
10 ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG BÁN HÀNG
Nếu bạn gặp phải những lỗi này trong cuộc gặp gỡ với khách hàng, bạn sẽ làm lãng phí thời gian của cả bạn và khách hàng của bạn.
Dưới đây là 10 điều sai lầm mà người bán hàng mắc phải khi giao tiếp với khách hàng tiềm năng. Một vài điều nghe có vẻ rất bình thường nhưng không dễ tránh khỏi
1. Đến trễ trong buổi gặp gỡ khách hàng:
Khi bạn không đến đúng giờ, khách hàng sẽ cảm thấy bạn không để ý đến họ hoặc thời gian của họ. Bạn nên luôn luôn đến sớm 15 phút. Nếu bạn lái xe hơi, thì hãy cài đặt đầy đủ các thiết bị như 3G, GPS để chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp những vấn đề bất trắc như lạc đường, kẹt xe, v.v
2. Không kiểm tra diện mạo, tác phong trước khi gặp khách hàng:
Đừng bao giờ để những tình trạng như: răng còn dính rau sau khi ăn, vết bẩn bám ở miệng, áo bỏ ngoài quần v.v – khi tiếp xúc với khách hàng. Hãy check lại thật kĩ diện mạo và tác phong trước cuộc gặp để tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng.
3. Hành động quá thân thiện:
Bạn sẽ trông thật “giả tạo” khi xem đây như là một cuộc gặp gỡ của những người bạn lâu rồi không gặp. Bạn nên tiếp cận một cách nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng khách hàng.
4. Nói nhiều hơn nghe:
Bán hàng là xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin. Tất nhiên bạn không thể làm được 1 trong 2 điều đó khi miệng bạn lúc nào cũng mở . Tỏ ra tò mò về khách hàng bằng cách đặt câu hỏi sẽ tốt hơn.
5. Tranh cãi với khách hàng:
Nếu khách hàng không đồng ý với bạn về một quan điểm quan trọng nào đó, tranh cãi chỉ làm mọi chuyện thêm rắc rối. Thay vào đó, hãy hỏi khách hàng tại sao họ lại nghĩ như vậy, sao đó lắng nghe lý do của họ. Biết đâu bạn có thể học được vài điều từ họ thì sao.
6. “Rao hàng”:
Tất nhiên là bạn mún bán sản phẩm của mình, nhưng không khách hàng nào muốn nghe những lời “rao hàng” rẻ tiền. Hãy từ tốn thảo luận với khách hàng về như cầu của họ.Sau đó, nếu thích hợp, thì hãy khéo léo đề cập đến việc bán hàng.
7. Thiếu hiểu biết về sản phẩm:
Khách hàng tương lai không muốn nghe những câu như “Tôi ko rõ về điều này, để tôi giải thích với anh/chị sau.”..lập đi lập lại nhiều lần. Hãy chắc rằng bạn được đào tạo đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của mình trước khi giao thương với khách hàng.
8. Bị sao lãng bởi chiếc điện thoại của bạn:
Ouch! Bạn đang nghĩ gì vậy? hãy ngưng ngay việc gọi, email hoặc nhắn tin trên smartphone khi nói chuyện với khác hàng. Điều này sẽ khiến bạn trở nên không chuyên nghiệp trong bán hàng.
9. Làm cho cuộc nói chuyện trở nên “lạc đề, vô nghĩa”:
Thời gian của khách hàng rất giá trị. Đừng để cuộc hội thoại với khách hàng bị lang man mà không vào vấn đề chính. Mặt khác, bạn nên cung cấp cho khách hàng một bản tóm tắt công việc mà bạn muốn thảo luận, và tất nhiên, bạn phải thuộc nằm lòng những gì ghi trong bản tóm tắt đó.
10. Nói chuyện quá lâu:
Khách hàng tương lai có cả “núi” việc khác phải làm hơn là tiêu tốn thời gian cho bạn. Hãy sắp xếp một khoảng thời gian hợp lý cho cuộc gặp gỡ và đừng thay đổi hoặc hoãn lại nhiều để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Tác giả: Geoffrey James, được chia sẻ trên trang www.inc.com
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 3481

Để nội dung khác biệt giữa “biển” thông tin trên MXH
Các nhà văn lớn và các nhà lãnh đạo tài ba thường có khả năng kể chuyện hấp dẫn, hình thức truyền thông sơ khai và mạnh mẽ nhất của bộ não con người. Họ làm điều này như thế nào? Và làm sao bạn có thể nắm bắt được bí mật của họ để khiến nội dung tiếp thị trên mạng xã hộicủa mình liên tục gắn kết và đáng nhớ? Hãy tham khảo những cách sau:
NHANH CHÓNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC QUA HÀNH ĐỘNG VÀ SỰ NGẠC NHIÊN
Tập trung vào tiêu đề và 10 từ đầu tiên. Hãy biến nó thành một trò chơi, tạo ra vài điều thú vị trong vòng ít hơn 6 từ.
