Thương trường như chiến trường. Muốn thành công giữa những cạnh tranh khốc liệt, bạn phải trang bị cho mình bản lĩnh và khả năng xử lý linh hoạt trước mọi tình huống. Dưới đây là những bí quyết ứng xử thông minh trong thương trường mà bạn nên biết.

thuongtruong

Nắm quyền chủ động, dày mặt mà vô hình

Muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh thương trường, nhà kinh doanh cần theo sát trào lưu xã hội, kịp thời điều chỉnh tư tưởng làm ăn, ra được quyết sách sáng suốt, giành lấy quyền chủ động, thực hiện được yêu cầu lãi nhiều lỗ ít, luô giành được thắng lợi trong lĩnh vực mới.

Khi vận hành kinh doanh, đi sớm được một bước, khai thcs sớm được một sản phẩm là sẽ đảm bảo luôn luôn nắm chắc được quyền chủ động, khống chế được cục diện có lợi, giữ được địa vị lũng đoạn. Tuy nhiên, để đạt được những yêu cầu đó không dễ chút nào, nhất là đối với những người mới vào nghề, vốn liếng còn mỏng, kinh nghiệm còn ít.

Quyền chủ động là một yêu cầu chiến lược số một, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đầu óc chiến lược, biết nhìn xa trông rộng, dám hành động dũng cảm, quyết đoán, chỉ có như vậy mới luôn luôn nắm được quyền chủ động.

Mọi doanh nghiệp đều tiến triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, từ chỗ bị động trên thị trường đến chỗ chiếm được quyền chủ động. Tất nhiên đây là một quá trình phấn đấu gian khổ, nhà kinh doanh cần có ý thức về quyền chủ động trong suốt quá trình đó, cố gắng làm thay đổi địa vị yếu kém của mình.

Ai dũng cảm sẽ thắng cuộc

Cuộc cạnh tranh trên thương trường rất quyết liệt và tàn khốc, chỉ nhà kinh doanh nào mặt dày tim đen mới có đủ dũng khí quyết chiến. Thị trường không thương xót gì nước mắt và rất ghét những kẻ nhút nhát. Đứng trước một đối thủ mạnh, cần có dũng khí liều mạnh, xông vào trận đấu không hề run sợ, mới chiếm lĩnh được thị trường.

Hai kẻ mạnh giao đấu, ai dũng cảm sẽ thắng. Đó là một chân lý. Trong thị trường, thường xuyên xảy ra tao ngộ chiens với đối thủ, kẻ nào nhút nhát, chùn bước sẽ thất bại.

Lúc nào cũng phải có tâm trạng thèm khát

Trong cạnh tranh trên thị trường, cần làm cho mình lúc nào cũng có cảm giác đói mèm như chó sí đi săn mồi. Chỉ có như vậy mới có được men say đối với hoạt động kinh doanh. Không bao giờ bạn thấy thỏa mãn và luôn luôn say mê đi tìm thắng lợi mới, kết quả sẽ thành công.

Người kinh doanh nào thiếu cảm giác đói khát sẽ không có được tính tích cực, chủ động tìm cách mở rộng kinh doanh. Hãy là một chiến sỹ trên thương trường lúc nào cũng hăng hái xông lên như một con sói đói khát đang đi tìm mồi.

Chớ bộc lộ mình

Nghệ thuật “chớ bộc lộ mình” cũng là một pháp bảo giành lấy thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. Là nhà kinh doanh, bạn cần giữ bí mật cho kế hoạch, ý đồ, bước đi, mục tiêu làm ăn của riêng mình. Khi thời cơ chín muồi, bạn mới mở cuộc công kích mạnh mẽ, quyết liệt giành lấy thắng lợi trong cạnh tranh với các đối thủ.

Dùng cần câu dài kiếm con cá lớn

Các nhà kinh doanh thường mắc một bệnh chung là quáng mắt vì cái lợi nhỏ, thiển cận. Thự ra, cái lợi thì không thể bỏ qua nhưng cần chú ý nhìn xa hơn, rộng hơn.

