Quảng cáo: Hãy nghĩ trước khi nói!

qc copyBạn có nghĩ rằng quảng cáo qua những miếng dán (sticker) trên các phương tiện giao thông sẽ làm phiền lòng khách hàng ?Thực tế, nội dung trên những miếng dán đó chưa chắc đã phải là những thông điệp mà khách hàng muốn được truyền tải.

Steve McKee có kể lại câu chuyện về một nữ đồng nghiệp của ông. Cô ấy kể rằng cô có một cuộc hẹn với một anh bạn. Anh này có dán một miếng sticker với hình Calvin ( nhân vật từ bộ truyện tranh Calvin và Hobbles) với vể mặt rất thoải mái trong logo của Đại học Florida State. Khi anh chàng này đề nghị hẹn gặp một lần nữa, cô ấy đã từ chối. Điều này không có nghĩa là cô ấy có cảm tình với Florida State mà theo như cô ấy nói thì "tôi nghĩ, tôi thực sự không thấy thích hợp trong việc trò chuyện với người nào đó tự đi đến cửa hàng, mua cái logo như thế rồi dán sau xe của mình."

Đó là một vấn đề với quảng cáo qua các miếng dán sticker. Anh bạn trẻ khi dán tấm sticker Calvin lên chiếc xe tải của mình nghĩ rằng điều này rất thú vị và chẳng có gì đáng để bận tâm. Tuy nhiên, tấm dán đó mang nhiều thông điệp hơn anh ta nghĩ và anh ta đã phải trả giá qua việc thất bại trong cuộc hẹn tiếp theo với cô bạn tôi.

Khi dán một logo quảng cáo lên xe của bạn, nó sẽ biểu hiện phần nào đó tính cách của bạn. Nó là một điển hình nhỏ cho việc bạn nhìn nhận thế giới như thế nào. Điều đó không thể khẳng định được tính tự tôn cao nhưng nó lại đang định nghĩa bạn là ai, và kết quả là các thông điệp bạn muốn nói qua các tấn sticker dường như bị khuyếch trương lên và bạn dễ bị hiểu lầm.

Thông điệp bao gồm tất cả

Lấy một ví dụ là, một miếng sticker có nội dung "Con tôi là sinh viên ưu tú của trường". Đó là một ý nghĩ vô cùng tốt đẹp. Và người mẹ có thể dán nó trên chiếc xe của mình với một niềm hân hoan, thích thú trước con mắt dõi theo của người đi đường. Người mẹ ấy có thể đang khen ngợi con trai mình vì sự học tập chăm chỉ của cậu ta, không chút khoe khoang. Nhưng không phải ai cũng có cách suy nghĩ tích cực như vậy. Đó là lý do tại sao lại có những tấm sticker kiểu như thế này: "Con của tôi sẽ đánh bại các sinh viên ưu tú khác" hay "Chú chó Bull giống Pháp nhà tôi còn thông minh hơn con bạn!" (Đây có thể là sự thật).

Quảng cáo cũng giống như vậy. Có thể một tài xế khác không ưng những miếng dán trên xe riêng của bạn. Nhưng đó cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn phải trả một khoản tiền lớn cho một chiến dịch quảng cáo của mình thì đừng quên rằng ý nghĩa thông điệp của bạn có thể được khách hàng cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau – Có thể là những thông điệp được hiểu theo ý mà bạn không hề mong muốn.

Một người bạn cố vấn hôn nhân của tôi đã định nghĩa về sự giao tiếp như thế này "đó là sự gặp gỡ của những ý nghĩa khác nhau" Tôi nghĩ đây là một khái niệm hay. Chúng ta giao tiếp đơn giản không chỉ là nói với người khác. Chúng ta chỉ thực hiện giao tiếp khi họ thực sự hiểu chúng ta muốn cho họ biết cái gì. Mẹo của việc tạo ra những quảng cáo có hiệu quả là hãy là đặt mình vào chính vị trí của khách hàng, xem xét các thông điệp của công ty bạn dưới con mắt của khách hàng cũng như lắng nghe những thông điệp đó qua đôi tai của chính họ.

Làm thế nào để truyền tải những gì bạn muốn nói?

Khi bạn thực hiện công việc, bạn có thể rất ngạc nhiên khi biết được rằng khách hàng suy diễn như thế nào từ những thông điệp quảng cáo bạn cố gắng bày tỏ.

Đây là một số ví dụ rất hay gặp: Khi khách hàng nghe một người bàn hàng rao "Sẽ không có cơ hội nào tốt hơn để mua hàng nữa" họ sẽ nghĩ "Các nhà bán hàng lại cố gắng thuyết phục mình mua các sản phẩm như là ôtô, TV, hay ghế Sofa đây mà!". Đó không phải là những gì nhà sản suất muốn nói nhưng bởi vì họ không để ý kỹ nên khi họ nghe thông điệp này quá nhiều lần, họ sẽ có ác cảm với sản phẩm được quảng cáo đó.

Hoặc chúng ta có thể xem một ví dụ theo chiều hướng tích cực như Nike (NKE), Apple (AAPL) và Gatorade (PEP). Các công ty này rất hiếm khi kêu gọi mọi người mua sản phẩm của họ một cách vồ vập. Họ đơn giản chỉ phát triển các quảng cáo hấp dẫn, thú vị và kích thích trí tò mò của khách hàng cũng như bao gốm cả những thông điệp quảng cáo và để khách hàng tự quyết định. Thậm chí một số thương hiệu nổi tiếng về quảng cáo và bán hàng trực tuyến như Geico, eBay (EBAY), và Capital One (COF) cũng luôn xem xét kỹ lưỡng các thông điệp muốn truyền đạt tới khách hàng. Họ đã làm rất tốt công việc tìm hiểu rõ đối tượng họ hướng đến, và các quảng cảo của họ thường có ảnh hưởng khá tích cực đến việc bán hàng.

Bản thân bạn không phải là mục tiêu

Hãy nhớ rằng các khách hàng không quan tâm đến nhà quảng cáo muốn nói gì, nhưng vấn đề bạn cần cân nhắc là khách hàng của bạn hiểu những quảng cáo đó như thế nào? Đừng có làm một quảng cáo đơn giản vì bạn cho rằng cần phải làm như thế. Quảng cáo phải là những gì bạn muốn nói nhưng hãy thể hiện một cách kéo léo để không gây hiểu lầm. Xét cho cùng, bản thân bạn không phải là mục tiêu. Trong thực tế, do bạn biết rất rõ về sản phẩm, công việc, sự cạnh tranh của công ty nên bạn đưa ra những ý tưởng tốt, song những gì bạn làm lại có thể chưa đúng mục tiêu của mình.

Bài học rút ra từ những miếng quảng cáo sticker là hãy tìm hiểu kỹ xem khách hàng của bạn. Thấu hiểu thái độ và suy nghĩ của họ thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ là họ sai. Và đừng chỉ nói những gì bạn muốn nói. Hãy chắc chắn rằng, bạn bao giờ gặp cái nhìn thiếu thiện cảm từ sự hiểu lầm của khách hàng khi bạn truyền tải bất kỳ một thông điệp quảng cáo nào

Dịch từ Businessweek-Nguồn Brand.hoo

Comments powered by CComment