Dùng các động từ khác biệt một chút, các ví dụ gây bất ngờ, các pha chơi chữ khác biệt. Bậc thầy tiếp thị Seth Godin là người rõ nhất điều này.
“Đầu bếp nhà hàng hiếm khi đột phá”, Godin tuyên bố trong tiêu đề bài viết của mình, và theo ngay sau đó là: “Phạm vi những điều bạn cần làm đến đâu?”.
Hoặc trường hợp của ngài Money Moustache, người gần như luôn luôn bắt đầu bằng một câu chuyện: “Đó là một buổi tối đẹp, tôi đang nằm dài nhâm nhi cốc bia tươi khổng lồ của mình trên một chiếc ghế đặt giữa phố… “. Và bạn cứ tiếp tục đọc mãi không thôi.
Có một sự thay đổi về nội dung dài hạn trên các trang web như Medium và LinkedIn. Các nhà tiếp thị nội dung đã đặt ra cụm từ “nội dung 10x” cho các nội dung xã hội truyền tải cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề hoàn toàn mới. Nhưng thậm chí nội dung tốt nhất cũng chưa chắc đã hoàn toàn thu hút được độc giả, vì vậy, hãy tập trung vào vấn đề ở trên trước.
Hình bản quyền bởi StockUnlimited.
HÃY CHỈ RA CÁCH MỌI THỨ THAY ĐỔI TRONG MỘT KHOẢNH KHẮC RÕ RỆT
Một khi độc giả đã chú ý đến bạn, bạn thu hút họ vào những câu chuyện đơn giản và nhân văn. Ví dụ như một câu chuyện với biến cố xảy ra và nhân vật chính thay đổi. Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của Bernie Sanders đã phần nào thể hiện được điều này.
Nhóm tiếp thị của Sanders đã làm nổi bật những cá nhân cụ thể hóa lời hứa của chiến dịch. Hãy xem video của Sanders trên YouTube với cái tên America Beyond: một cậu bé nghèo phải dùng cả xô tuyết để xả nhà vệ sinh. Ở trường trung học, cậu là một học sinh kém cỏi. Sau khi đậu đại học, cậu phát hiện ra mình là một sinh viên tuyệt vời. Cậu đã trở thành giáo viên, với hy vọng giúp đỡ mọi học sinh hiểu được tiềm năng của mình.
Nếu doanh nghiệp của bạn không tạo ra được động lực trên mạng xã hội, tức là bạn đang thụt lùi. Khách hàng chính của bạn là ai? Câu chuyện của họ là gì? Làm thế nào để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thay đổi cuộc sống của họ một cách tốt hơn?
SỬ DỤNG CHI TIẾT CỤ THỂ ĐỂ TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP CỦA BẠN
Trên internet tràn ngập những chi tiết trực quan: những bức ảnh chụp cảnh hoàng hôn, hình selfie được cắt xén và chỉnh màu hoàn hảo hay hàng tá những sản phẩm phong phú khác. Trong một biển các kích thích về mặt thị giác như thế, những câu chuyện đích thực ngày càng có giá trị. Mỗi câu văn đều có giá trị.
Hình bản quyền bởi StockUnlimited.
Khi bạn có một câu chuyện hàm súc, độc giả sẽ trải nghiệm thông điệp của bạn như những kỷ niệm của chính họ. Dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng bạn càng cụ thể thì câu chuyện của bạn càng cộng hưởng mạnh mẽ hơn với mọi người.
Starbucks gợi lên cả một thế giới trải nghiệm thông qua một chi tiết duy nhất, và bạn được mời tham gia vào trải nghiệm đó khi mua hàng: “Thưởng thức sự hòa trộn đặc trưng độc đáo và duy nhất của Sulawesi từ Indonesia. Sẵn sàng để đặt hàng trực tuyến và tại cửa hàng trong thời gian giới hạn”.