Thời xưa, các nho sinh phải học tập thâu đêm cũng là để mưu cầu cái lợi lớn hơn, lâu dài hơn. Người xưa nói, trong sách của nho sinh có nhà vàng, người đẹp, cố gắng học thi đỗ làm quan, mọi ước mơ đều được thỏa mãn. Hàng chục năm đèn sách mới giật được mảnh bằng, thật chẳng khác gì “dùng cần câu dài bắt con cá lớn”.

Khéo mưu lợi trong cảnh hỗn loạn, đục nước béo cò

Trong cạnh tranh thị trường, ta cần tích cực lợi dụng tình hình biến động và sai lầm của đối phương để mở rộng thị phần, tạo ra cơ hội phát triển kinh doanh của mình.

Đục nước béo cò, ngư ông đi bắt cá thường khuấy động cho nước đục khiến cá khó phân biệt phương hướng và dễ bắt hơn. Nhưng nhiều doanh nghiệp quá nặng về mưu lợi, đã dùng đủ mọi biện pháp xấu xa, sản xuất bừa bãi, bán cả hàng giả, làm thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng, làm rối loạn tình hình vận hành bình thường của thị trường. Đó là một thủ đoạn xấu xa cần phê phán.
Chúng ta chủ trương đục nước béo cò, mưu lợi trong cảnh hỗn loạn là phải kinh doanh trên cơ sở tuân thủ luật pháp, chủ yếu là tìm cách kiếm lời khi các đối thủ cạnh tranh mắc sai lầm hoặc nội bộ có mâu thuẫn rắc rối.

Bỏ cái lợi nhỏ, kiếm cái lợi lớn

Muốn kiếm lợi trên thương trường tất nhiên đòi hỏi doanh nhân phải gan góc nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ có tiến mà không có lui. Đối với đối thủ có thể nhân nhượng, nhân nhượng cho đến khi sự sinh tồn của mình bị đe dọa mới dừng lại. Trên thương trường nếu không biết nhường cái lợi nhỏ, làm sao kiếm được cái lợi lớn. Có khi chịu thiệt một chút rồi sẽ kiếm được cái lợi to hơn về sau.

Mạo hiểm thật lớn, kiếm tiền thật nhiều

Trong một đoàn quân, cái đầu của thủ lĩnh chính là cái đầu của đoàn quân. Chủ doanh nghiệp là thủ lĩnh của doanh nghiệp, cũng là cá đầu của cả doanh nghiệp. Là thủ lĩnh thì phải có ý chí kiên cường, có tài thao lược, không sợ khó khăn, dám mạo hiểm làm việc lớn.

Để núi xanh còn có củi đun

Tục ngữ có câu “Để núi xanh còn có củi đun”, sự rút lui, nhân nhượng tạm thời là để chuẩn bị cho sự tiến bộ trong tương lai. Đặc biệt, khi tình hình bất lợi lại càng cần biết nhân nhượng, ngườ khéo nhân nhượng mới có hy vọng kiếm được nhiều tiền.

Con người ta sống trên đời luôn luôn phải tiếp xúc với tiền bạc, danh lợi, địa vị, về căn bản không thể nào đạt được mọi cái mình mong muốn hoặc không thể nào tìm được sự công bằng, bình quân tuyệt đố. Như vậy có nghĩa là ra sẽ gặp phải những chuyên thua thiệt hoặc được lợi. Có người sẵn sàng chịu thiệt để lấy cái lợi lớn hơn nhưng cũng có những kẻ tiểu nhân chỉ chăm giành lấy cái lợi về mình, không chịu thua thiệt mảy may.

Thương trường là chiến trường, trên chiến trường cũng có trường hợp phải rút lui, trên thương trường cũng vậy, có lúc phải rút lui. Rút lui chỉ nhằm bảo toàn thực lực của mình là quá tiêu cực và cũng là một chuyện buôn bán thua lỗ.

Trích: Hậu hắc học và Doanh nhân Do Thái

Theo Hoclamgiau

Charles C. Noble

"Để khỏi bị nhụt chí bởi những thất bại trước mắt, bạn cần phải có một mục tiêu lâu dài."

User Menu