Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy đa số các chiến dịch SEO thất bại là do mọi người đặt hi vọng quá cao vào kết quả trong khi ngân sách đầu tư thì ít ỏi. Một phần khác là do các chiến lược đưa ra đều dựa vào sự phỏng đoán/giả định mà không đi sâu vào phân tích số liệu cụ thể. Hơn nữa, khách hàng trong quá trình hợp tác thường hiểu sai về những gì bạn đang làm, dẫn đến tình trạng nhu cầu và mong muốn của họ không được đáp ứng bởi họ không có hiểu biết nhiều về SEO.

SEO-fail

Cho dù bạn đang tự quản lý một chiến dịch SEO cho riêng mình hay phải thuê một SEO-er chuyên nghiệp khác, bạn vẫn cần phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi để xem xét kỹ liệu chiến lược của mình có đang tiến triển tốt và đi theo đúng hướng hay không.

1. Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch hay chưa?

Việc đặt ra những mục tiêu thiếu tính thực tế cho chiến lược SEO (như: tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ trong website đều phải 'thống trị' hoàn toàn trên tất cả các công cụ tìm kiếm lớn như Google hay Bing) chính là nguyên nhân khiến cho chiến dịch của bạn bị thất bại ngay từ đầu. Để giải quyết vấn đề này, thay vì việc quá 'háo thắng', hãy lên kế hoạch mang tính khả thi cao cho từng chiến dịch và gặt hái thành công từng bước một chậm rãi nhưng chắc chắn. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chọn cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng nằm trong hình thức kinh doanh này thì sẽ rất khó khăn để có được thứ hạng hàng đầu bảng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chính vì vậy, hãy sử dụng chiến lược tăng tiến, chọn một sản phẩm đầu tiên rồi tối ưu hóa từ khóa về sản phẩm đó trước, sau khi thành công chuyển sang từ khóa tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng tiếp tục đẩy mạnh những từ khóa đã tăng được thứ hạng để duy trì phong độ.

Đó mới chính là cách xây dựng một mục tiêu hợp lý và khả thi; đó là chìa khóa giúp bạn thành công.

2. Bạn đã có một khung thời gian và kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý cho các chiến dịch hay chưa?

Đây là một vấn đề khá quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp không có được một khung thời gian làm việc và khả năng phân phối chi tiêu khả thi cho tất cả các chiến dịch SEO của họ. Mặc dù mong muốn có được kết quả tốt ngay lập tức nhưng họ lại chỉ chịu đầu tư ra một khoản tiền nhỏ cho chiến dịch đó. Để giải quyết, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ phía một SEOer chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, sau đó xác định khung thời gian cũng như chi tiêu ngân quỹ một cách thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất cho từng loại hình kinh doanh. Nếu một loại hình nào đó có tính cạnh tranh cao thì chắc chắn ngân sách chi tiêu sẽ phải nhiều hơn, khoảng thời gian để tiến hành sẽ lớn hơn so với những gì bạn tưởng tượng. Nếu bạn thực thi một chiến dịch mà chỉ dành cho nó quỹ thời gian ngắn ngủi và dè dặt trong đầu tư thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ thất bại nhanh chóng, bởi vì bạn sẽ không thể cung cấp đủ thời gian cần thiết cho các SEOer để kiểm tra và đánh giá lại chiến dịch một cách chính xác và vẹn toàn hơn.

3. Bạn đã chọn đúng từ khóa?

Tối ưu hóa sai từ khóa vẫn là lỗi phổ biến và thường xuyên của tất cả các chiến dịch SEO thất bại. Tốt hơn hết, bạn nên thuê một công ty SEO hay chuyên gia SEO quản lý chiến dịch cho bạn. Họ sẽ biết cách chọn lựa đúng từ khóa sau khi đã phân tích và thực hiện nghiên cứu đa dạng các từ khóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tự chọn từ khóa nhưng lại dựa trên cảm tính về những gì bạn nghĩ khách hàng của bạn đang tìm kiếm mà không kiểm tra lại bằng các công cụ thống kê trên thực tế thì chiến dịch lâu dài của bạn khả năng cao sẽ không sử dụng đúng từ khóa và tiến tới thất bại.

Phân tích dữ liệu từ khóa qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa có uy tín cao và xem những từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang sử dụng thành công, để đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa đúng từ khóa.

4. Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?

Tất nhiên nếu bạn lựa chọn sai từ khóa thì chắc chắn lượng traffic đến website sẽ không như mong muốn, hoặc nếu có cũng không phải là traffic có chứa khách hàng tiềm năng, hoặc gộp cả 2 ý trên. Bạn có thể thử làm một bài kiếm tra nhanh để xác định xem chiến dịch của bạn có cung cấp đủ lưu lượng truy cập tiềm năng cho website hay không bằng cách nhìn vào dữ liệu bounce rate cho lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn thấy số liệu bounce rate cao, thì nó có nghĩa là người truy cập đã không tìm được đúng nội dung phù hợp. Việc phân biệt giữa bounce rate của truy cập tìm kiếm tự nhiên với các truy cập từ nguồn khác (như direct visits, referral visits, ...) là rất quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn có số liệu Bounce Rate cao trên tất cả các nguồn truy cập thì có lẽ bạn phải xem xét lại toàn bộ website từ bước đầu tiên.

5. Bạn đã có một website với diện mạo chuyên nghiệp?

Một chiến dịch SEO thành công sẽ bắt đầu với một website chuyên nghiệp có thể dễ dàng tương tác với độc giả chỉ trong lần truy cập đầu tiên. Sự tương tác của độc giả đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của chiến dịch bởi lẽ sự tương giao là kết quả của quá trình chuyển đổi từ truy cập thường sang khách hàng tiềm năng, và nó cũng chính là thước đo độ thành công của một doanh nghiệp. Việc thiếu đi tính chuyên nghiệp trong thiết kế cũng như kỹ thuật trong website (thiết kế không đẹp mắt, lỗi thời, hay có nhiều lỗi trang, ...) sẽ khiến cho sự liên kết giữa độc giả và website cũng như tỉ lệ chuyển đổi bị giảm xuống nhanh chóng.

Dưới đầy là một số câu hỏi mà bạn nên xem xét trong quá trình đánh giá lại website cho riêng mình:

  • Thiết kế trang đã lỗi thời hay chưa?
  • Nó có thiết kế chuyên nghiệp hay không?
  • Thanh navigation có cấu trúc trực quan và dễ dàng cho người truy cập?
  • Thân thiện với mọi thiết bị như desktop, mobile, hay smartphone?
  • Bạn có nhận được phản hồi tiêu cực hay tích cực về những điều trên từ phía độc giả hay không?

6. Nội dung có thực sự thu hút được độc giả?

Thiếu đi sự tương quan của độc giả cũng như tỉ lệ chuyển đổi thấp cũng là kết quả của việc nội dung không phù hợp với nhu cầu của người truy cập. Bạn không nên viết những nội dung chỉ để đánh lừa bộ máy tìm kiếm, mà hãy viết những bài viết chất lượng nhất, có thể thu hút được đông đảo độc giả quan tâm. Hãy tạo một chiến lược nội dung ví dụ như: tham khảo ý kiến của khách hàng hay trả lời cho những câu hỏi mà họ đang quan tâm. Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá rất cao hành động này và sẽ gắn bó hơn với website.

7. Bạn có đang theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện chúng?

Theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện nó nếu cần là một công việc rất cần thiết và quan trọng không kém cho một chiến lược SEO lầu dài hoàn hảo và thành công. Điều này thường dẫn đến một số thay đổi trong việc cải thiện các chiến dịch theo thời gian như phải cải tạo toàn bộ chiến lược nội dung hoặc thậm chí là thiết kế lại một website.

Sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ có những đánh giá xơ xài và đo lường kết quả của chiến dịch dựa trên một điểm dữ liệu nhất định nào đó. Hãy cố gắng bao quát tổng thể dữ liệu chung và hiểu được cơ chế của thứ hạng có ảnh hưởng như thế nào đến traffic hay traffic ảnh hưởng thế nào đến tỉ lệ chuyển đổi chẳng hạn. Nếu bạn nhìn nhận sự việc bằng cách bao quát tất cả các khí cạnh dữ liệu thành một hệ thống thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và sửa chữa thiếu xót. Ví dụ, Nếu thứ hạng và traffic tốt, nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại ít, nguyên nhân có thể là do lựa chọn từ khóa không đúng và thiết kế website thiếu chuyên nghiệp, hoặc các yếu tố khác có thể thay đổi toàn bộ chiến dịch nếu như giải quyết kịp thời.

Kết luận

Hầu hết các chiến dịch SEO bị thất bại với nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn chiến dịch của mình nằm trong số đó. Với tất cả những câu hỏi bên trên, nếu bạn đều trả lời là "Không, tôi chưa có" thì đây là lúc bạn nên nhận ra rằng chiến dịch của bạn rất khó có thể thành công được. Hãy tạo ra một số thay đổi và tham khảo một số câu hỏi bên trên.
Theo Thegioiseo

Không ghi tác giả

P. F. Drucker

"Marketing ... bao phủ toàn bộ họat động kinh doanh. Là tất cả họat động kinh doanh nhìn từ kết quả cuối cùng, tức là từ quan điểm của người tiêu dùng."

User Menu