Bạn cũng có thể sử dụng các chi tiết để vẽ một bức tranh về tương lai. Đại học bang Arizona đã đặt một câu hỏi đơn giản để thu hút khách tham quan vào các nghiên cứu y khoa của mình: “Liệu chúng ta có thể phát hiện ra bệnh trước cả khi triệu chứng xuất hiện?”.
Thương hiệu của bạn là sự trỗi dậy của những khoảnh khắc thoáng qua nhưng đáng nhớ, khi bạn giao tiếp với khách hàng thông qua những câu chuyện về trải nghiệm chung của con người. Để thành công trên mạng xã hội, bạn cần thoát khỏi sự rập khuôn. Người ta sẽ không mấy mặn mà với những lời tiếp thị sáo rỗng. Khách hàng trẻ tuổi thường đầy ngờ vực, và họ sẽ thoát ra ngay lập tức khi họ thấy bất cứ điều gì không chân thực.
Vì thế giới ngày càng chuyển động nhanh, việc duy trì và hấp dẫn khách hàng cũng ngày càng khó khăn hơn. Việc kể chuyện sẽ thu hút khách hàng vào chung một tầm nhìn với bạn và duy trì mối liên hệ của họ với các sản phẩm và thương hiệu của bạn.
* Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 2630

Chinh phục khách hàng qua câu chuyện
Các công ty thường nghĩ rằng câu chuyện về nhãn hiệu phải nói về doanh nghiệp. Nhưng Courtney Apps, một chuyên gia tiếp thị bằng nội dung ở Vancouver, Canada, cho rằng đây là một quan niệm sai lầm.
Theo Apps, câu chuyện về nhãn hiệu phải nói về khách hàng, về những niềm tin, giá trị, mục đích, ý nghĩa mà khách hàng đánh giá cao và đang theo đuổi. Khi doanh nghiệp xây dựng được một câu chuyện về một nhãn hiệu có nội dung như thế, người tiêu dùng sẽ tự hào về nhãn hiệu đó và sẽ tự nguyện trở thành sứ giả quảng bá truyền miệng cho nhãn hiệu.
Làm thế nào để viết nên một câu chuyện về nhãn hiệu có khả năng chinh phục khách hàng? Apps khuyên doanh nghiệp trước tiên cần xem lại nguồn gốc hình thành của mình để tìm một câu chuyện có sức thu hút, có thể được chia sẻ dễ dàng và có tính tương tác cao, làm cho khách hàng gắn kết hơn với nhãn hiệu. Câu chuyện tích cực thường được đón nhận tốt hơn chuyện tiêu cực và câu chuyện khơi gợi nhu cầu hướng đến những điều tốt đẹp hơn của khách hàng thường sẽ đem lại nhiều kết quả. Cuối cùng, câu chuyện về nhãn hiệu phải được nhất quán trong mọi điểm tương tác giữa khách hàng và nhãn hiệu. Những yếu tố này được Apps trình bày cụ thể như sau.
NHÌN LẠI ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA MÌNH
Apps khuyên doanh nghiệp nên nghĩ đến việc làm thế nào để liên kết giữa xuất phát điểm hình thành của mình với hoàn cảnh, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Hãy tự hỏi doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề gì cho khách hàng hay đem đến cho họ giải pháp nào. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể dùng để mở đầu cho câu chuyện về nhãn hiệu. Nói cách khác, hãy đi tìm sự liên hệ giữa mục đích kinh doanh của doanh nghiệp với những trải nghiệm của khách hàng để làm đầu câu chuyện.
FedEx là một ví dụ điển hình. Xuất thân từ một công ty giao nhận được thành lập vào năm 1973, mục đích của FedEx là làm một cuộc cách mạng về phương thức vận chuyển hàng hóa sao cho có thể giao hàng trên phạm vi toàn cầu chỉ trong vòng một, hai ngày. Hiện nay, hoạt động của FedEx không chỉ dừng lại ở lĩnh vực giao nhận nhưng câu chuyện về nhãn hiệu này vẫn không có gì thay đổi. Đó là FedEx muốn kết nối thế giới lại với nhau.
FedEx vẫn luôn trung thành với xuất phát điểm ‘kết nối thế giới’.
LÀM CHO CÂU CHUYỆN DỄ ĐƯỢC CHIA SẺ
Trong thế giới “luôn được kết nối” hiện nay, người tiêu dùng không những muốn nghe được một câu chuyện mà còn muốn mình là một phần của câu chuyện ấy. Theo Apps, những nhãn hiệu thành công biết cách tạo điều kiện cho người tiêu dùng cùng tạo ra và gắn kết với câu chuyện về nhãn hiệu thông qua các kênh truyền thông xã hội hay các hoạt động tiếp thị khác, vì họ hiểu rằng nội dung do chính người tiêu dùng tạo ra thường có sức thúc đẩy hoạt động bán hàng rất lớn. Vì vậy, Apps khuyên doanh nghiệp nên làm cho câu chuyện về nhãn hiệu của mình có thể được chia sẻ dễ dàng cả trên môi trường trực tuyến lẫn bên ngoài, bằng càng nhiều cách càng tốt.
Recreation Equipment Inc. (REI) là một trong những công ty điển hình biết cách xây dựng một câu chuyện có thể được chia sẻ nhanh chóng. Vào ngày “Thứ Sáu Đen” (Black Friday) ở Mỹ vào năm 2015, REI đã đóng cửa hoạt động và mời cộng đồng trên các mạng truyền thông xã hội của mình làm điều tương tự: từ bỏ việc xếp hàng rồng rắn để đi mua sắm và tham gia các hoạt động khác bên ngoài. Chiến dịch với hashtag (một từ hoặc một chuỗi các ký tự liên tiếp nhau được đặt sau dấu # có tác dụng giúp cho nội dung các bài đăng dễ dàng tới được với những người có chung mối quan tâm) #optoutside của REI đã giành được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những khách hàng chủ lực của công ty. Và nó đã được chia sẻ rộng rãi sau đó, tạo ra 1,2 tỉ lượt bình luận chỉ trong năm 2015. Năm 2016, REI đã lặp lại chiến dịch này.
KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TÍCH CỰC
Một câu chuyện có ý nghĩa phải phản ánh được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khơi gợi cho họ những nhu cầu trên mức cơ bản, chẳng hạn như có nhiều thời gian hơn cho những người thương yêu, thành công trong nghề nghiệp hay sự thành đạt nói chung. Nếu câu chuyện làm cho người tiêu dùng cảm thấy được sản phẩm của doanh nghiệp giúp họ đi đến gần hơn với những mục tiêu hướng tới sự thành đạt của mình thì mới thật sự có tác dụng về mặt tiếp thị và xây dựng nhãn hiệu.
Harley Davidson là một nhãn hiệu khá nổi tiếng trong việc làm cho khách hàng cảm nhận được sự thành đạt và mãn nguyện. Nhãn hiệu này kể một câu chuyện về niềm vui, sự tự do và tính cá nhân, những điều mà người tiêu dùng luôn hướng đến trong ý niệm về sự thành đạt và mãn nguyện. Câu chuyện của nhãn hiệu này chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ rằng người lái xe Harley luôn khát khao sống một cuộc sống tự do và mong muốn hiện thực hóa những ước mơ của mình.
Câu chuyện của Harley Davidson luôn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về khát khao sống một cuộc sống tự do và mong muốn hiện thực hóa ước mơ.
TÍNH NHẤT QUÁN
Một câu chuyện về nhãn hiệu phải có được sự nhất quán ở mọi kênh tương tác với khách hàng. Cho dù khách hàng tiếp xúc với nhãn hiệu qua bất cứ kênh nào thì nội dung của câu chuyện cũng không thay đổi. Theo Apps, doanh nghiệp có thể kiểm tra điều này bằng cách thử nghiệm tháo logo ra khỏi nội dung của câu chuyện. Nếu người tiêu dùng chỉ cần đọc nội dung và đoán được nhãn hiệu nào đứng sau câu chuyện ấy thì xem như doanh nghiệp đã đạt được tính nhất quán.
Lush và nhất quán về sự ‘tươi mới’ trong những câu chuyện
Nhãn hiệu mỹ phẩm Lush là một ví dụ về việc xây dựng một câu chuyện có tính nhất quán cao. Lush kể câu chuyện về những sản phẩm thủ công được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và hầu hết được để trần thay vì đóng gói công nghiệp. Bất cứ thông điệp hay hình thức tiếp thị nào của nhãn hiệu này cũng nhấn mạnh những nội dung trên. Đa số sản phẩm được trình bày trên kệ ở dạng chưa đóng gói và chỉ bọc lại sau khi được khách hàng mua. Sản phẩm được đóng gói trước thường có mô tả thành phần rõ ràng bên ngoài kèm theo miếng nhãn rời có in hình khuôn mặt mỉm cười của nhân viên đã đóng gói chúng. Người tiêu dùng sẽ khó mà lẫn Lush với nhãn hiệu khác và hiểu rõ vì sao họ muốn quay lại mua hàng mang nhãn hiệu này những lần sau.
* Nguồn: Doanh nhân Cuối tuần
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2793

"Mỏ vàng mới" của Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0
Cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0, nhiều chuyên gia dự báo đây có thể sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bứt phá trong thị trường du lịch trực tuyến, vốn được dự báo lên đến 9 tỷ USD vào năm 2025.
Báo cáo của Nielsen gần đây cho biết doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2016 là 565 tỷ USD, tăng 13,8%. Trong đó, đóng góp chủ yếu đến từ thị tường châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh.
Nielsen cũng đồng thời dự báo châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành hiện tượng khi “soán ngôi” Bắc Mỹ, lần đầu tiên trở thành thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất thế giới, nguyên nhân là sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ từ thị trường Đông Nam Á.
Quy mô thị trường du lịch trực tuyến tại Đông Nam Á sẽ tăng trưởng gấp 4 lần, theo thu thập của Google phối hợp với Temasek Holdings (Singapore) thực hiện vào năm 2016, chạm mức 90 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý, Việt Nam chiếm khoảng 10% doanh số này, tương đương với 9 tỷ USD.
Còn ở thời điểm hiện tại, số liệu của Hiệp hội điện tử thương mại Việt Nam (VECOM) cho biết riêng quy mô của việc đặt vé online đã rơi vào khoảng 3 tỷ USD, việc đặt phòng, đặt tour ước đạt gần 1 tỷ USD. Như vậy, tính chung hai mảng cho thấy quy mô thị trường du lịch trực tuyến vào khoảng 4 tỷ USD.
“Thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam là một mỏ vàng, chắc chắn”, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Interspace nói với Trí Thức Trẻ bên lề họp báo chuẩn bị cho sự kiện Vietnam Online Marketing Forum sắp diễn trong tháng 8. Tuy nhiên, ông cảm thán: “Chuyện ai cũng thấy nhưng để biến mỏ vàng thành hiện thực là điều không dễ”.
Cách khai thác mỏ vàng mới trị giá 9 tỷ USD của Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0 - Ảnh 1.
Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Interspace
Để khai thác tiềm năng du lịch trực tuyến, các doanh nghiệp phải có sự đầu tư bài bản, không làm chộp giật, và các doanh nghiệp Việt chưa thực sự làm được điều này. Nguyên nhân doanh nghiệp Việt có nguồn lực yếu hơn.
“Thị trường đặt vé tour/phòng hiện rơi vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là của doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ Agoda hiện đang độc chiếm từ 40 – 50% thị trường tại Việt Nam”, ông Hưng cho biết.
CEO Interspace cũng nói thêm để phát triển du lịch trực tuyến, doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống khách sạn và dịch vụ đi kèm. Bởi chỉ có như vậy mới đảm bảo khách hàng được sử dụng dịch vụ một cách liền mạch, có sự tin tưởng lâu dài.
“Đầu tư bài bản và kết hợp chặt chẽ thành vòng là hai điều quan trọng nếu như doanh nghiệp muốn tham gia vào mỏ vàng dự báo 9 tỷ USD này”, ông Hưng nhấn mạnh.
Không đặt quá nặng việc doanh nghiệp du lịch trực tuyến phải ngay lập tức đầu tư vào nền tảng di động, ông Hưng cho rằng nền tảng di động có thể vượt nền tảng máy tính về lượng tiếp cận quảng cáo nhưng ở nút click mua hàng thì chưa.
Bởi lẽ ở những gói du lịch có giá trị cao, người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng máy tính để tiện từ việc đọc so sánh giá đến nhập các thông tin về tài khoản.
“Việc phát triển là do mỗi doanh nghiệp lựa chọn, nếu chưa có điều kiện thì chỉ cần làm tốt trên nền tảng máy tính rồi chuyển dịch dần sang di động cũng không muộn. Cũng có doanh nghiệp phát triển thẳng trên di động, đấy là tuỳ theo chiến lược.
Nền tảng di động theo tôi rất quan trọng và tiềm năng nhưng ở thời điểm hiện tại nó mới chiếm khoảng 20 – 30% tổng lượng giao dịch, trên máy tính vẫn cao hơn. Nếu nguyên tắc đầu tư thì vào cái có lợi hơn”, ông nói.
Bên cạnh đó, CEO Interspace nhấn mạnh rằng du lịch thời 4.0 này đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp vốn bất lợi về vốn, quy mô. Bởi môi trường Internet đòi hỏi và cho phép sự sáng tạo vượt lên.
Lấy dẫn chứng là Uber, Grab, ông Hưng nói rằng ban đầu họ cũng là những startup nhỏ nhưng với mô hình, giải pháp đúng, họ đã tạo được sự thay đổi lớn. Mặt khác, trên thị trường có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ vốn miễn là giải pháp có sáng tạo đột phá không.
Du lịch trực tuyến theo nhận định của ông Đỗ Hữu Hưng là lĩnh vực mở cho mọi người, dù rằng doanh nghiệp nhỏ không có nhiều lợi thế như doanh nghiệp lớn nhưng không phải là không có cửa. Do đó, nếu doanh nghiệp Việt nắm bắt được, đây sẽ là thời cơ tốt để tham gia vào thị trường quy mô 9 tỷ USD năm 2025.
Chưa bao giờ trên thị trường lại có nhiều smartphone "made in Việt Nam" như thế này
Nguồn:Trí thức trẻ
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2232

“Chế biến” marketing như một chuyên gia ẩm thực
Marketing và nấu nướng tưởng không giống mà lại giống không tưởng. Ai cũng có thể nấu ăn, còn chuyện ngon hay dở lại tùy thuộc vào kinh nghiệm của đầu bếp, nguyên liệu, dụng cụ và công thức.
Tương tự như vậy, chẳng bao giờ có hai chiến lược marketing giống nhau hoàn toàn. Cùng tham khảo vài tip mà bài viết dưới đây đưa ra sau đây để tự “chế biến” ra một chiến lược marketing phù hợp cho bạn nhé.
1. Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon nhất
Để có một món ăn tuyệt hảo nhất định không thể qua loa trong việc lựa chọn nguyên liệu. Cũng giống như trang web, email, nội dung, hay bất cứ thứ gì nằm trong công việc marketing của bạn đều cần được lựa chọn thật kĩ lưỡng.
Nếu không chuẩn bị được những nguyên liệu tươi ngon nhất thì chiến lược marketing của bạn sẽ mất đi sự trải nghiệm tốt nhất, và rồi rơi vào quên lãng. Có thể sẽ phải bỏ ra một khoản lớn hơn nhưng lại thu về được kết quả mang tính lâu dài, tối đa hóa khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng. Nên nhớ rằng: Chất lượng đánh bật số lượng. Lựa chọn chiến lược marketing đem lại tỷ lệ ROI cao nhất chứ không phải chiến lược có chi phí thấp nhất.
Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon cho chiến dịch marketing.
2. Kết hợp nghệ thuật với khoa học một cách hoàn hảo
Bản chất thực sự của marketing chính là sự hòa trộn giữa nghệ thuật và khoa học. Marketer giỏi nhất là người thành thục cả trong sáng tạo, xây dựng thương hiệu và tính toán, tối ưu hóa dữ liệu.
Hãy cùng xem xét một chiến dịch marketing hướng tới những khách hàng hàng đầu. Nếu không có vẻ ngoài được thiết kế nổi bật liệu rằng khách hàng tiềm năng có muốn mở gói hàng hay email ra để xem bên trong có gì? Bên cạnh đó, thất bại trong việc phân tích khách hàng cũng dẫn đến việc tung ra chiến lược sai thời điểm trong chu kì mua sắm. Làm kiểm tra tính liên quan (relevance check) khi sản xuất nội dung tiếp xúc khách hàng: Liệu khách hàng có quan tâm không? Nội dung có đủ thuyết phục không? Tôi có đang tiếp cận họ đúng thời điểm không?
3. Đừng quên thêm gia vị!
Vài năm trở lại đây, việc marketing đang trở nên giống nhau hơn. Từ dịch vụ webinar, ebook, hay các đề tài trên blog dường như chỉ là sao chép và được dùng đi dùng lại.
