Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 733
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 773
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 772

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10322
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 773
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 772
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 766
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3348
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3596

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Vua bánh mì Kao Siêu Lực: Từ phu kéo xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh

Vua bánh mì Kao Siêu Lực: Từ phu kéo xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh

Câu chuyện về vị danh nhân này qua những thăng trầm trong quá trình lập nghiệp thật khiến nhiều...

  • Hits 2378
3 trở ngại khi triển khai hoạt động TMĐT của doanh nghiệp SME

3 trở ngại khi triển khai hoạt động TMĐT của doanh nghiệp SME

Hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp SME” do Sở Công...

  • Hits 608

"Nữ tướng" NutiFood, người vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là ai?

Mới đây, Forbes Asia đã công bố danh sách những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu...

  • Hits 1343

10 phương kế giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh

Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Doanh nhân là chủ của doanh nghiệp. Việc họ nhạy cảm với tình thế, nắm vững những nguyên lý cơ bản trong cạnh tranh là yếu tố quyết định doanh nghiệp sẽ thành công hay thất bại. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trường với tư thế tự chủ?

Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp. Những đe doạ, thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh có thể xuất hiện trên nhiều phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả... Chúng ta đã và đang tiến tới xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường kinh doanh có văn hoá - sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

Dưới đây là mười phương kế hữu hiệu trong cạnh tranh giúp doanh nghiệp bạn giành thắng lợi.

cạnh tranh

1. XEM XÉT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, CHIẾN THẮNG BẰNG CÁCH "THAY ĐỔI"

Đây là một nguyên tắc được dùng phổ biến nhất trong đấu tranh quân sự và chính trị. Nó cũng thích hợp trong cạnh tranh kinh tế thời hiện đại vì doanh nghiệp là một hệ thống lớn kiểu mở cửa, luôn muốn trao đổi thông tin và trao đổi năng lượng với môi trường toàn xã hội.

Bảo thủ là điều tối kị trong cạnh tranh. Việc xem xét đánh giá tình hình, biết trước, làm trước là "pháp bảo" của thắng lợi. Các doanh nghiệp cần phải biết nhìn xa trông rộng và có sáng kiến để đối phó với những thay đổi, những sự cố đột biến, tránh tình trạng không kịp đề phòng, không kịp trở tay.

2. XUẤT KỲ BẤT Ý, ĐÁNH VÀO CHỖ KHÔNG CHUẨN BỊ

Trên thương trường, hạt nhân của yếu tố "bất ngờ, đánh vào chỗ không chuẩn bị" được thể hiện ở chữ "kỳ" Mưu lược "xuất kỳ bất ý" mà các ông chủ hiện đại thường dùng đều dốc tâm sức vào chữ "kỳ". Nếu muốn thành công, đòi hỏi bạn phải có tư tưởng kinh doanh xuất kỳ (lạ thường), đưa ra sản phẩm lạ thường, xảo thuật kinh doanh lạ thường, phương thức tiêu thụ và thái độ phục vụ khác lạ vào những thời điểm mà đối thủ ít ngờ tới và không kịp đề phòng..

3. NẮM BẮT CƠ HỘI, NHANH CHÓNG GIÀNH THẮNG LỢI

"Thời gian là vàng bạc" thực sự là kinh nghiệm cạnh tranh hiện đại, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, tính chiếm dụng và tốc độ quay vòng của đồng tiền và khả năng nắm bắt cơ hội. Với một doanh nghiệp mà nói, cơ hội thường là điểm chuyển hướng của thăng tiến, là nơi mở ra thành công. Chỉ có nắm chắc được thời cơ thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể mang lại hiệu quả. Người cạnh tranh hiện đại phải rất coi trọng "cơ hội", phải tranh thủ thời gian từng giây, từng phút, nếu có cơ hội phải quyết đoán, dứt khoát bắt tay vào làm ngay.

4. LÙI TRƯỚC TIẾN SAU

Binh pháp có phép dùng binh: "Đánh đòn phủ đầu, lùi trước tiến sau". Người hành động sau trong cạnh tranh cũng có thể thắng được người khác. Họ có thể tiếp thu bài học thất bại của người đi trước để giành được hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Nhưng người làm sau phải nhằm đúng thời cơ, hành động dứt khoát, quyết đoán, quyết không thể để hành động mù quáng dẫn đến thất bại quá sớm, cũng không nên do dự chần chừ mà để lỡ thời cơ.

5. TẬP TRUNG ƯU THẾ, ĐỘT PHÁ TRỌNG ĐIỂM

Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân lực, vật lực và tài lực. Nhưng bất kỳ cá nhân, tập thể nào cũng đều bị hạn chế trong những nguồn này. Nếu ở trong hoàn cảnh như vậy, bạn phải sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu quả nhất? Đây là một trong những điểm mấu chốt để cạnh tranh thắng lợi. Người thành công thật sự thì quy mô sự nghiệp của họ không thể trải ra quá rộng mà chỉ nên hành động trong phạm vi mình mà mình có thể nắm chắc được. Như vậy, họ vừa có thể bảo đảm tập trung ưu thế, vừa đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục.

6. HƯỚNG TỚI CÁI LỢI, TRÁNH CÁI HẠI, PHÁT HUY SỞ TRƯỜNG, TRÁNH SỞ ĐOẢN

Đây là một trong những nguyên tắc mà người quyết sách phải tuân theo khi lựa chọn phương pháp tối ưu. Muốn trong một thời gian ngắn chiếm được ưu thế canh tranh với chi phí thấp nhất, con đường duy nhất có thể lựa chọn là hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản. Trong cạnh tranh kinh tế, bất kì một doanh nghiệp nào cho dù thực lực có mạnh đến đâu đều có điểm yếu và điểm mạnh của mình, đều không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Trường hợp đứng trước lợi hại đan xen thì phải tuân thủ theo nguyên tắc: Hai cái lợi lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ. "Lấy cái mạnh của mình đánh lại cái yếu của đối phương, đồng thời đánh vào khe hở của thị trường”.

7. VU HỒI GIÀNH THẮNG LỢI

Trong đối kháng và cạnh tranh của thị trường, chúng ta không thể mãi mãi chỉ đi theo con đường thẳng. Doanh nghiệp phải cố gắng nhìn xa trông rộng, dự báo tương lai một cách chính xác, không quá đắm mình trong tình thế có lợi và dũng cảm đối mặt với khó khăn, không hề dao động trước nguy cơ áp lực.

Kế Vu hồi được ứng dụng trong thời gian là lấy kéo dài thay thế tốc thắng (thắng nhanh). Trong tình huống thời cơ và điều kiện chín muồi, phải thần tốc, quyết chiến quyết thắng. Ngược lại, khi điều kiện chưa đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi, phải tính kế lâu dài, bảo toàn thực lực và lực lượng, đợi thời cơ chiến đấu lâu dài.

8. TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI, TÍCH NHỎ ĐỂ GIÀNH THẮNG LỢI

Để thực hiện mưu lược này, doanh nghiệp phải có chí hướng lớn, phải tự tin vào tương lai ở phía trước. Nếu thấy tự hổ thẹn, nhát gan lùi bước, không có chí hướng lớn thì bạn khó có thể bước qua cửa ải "long môn". Để thực hiện mưu lược "tích tiểu thành đại", còn phải có ý chí kiên trinh bất khuất và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ.

9. LÙI BƯỚC ĐỂ MƯU CẦU THẮNG LỢI

Những người thành công đều biết vận dụng thành thạo chiến thuật tiến thoái hợp lý. Khi ở vào thế bất lợi, họ có thể đầu hàng, có thể giảng hòa cũng có thể rút lui. Trong ba điều này đầu hàng là thất bại hoàn toàn, giảng hoà là một nửa thất bại, rút lui có thể chuyển bại thành thắng.

Trong cạnh tranh kinh tế, lùi bước cũng là một khái niệm rất có giá trị. Nó giúp doanh nghiệp có thể dự báo trước những thất bại hoặc tình hình xấu có thể xảy ra để có kế hoạch và thu xếp chu đáo.

10. LẤY RẺ ĐỂ GIÀNH THẮNG LỢI

Vì mục đích phát triển lâu dài, người thành công thường phải hi sinh một vài lợi ích nhỏ trước mắt, thậm chí phải bỏ ra một số vốn để mở rộng việc kinh doanh buôn bán từ nay về sau và cũng từ đó để gây dựng lòng tin. Người kinh doanh phải thông qua hạch toán tỉ mỉ, điều tra và dự tính chu đáo thị trường, mục tiêu "thả dây dài để câu cá lớn". Vì vậy, việc buôn bán lỗ vốn cũng có thể chấp nhận được, chỉ cần đầu tư trên thị trường có tiềm lực phát triển thì cuối cùng vẫn sẽ giành được thắng lợi lớn.

Theo saga.vn

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment