Nửa đầu năm 2022, MWG đã thần tốc mở thêm 322 chi nhánh mới, chạm mốc 500 cửa hàng. Trong khi đó, ông trùm hàng tiêu dùng và bán kẻ Masan cũng nhăm nhe bước chân vào thị trường này khi chuẩn bị mở nhà thuốc mới có tên Dr.Win.

Pharmacity đang là chuỗi hiệu thuốc dẫn đầu thị trường về quy mô, nhưng Long Châu thuộc FPT Retail lại đang lấn át về lợi nhuận.

Thị trường bán lẻ đang ngày càng sôi động và khắc nghiệt hơn khi các ông lớn đều đang dồn lực đầu tư mở rộng. Nửa đầu năm 2022, MWG đã thần tốc mở thêm 322 chi nhánh mới, chạm mốc 500 cửa hàng. Trong khi đó, ông trùm hàng tiêu dùng và bán kẻ Masan cũng nhăm nhe bước chân vào thị trường này khi chuẩn bị mở nhà thuốc mới có tên Dr.Win.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Pharmacity vẫn là cái tên có quy mô lớn nhất với khoảng 1.147 cửa hàng, bỏ xa thương hiệu đứng thứ hai là Long Châu (khoảng 689 cửa hàng). Chia sẻ trong một talkshow do tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức, nhà sáng lập kiêm CEO - Chris Blank cho biết cột mốc tiếp theo mà Pharmacity đặt ra là 5.000 cửa hàng vào năm 2025. Khi ấy, 50% dân số Việt Nam sẽ tìm được một tiệm Pharmacity trong vòng 10 phút lái xe. Và 5 năm sau, tổng số điểm bán sẽ chạm mốc 10.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Với việc dẫn đầu về quy mô, Pharmacity cũng đồng thời là nhà tuyển dụng dược sĩ lớn nhất cả nước, với hơn 5.000 dược sĩ đang làm việc. Ở giai đoạn có 5.000 cửa hàng, con số này sẽ tăng lên thành 25.000 dược sĩ.

Nói về thế mạnh của mình so với các đối thủ như Long Châu hay An Khang, ông Chris Blank không ngại chia sẻ: "Đầu tiên và quan trọng nhất, đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ cạnh tranh của bạn. Pharmacity có một lợi thế đáng nể với hơn 1.100 cửa hàng hiện nay và các đối thủ của chúng tôi chỉ có một nửa số cửa hàng. Nếu nhìn vào Pharmacity ngày hôm nay và nhìn vào các dòng sản phẩm của chúng tôi, thì Pharmacity là chuỗi hiệu thuốc duy nhất hiện tại thực sự nổi bật về mô hình cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi.

Một số đối thủ cạnh tranh vẫn khá truyền thống, trong khi Pharmacity là một nhà bán lẻ hiện đại. Mọi người có nhiều sự lựa chọn, họ có thể lái xe đến những cửa sổ bên ngoài cửa hàng và mua sản phẩm từ các dược sĩ đứng ngay cửa sổ và rời đi. Hoặc họ có thể đậu xe máy trước cửa hàng, vào trong và đi dạo xem các sản phẩm y tế, chăm sóc sức khoẻ, kể cả FMCG ở nhiều cửa hàng. Họ cũng có thể sử dụng dịch vụ từ các dược sĩ".

Nhà sáng lập kiêm CEO Pharmacity - Chris Blank

Đề cao tính tiện lợi và sẵn có, Pharmacity đang là chuỗi nhà thuốc có thời gian mở cửa dài nhất so với bất kỳ chuỗi hiệu thuốc nào trên cả nước, mở từ 6h sáng đến 11h30 tối ở hầu hết các cửa hàng. Có những cửa hàng thậm chí mở suốt mở 24h tất cả các ngày trong tuần.

Tuy nhiên, về dữ liệu kết quả kinh doanh, chuỗi Long Châu dường như đang vượt trội hơn. Chuỗi nhà thuốc của FPT Retail sinh sau đẻ muộn hơn Pharmacity nhưng cũng đã gần chạm mốc 700 cửa hàng, và chỉ cần 3 năm để có lợi nhuận.

Long Châu đã bắt đầu có lãi nhẹ từ năm 2021 và dự định đóng góp vào tổng lợi nhuận của Tập đoàn khoảng 50 tỷ đến 100 tỷ trong năm 2022, tùy theo tốc độ scale-up và chiến lược đầu tư dài hạn. Trong khi đó, năm 2019, Pharmacity ghi nhận lỗ ròng 265 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2020, Pharmacity lỗ ròng sau thuế hơn 194 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; kết năm 2020 ghi nhận chuỗi này âm 421 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 đã lên hơn 1.000 tỷ đồng. Còn theo một nguồn tin giấu tên, trong năm 2021, Pharmacity tiếp tục lỗ khoảng vài trăm tỷ đồng như những năm trước.

Khi bị hỏi khó về vấn đề này, CEO Pharmacity thẳng thắn: "Nói thẳng ra là chúng tôi đã có lãi trước đây. Chúng tôi bị soi mói và chỉ trích về sự tăng trưởng nhưng chúng tôi không phải công ty đại chúng nên không phải báo cáo thu nhập hàng quý cho bất kỳ ai.

Đầu tư cho sự tăng trưởng trong tương lai chính là mục tiêu của chúng tôi. Nó là điều rất quan trọng, là điều đúng đắn cần làm cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như để chúng tôi có thể tiếp tục cung cấp khả năng tiếp cận cho mọi người trên khắp Việt Nam. Vào năm ngoái, chúng tôi đã kết thúc một năm tài chính với 500 cửa hàng và 6 tháng sau đó, chúng tôi đã mở thêm được 500 cửa hàng. Mỗi cửa hàng mất trung bình 3-6 tháng, trong một số trường hợp là 8 tháng để tăng khả năng sinh lời và chúng tôi vừa tăng gấp đôi tỷ lệ cửa hàng của mình. 

Tất nhiên chúng tôi không có lãi ngay bây giờ, nhưng đó là điều đúng đắn cần làm bởi ngay sau khi những cửa hàng đó bắt đầu tạo ra lợi nhuận, kết quả kinh doanh sẽ rất khác và mọi người sẽ có thêm những chuyện mới để nói đến".

Về phía FPT Retail, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng từng nói về khả năng sinh lời của Long Châu tại ĐHĐCĐ thường niên 2022. Theo bà Nguyễn Bạch Điệp, mô hình của Pharmacity là của tương lai chứ không phải của thời điểm hiện tại; người dân Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng vào tiệm thuốc tây để mua hàng tiêu dùng. Long Châu cũng sẽ phải mở rộng cửa hàng ‘theo gót’ Pharmacity nhưng trong tương lai xa. Đồng thời, Long Châu luôn đặt nặng tính hiệu quả nên hiện có doanh thu trên mỗi shop cao nhất thị trường, đồng thời không mở rộng quy mô bằng mọi giá.

Nhịp sống kinh tế

Mr. Tut-Tut

"Kẻ khôn thì thường hay lo, tớ trung thì thường hay chăm chỉ"

User Menu