4 kiểu suy nghĩ phá hủy thành công trong kinh doanh

Để chạm tay được đến thành công bạn cần từ bỏ những kiểu suy nghĩ như “mình không thể” “điều này làm được rồi” “mình quá yếu kém”. Hãy suy nghĩ thật tích cực bởi chỉ khi tin vào bản thân, lắng nghe ý kiến đóng góp từ những người xung quanh, bạn mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh mà mình mong muốn.


giàu và nghèo
1. “Điều này đã được làm rồi”
Thị trường vô cùng rộng lớn với nhu cầu cao là nguồn lợi béo bở cho các doanh nghiệp. Mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đều được mọi đơn vị khai thác một cách triệt để nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng và điều này khiến nhiều người khởi nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên đừng bao giờ nói với bản thân suy nghĩ tự đánh bại mình là “điều này đã được làm rồi”.

Trên thực tế hiện nay hầu như mọi thị trường đều có dấu chân của các doanh nghiệp nhưng đó là cơ hội để bạn phát triển và chỉnh sửa kế hoạch bản thân. Mọi chiến lược, đường đi nước bước hay những thất bại đều giúp bạn tích lũy được bài học từ đó tránh đi vào vết xe đổ. Điều quan trọng là bạn cần biến kế hoạch của mình trở nên độc đáo, thật sự khác biệt, tạo điểm nhấn với khách hàng và thay vì nghĩ “điều này đã được làm rồi”, hãy nghĩ tích cực hơn như “làm sao để mình làm điều này tốt hơn?”.
2. “Mình không phải là một chuyên gia”
Một trong số những nguyên nhân khiến nhiều người không dám đầu tư vào kinh doanh bởi họ lo lắng mình không có đủ kiến thức nắm bắt lĩnh vực. Trên thực tế không ai bắt đầu lĩnh vực gì đã ngay lập tức trở thành chuyên gia, họ cần thời gian học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Kiến thức trên sách vở chỉ là “điều kiện cần”, va chạm thực tế, ứng dụng nó vào thị trường và học tập từ những thật bại giúp bạn đủ sức “sống sót” trước đối thủ. Vì vậy đừng bao giờ nói đi nói lại “mình không phải là một chuyên gia”.

Nếu như bạn muốn tham gia vào ngành nghề hoàn toàn mới, hãy dành ra một khoảng thời gian 1-2 năm để tích lũy kinh nghiệm bởi chỉ cần chăm chỉ bạn có thể nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu. Hãy đảm bảo rằng nó là thứ bạn thích và muốn dành nhiều thời gian hàng ngày. Hãy thay đổi suy nghĩ này thành câu hỏi: “Mình phải tìm những thứ mình cần biết ở đâu?”.
3. “Mình không quen biết đúng người”
Mối quan hệ xã hội có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà còn trong công việc. Thực tế những người có mối quan hệ rộng rãi, quen biết nhiều luôn thuận lợi trong mọi hoạt động dự án. Tuy nhiên không phải vậy mà luôn lấy cớ thiếu mối quan hệ hoặc khong quen biết đúng người để che đậy cho sự yếu kém của bản thân. Trước những công việc khó khăn, không có người giúp đỡ, đó chính là cơ hội tốt để mở rộng mối quan hệ. Bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng việc gắng sức ngay cả khi không có sự liên hệ đặc biệt nào. Hãy chuyển suy nghĩ này thành “Mình phải làm quen với ai và bằng cách nào?”.

giàu và nghèo

4. “Muốn thành công cần phải có tiền”
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng: “Tiền luôn là nguồn cơn của mọi vấn đề, thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào nó”. Tôi không phủ nhận điều này nhưng không bao giờ đồng ý việc coi tiền lên trên, đánh giá thấp giá trị con người cũng như nghĩ “muốn thành công thì phải có tiền”. Hãy xem những nhà lãnh đạo của Apple, Microsoft, Amazon trong thời điểm đầu tiên đâu sở hữu tài khoản kếch xù, nhiều người đi lên bằng hai bàn tay trắng và tích góp tài chính để mở rộng quy mô kinh doanh.

Thật dễ để coi việc thiếu tiền là cái cớ cho việc thiếu tiến bộ nhưng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, các nguồn lực hạn chế có thể lại là may mắn. Bạn không cần phải có tiền thì mới làm ra tiền, hãy tính toán chính xác mọi chi phí, tiết kiệm tối đa. Đôi khi việc thiếu nguồn lực lại giúp bạn sáng suốt hơn, đưa ra được những kế hoạch tuyệt vời cho tương lai.

Theo bizweb.vn

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment