So với quảng cáo, giá trị một đợt quảng bá PR thành công tỏ ra sâu sắc hơn rất nhiều. Nếu có cách làm khéo léo, chiến lược PR đạt hiệu quả khó ngờ mà chi phí đầu tư lại rất phải chăng.

Thuê mướn một chuyên gia giúp bạn tạo nên một bài PR có thể tốn kém nhưng đôi lúc là điều khá quan trọng, nhưng không vì thế mà nhà quản trị lại bỏ qua những kiến thức căn bản về truyền thông đại chúng. Một điều khác biệt quan trọng nhất giữa cuộc vận động PR thành công và thất bại khác chính là tạo nên được một sự kết nối.

Thử thách đầu tiên đối với bạn chính là cố gắng suy nghĩ như một phóng viên báo chí, một biên tập viên hoặc là một nhà sản xuất truyền hình. Ai là những đối tượng khán giả chủ chốt của họ? Phong cách của họ nghiêm trang hay thư thái, vui tươi? Liệu họ có hướng mục tiêu đến với những phương tiện truyền thông mà bạn đang quan tâm? Giải đáp được những câu hỏi trên, bạn sẽ có được những gì cần thiết thật sự để phát triển nên sự kết nối chính mình với đối phương.

Là người sáng tạo, bạn phải có được vài câu chuyện hay để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình cho mọi người biết. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất, cũng không phải là cách hiệu quả nhất để bạn giới thiệu các câu chuyện của mình cho giới phóng viên. Để thành công trên một quy mô rộng lớn hơn trong giới truyền thông, bạn cần nghĩ ra những sự kết nối độc đáo, hấp dẫn và phù hợp hơn.

PR 1549960677

Ảnh: Absolute Internship.

Một khi đã có được những kết nối cần thiết với giới truyền thông, bạn cần lên kế hoạch thật cẩn thận trong đợt quảng bá sắp tới nhằm tránh những lỗi PR thường mắc phải. Sau đây là những điều nhất định phải để mắt đến:

1. Lỗi “cậu bé chăn cừu”

Nếu bạn mãi liên tục thực hiện và phân phát những bài PR về chỉ một hoạt động tại doanh nghiệp, hiển nhiên bạn sẽ trở thành một tâm điểm “ồn ào” của ngành truyền thông. Sẽ nhanh chóng được biết đến, nhưng điều đó cũng sớm bị lãng quên như nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn Cậu bé chăn cừu.

Xuất hiện trước báo giới chỉ thật sự cần thiết và phải để dành cho việc công báo chính thức những cột mốc quan trọng và các giá trị của doanh nghiệp. Thay vì gửi đi những bài viết PR tổng quát, hãy cố gắng liên kết cùng các phóng viên chuyên nghiệp và biên tập viên hoặc nhà sản xuất truyền thông để chắc chắn rằng ý tưởng câu chuyện kể của bạn sẽ được sử dụng theo cách hợp lý nhất và dễ dàng kết nối với những đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình.

2. Không nắm rõ sự khác biệt giữa các đơn vị truyền thông

Mỗi một đơn vị truyền thông như tòa soạn, đài truyền hình hoặc hãng thông tấn đều có mục đích và đối tượng người đọc hoặc khán giả rõ ràng. Một tòa soạn báo chuyên về hoạt động của các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn các tòa soạn khác những câu chuyện về một doanh nhân thành công hoặc thành tựu mới nhất đạt được trong kinh doanh.

PR 1549960989

Ảnh: YourStory.

Các phóng viên chuyên đề thường thích viết về những điểm xuất sắc hoặc ưu việt của sản phẩm. Đài truyền hình muốn tạo ra những yếu tố gây hiệu ứng thị giác. Tùy theo mục tiêu trong kinh doanh, bạn cần biết chọn lọc và khai thác những khía cạnh khác nhau của công việc kinh doanh cho phù hợp với từng đối tượng truyền thông nhất định.

3. Vội vàng

Nếu câu chuyện bạn kể không hợp thời thì sẽ không lôi cuốn đối với cả người nhận đăng bài lẫn người xem. Liệu tình hình kinh tế – xã hội hiện tại có thích hợp khi giới thiệu câu chuyện về thương hiệu ? Câu chuyện đó có gắn liền với một xu hướng nào hoặc với các tin tức khác đang gây chú ý từ dư luận? Cần quan sát kỹ tình hình thị trường và không nên vội vã tung ra câu chuyện của mình khi thấy tình thế chưa chín muồi. Biết chọn đúng thời điểm để tung bài lên báo thì bạn mới có cơ may làm PR thành công.

* Nguồn: Doanh Nhân+

Nguyên tắc tấn công số 1:

"Điểm chính cần chú ý là điểm mạnh của người giữ vị trí dẫn đầu thị trường"

User Menu