắt đầu.

Nó sẽ cho bạn biết khả năng khả khi của ý tưởng, liệu rằng nó có thể phát triển và hơn hết là nền tảng vững chắc, nuôi dưỡng ý tưởng đó thành hiện thực. Dưới đây sẽ là 8 bước bạn không nên bỏ qua:

ý tưởng kinh doanh

1, Bắt đầu với những lý do đúng

Nghe điều này có vẻ giống như việc tin tưởng 1 cách mù quáng. Dĩ nhiên trong bất ứ việc gì, không riêng ý tưởng kinh doanh đều có cái sai. Nhưng hãy cứ tin tưởng vào điều đúng đắn nào đó, vào sự khả năng thành công, vào suy nghĩ đúng của mình. Nó sẽ hình thành cho bạn niềm tin, trách nhiệm, sự bền bỉ và khả năng chờ đợi. Bắt đầu 1 ý tưởng kinh doanh, bạn không cần chuẩn bị gì nhiều ngoài việc tin vào điều đó.

Thêm vào đó, từ những lý do đúng bạn sẽ tự tin hơn khi thuyết phục khách hàng, chia sẻ những gì bạn đang có, bắt đầu ý tưởng kinh doanh với đam mê thật sự.

2, Ý tưởng kinh doanh phải động não như điên

Bước tiếp theo khi bạn đã xác định được một nền tảng đúng đắn là phải bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng kinh doanh đó. Và sau đó liệt kê hết điều đó ra, có thể lộn xộn nhưng phải chi tiết. Bạn muốn gì? Bạn đã làm gì? Bạn thích gì? Bạn sẽ làm gì?.... Chúng ta có thể được nghe rất nhiều những câu nói với ý nghĩa chung rằng: muốn giàu muốn thành công hãy không ngừng suy nghĩ, ăn cơm cũng nghĩ, ngủ cũng nghĩ. Suy nghĩ liên tục sẽ kích thích sự sáng tạo không ngừng nghỉ.

3, Lựa chọn 1 ý tưởng

Bạn có 1 loạt sự lựa chọn, đương đầu với sự từ bỏ và giữ lại. Đây là 1 bước khó khăn, nhưng bạn có thể biến nó trở nên khá dễ dàng với việc ghi nhớ rằng nó không phải là ý tưởng kinh doanh chỉ có bạn mới có thể theo đuổi suốt cuộc đời. Biến chúng thành 1 điều đơn giản và dễ dàng lựa chọn. Vì thông thường chúng ta luôn có nhiều ý tưởng kinh doanh, giống như việc xây dựng những con đường đi. Nhưng chúng ta cần đưa ra sự lựa chọn cho 1 con đường đi chính, một niềm đam mê nhất để theo đuổi.

4, Kiểm tra thị trường (sau đó kiểm tra 1 số chi tiết)

Một điều thất bại mà hầu như ai cũng mắc phải là xa lánh thị trường. Chúng ta có sản phẩm nhưng lại tiết kiệm việc thử nghiệm với thị trường vì tốn kém và tốn thời gian. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân giết chết hiệu quả kinh doanh. Đối với 1 ý tưởng kinh doanh thị trường chính là nơi kiểm nghiệm độ hiệu quả, tính khả thi và khả năng thành công. Thậm chí là quyết định sự thắng bại.
Có rất nhiều cách khác nhau để thử nghiệm một thị trường mà không cần chi tiêu quá nhiều tiền. Bạn chỉ cần giao tiếp với khách hàng, những người nằm trong thị trường mục tiêu của bạn để nghe nhu cầu thực tế của họ theo cách họ thể hiện ra. Thêm vào đó những đòi hỏi của thị trường sẽ hoàn thiện hơn ý tưởng kinh doanh của bạn.

5, Xây dựng 1 kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh

Bước tiếp theo của quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh là xây dựng cho nó 1 kế hoạch tốt. Ngay chính trong cuộc sống hằng ngày bạn cũng có thể nhận thấy nhiều việc thất bại chỉ vì không có 1 kế hoạch kinh doanh tốt. Bạn có 1 con đường. bạn xác định được đó là con đường đúng đắn nhưng bạn phải biết cách đi nhanh và vững trên con đường đó, đó là tất cả những gì 1 kế hoạch mang lại cho 

Chi tiết hóa những điều bạn sẽ phải làm, mục tiêu bước đi, chi phí dự kiến... Đặc biệt là nó phải bám sát vào thực tế hiện tại của bạn đang có. Khi bạn thực hiện kế hoạch bạn có thể thấy 1 cách chi tiết hóa những câu hỏi bạn đã đặt ra. Và bạn sẽ thấy con đường thành công của mình càng ngày càng gần.

6, Chuẩn bị sự tài trợ cần thiết

Một trong những lý do thúc đẩy sự thất bại của phần lớn các ý tưởng kinh doanh là thiếu tiền mặt. Nếu bạn không thể tài trợ cho việc kinh doanh của riêng mình, thì hãy cố gắng trình bày nó thuyết phụ người khác tài trợ cho bạn. Đó có thể là 1 doanh nghiệp khác, hoặc sự đầu tư từ bạn bè, gia đình.

7, Xây dựng đội ngũ kinh doanh hiệu quả

Một người không thể tự làm nên thành công. Dĩ nhiên rồi. Sức mạnh của bạn có hạn, sự hiểu biết của bạn cũng có hạn và cách nhìn nhận vấn đề của bạn cũng có hạn. Vì vậy, không chỉ xây dựng lên 1 ý tưởng kinh doanh tốt, bạn cũng cần xác định đội ngũ sẽ gắn bó cùng bạn để xây dựng điều đó. Đừng quên những hướng dẫn quan trọng trong quá trình xây dựng nhóm để tránh sự thiếu sót, đặc biệt không ngừng xây dựng và ước lượng số lượng thành viên theo từng hướng phát triển của ý tưởng kinh doanh mà bạn đang thực hiện.

8, Đừng ngại thử 1 lần

Khi bạn đã lên 1 kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh bạn đang có, bạn không thể vứt xó. 1 là thực hiện theo cách thành công, hoặc có thể thất bại, 2 là chả bao giờ ý tưởng đó có thể được thực hiện. Dĩ nhiên cách thứ 1 cho thành công lớn hơn. Sự liều lĩnh theo 1 hướng khoa học sẽ cho 1 kết quả tốt.

Một ý tưởng thành công muốn trở thành hiện thực phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Không chỉ là lòng tin từ chính bản thân bạn, một ý tưởng tốt với thị trường mà đó còn là sự từ bỏ, cố gắng nỗ lực và 1 chút “máu liều”. Điều đó là lý do vì sao không phải ai cũng có thể thành công đến vậy. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Theo blog.sapo.vn

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment