Khi người người, nhà nhà đều ám ảnh với những viral campaign như một loại ‘”thuốc biệt dược” và mong rằng hiệu ứng viral sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, đó là lúc chúng ta cần đặt lại câu hỏi: “Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?”

ViewLikeShare

Lan truyền có phải chỉ là những lượt view, like, share trên Facebook và chiến dịch được cho là thành công đó có mang lại giá trị kinh doanh cho thương hiệu? Không mang đến những giải pháp hay ý tưởng mới lạ cho một viral campaign hiệu quả, bài viết này sẽ đưa ta trở về những sự thật ngầm hiểu cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng cần nắm rõ khi bắt đầu một chiến dịch marketing, từ ý nghĩa của những view, like, share đến hành trình khẳng định giá trị bản thân khách hàng.

You are what you share - Seth Godin

Viral là một khái niệm không rõ ràng.

Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?

Dựa vào lượt xem (view)? Chưa chắc đã đúng vì lượt xem có thể đạt được thông qua việc mua quảng cáo.

Dựa vào lượt thích (like)? Có khả năng vì khi người ta thích có nghĩa là người ta có cảm xúc và phản ứng lại nội dung của mình.

Nhưng cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là lượt chia sẻ (share), người ta xem và mong muốn giới thiệu cho mọi người cần xem.

Và do đó, trước khi làm một đoạn phim gọi là viral, chúng ta hãy tìm hiểu xem vì sao chúng ta view, like và share.

ViewLikeShare1Ảnh: cyberbullying.org.

View

Thật ra thì không ai ép chúng ta xem, chúng ta được quyền chọn cái gì chúng ta muốn xem. Dĩ nhiên, sẽ có vài trường hợp bạn bị ép phải xem, ví như những đoạn quảng cáo trước những xuất chiếu phim, nhưng phần lớn chúng ta được quyền từ chối.

Tôi rất thích tính năng unfollow của Facebook. Đó là một tính năng tuyệt vời, cho phép bạn chặng những người bạn không muốn thấy nội dung của họ mà không phá hủy tình bằng hữu. Chúng ta unfollow và từ đó chọn lọc ra những người, những nội dung mà chúng ta muốn xem. Từ đó, chúng ta phải hiểu rằng mỗi đoạn phim gọi là viral chúng ta làm ra, phải được “phát hành” tại những nơi mà đối tượng chúng ta muốn xem.

KOL chưa chắc có sức mạnh thuyết phục, nhưng lợi thế của họ chính là lượng người đang theo dõi họ.

Like

Tạo sao chúng ta bấm nút like?

Phải chăng chúng ta nói cho người được like biết rằng tôi có quan tâm đến bạn?

Bao nhiêu lần chúng ta được an ủi vì một người nào đó chúng ta mong đợi vào like, và bạn biết rằng họ đã đọc những dòng tâm sự của bạn.

Like hệt như cách mà bạn nói “tao quan tâm đến mày” mà không cần phải gọi điện hỏi thăm cho nó.

Like là quan tâm, đồng cảm và chăm sóc.

Nhưng quan trọng hơn, những gì bạn like nói cho có thế giới biết bạn đang quan tâm đến điều gì.

Share

“Động cơ chia sẻ của bạn là gì?” - Tạ Bích Loan

ViewLikeShare2Ảnh: cyberbullying.org.

Đây chính là điều quan trọng nhất.

Tạo nội dung được view hay like khá đơn giản, như tạo nội dung để được share quả là chuyện không hề giản đơn. Vậy thì thương hiệu làm gì để cái gọi là viral của họ được share?

Trong một nghiên cứu của tờ New York Times, chúng ta biết được những lý do cơ bản để chúng ta share.

Trước hết, 49% chúng ta share vì chúng ta muốn mang lại cho người thân của mình những thông tin quan trọng, hay và giải trí. Thật ra một mẫu quảng cáo hay những đoạn phim đến từ thương hiệu rất khó tạo ra điều này vì chúng ta không thể cạnh tranh được với những phóng sự giật gân về ung thư của VTV hay bài hát mới của Sơn Tùng. Người ta có những ý định “phòng thủ” nhất định đối với thông tin được đưa ra với mục đích quảng cáo. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người tiêu dùng chấp nhận những thông tin hữu ích đến từ thương hiệu, nhưng nó phải là thông tin rất độc đáo và hữu ích.

Tiếp theo, 68% chúng ta share vì chúng ta muốn khẳng định lại giá trị bản thân.

Chúng ta muốn thể hiện mình là người kiên cường, không bỏ cuộc thông qua những đoạn phim đầy cảm xúc của các thương hiệu thể thao như Nike, Adidas, Under Amour…

Chúng ta muốn nói cho thế giới biết là tôi là người rất tinh tế, thời trang và sành điệu thông qua những mẫu phim quảng cáo tinh tế của Kenzo, LV hay Hermes.

Chúng ta muốn khẳng định mình là những tay lái đầy đam mê thông qua những đoạn phim quảng cáo xe máy chất lừ của Honda.

Tất cả những phim quảng cáo viral đều chất chứa một quan điểm sống, một phong cách và một giá trị sống khác nhau mà người xem muốn share.

Tiếp theo, 78% chúng ta share vì để nuôi dưỡng một mối quan hệ nào đó mà chúng ta trân trọng. Chúng ta đi chơi, chụp hình và sẽ tag người bạn của mình vào. Chúng ta tag những bài viết về tình yêu, hôn nhân gia đình, cách giáo dục con cái cho người bạn đời của mình.

Như thế, lúc này mỗi đoạn phim chúng ta làm chính là phương tiện giúp người dùng gởi thông điệp nào đó đế người thân, bạn bè của mình.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim tôn vinh người mẹ của P&G với mẹ của mình như là cách chúng ta nói cảm ơn mẹ.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim của một hãng dụng cụ nhà bếp nói về sự chia sẻ của vợ chồng trong gian bếp với chồng của mình, như là một cách nhắc khéo rằng tối nay đừng đi nhậu, về nhà nấu cơm cùng em.

Chúng ta share những đoạn phim hay về nghị lực sống cho những người bạn đang mắc phải những căn bệnh hay đang tuyệt vọng.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Cuối cùng, 84% những người share vì muốn nói cho thế giới biết tôi đang quan tâm và ủng hộ điều gì.

Tôi ủng hộ môi trường. Tôi chọn cá, không chọn thép. Tôi phản đối việc xây nhà máy thép. Đó là những thông điệp được đưa ra khi chúng ta share những bài báo về vần đề này.

Vậy thì thương hiệu có ủng hộ điều mà người tiêu dùng cũng đang ủng hộ? Thương hiệu hãy ủng hộ hôn nhân đồng tính. Hãy ủng hộ và khuyến khích con trẻ mơ uớc, người trẻ khởi nghiệp và người lớn tuổi sống tiếp với những ước mơ dang dở của mình. Đó có thể là thông điệp của bột giặt Omo, điện thoại thông minh Samsung hay sữa cho người lớn tuổi Ensure Gold.

Lúc này, những đoạn phim viral là những đoạn phim mang những quan điểm chung nhất, thân thuộc nhất mà chúng ta muốn nói ra.

Đừng mong người bình thường, view, like và share một đoạn phim quảng cáo, vì cơ bản nó không mang nhiều giá trị gì cho họ.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim được quay thật đẹp, hình ảnh âm thanh xuất sắc để khi chúng ta share, chúng ta nói cho thế giới biết về gu thẩm mỹ của mình.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang tính giải trí cao mà người tiêu dùng share nó như một món quà gởi tặng bạn bè.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang những giá trị, tư tưởng sống mà người tiêu dùng chúng ta đang theo đuổi hoặc quan tâm.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim với thông điệp đầy ý nghĩa mà người tiêu dùng gởi đến người thân.

Và hy vọng nó sẽ được viral.

Hồ Công Hoài Phương
(Theo BrandsVietnam)

Winston Churchill

"Nếu bạn dẹp một thị trường tự do, bạn tạo ra một thị trường chợ đen."

User Menu