Dù là nấu ăn hay marketing thì điều cơ bản cần có chính là hương vị. Bất chấp rủi ro khi đem sáng tạo vào nội dung, thêm “hương liệu” vào thương hiệu, nhưng bù lại chiến dịch marketing của bạn trở nên nổi bật và có sức lôi cuốn hơn với người tiêu dùng. Tìm ra điều làm thương hiệu của bạn nổi bật và khuếch đại nó lên.
Thêm gia vị cho chiến dịch marketing trở nên khác biệt.
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng bạn sẽ không thích một món ăn có quá nhiều gia vị. Trong marketing, sáng tạo cần dựa trên chiến lược và mục đích. Sự cân bằng hợp lí sẽ cho ra lò sản phẩm có hương vị tuyệt hảo và trải nghiệm đáng nhớ.
4. Tạo ra trải nghiệm
Trải nghiệm của khách hàng cũng quan trọng như sản phẩm, và trải nghiệm này phải được tạo ra từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất: thông điệp bạn truyền tải, sự chăm chút đến từng chi tiết, giá trị đích thực/ niềm vui mà bạn muốn đem lại cho khách hàng chứ không chỉ mong muốn bán được sản phẩm. “Nếu bạn bán được hàng, bạn chỉ có khách hàng trong hôm nay. Nhưng nếu bạn giúp đỡ một ai đó, bạn sẽ có họ suốt cả cuộc đời.”
Chẳng ai thích bị spam hay chào hàng qua điện thoại. Họ muốn được giới thiệu, được hiểu, và được truyền cảm hứng. Lần tới khi bạn muốn tạo ra trải nghiệm hấp dẫn với khách hàng bạn hãy thử xem xét vài điều sau:
- Một điều bạn muốn khách hàng nhớ được từ chiến dịch/ nội dung này?
- Làm thế nào để tạo ra 1 trải nghiệm đáng nhớ với tất cả cảm nhận của mình?
- Bạn có đang lược bỏ hết các từ thông dụng để đưa ra nội dung ngắn gọn xúc tích nhất?
- Làm thế nào để đưa nội dung càng dễ hiểu và hữu ích càng tốt cho khách hàng của mình?
Mang trải nghiệm thực nhất tới khách hàng như chiến dịch Sprite Shower.
5. Chi tiết tạo nên khác biệt
Giống như yếu tố để tạo ra món ăn ngon, marketing cũng cần đến sự tỉ mỉ. Trong marketing, tỉ mỉ là ở việc lựa chọn hình ảnh gốc thay vì cắt dán từ những hình ảnh mẫu; tỉ mỉ là ở font chữ, màu sắc bạn sử dụng và đảm bảo tính nhất quán trong lúc truyền tải. Bạn có thể bị buộc phải dành phần lớn thời gian lo liệu những thứ to lớn hơn như chiến dịch, website hay nguồn, nhưng nên nhớ rằng, nếu không chú trọng đến chi tiết, khách hàng sẽ không thể phân biệt nổi bạn với những thương hiệu khác họ đã trải nghiệm.
Nghĩ lại về những sự kiện bạn đã từng tham dự, thường bạn sẽ dễ nhớ ra bố cục, ánh sáng và thậm chí là mùi hương hơn là nhớ chính xác nội dung được nhắc đến. Bạn có chú trọng đến mức độ chi tiết này không? Hãy đào sâu để lên kế hoạch cho những chi tiết tuy nhỏ nhưng đáng nhớ.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 2752

Sau 1 năm, Pokemon Go đã kiếm được bao nhiêu tiền?
Một số công ty chuyên về xếp hạng ứng dụng cho rằng: “Pokemon Go đã qua giai đoạn phát triển nhất của mình và lượng người chơi ngày càng ít đi. Nhưng trên thực tế, trò chơi này vẫn còn rất nhiều khách hàng trung thành.
Một năm trước khi trò chơi Pokemon Go ra mắt trên toàn thế giới, mọi người có thể dễ dàng gặp những nhóm người chơi tụ tập ở các góc phố, vườn hoa để bắt Pokemon. Nhưng cảnh này giờ đã không còn xuất hiện. Thậm chí trò chơi này đã bị gỡ khỏi điện thoại của nhiều người. Vậy có phải đã không còn ai chơi Pokemon Go?
Trên thực tế, điều này là không đúng. Theo một số báo cáo từ App Annie và Apptopia, mặc dù lượng người chơi đã giảm đi rất nhiều nhưng hiện nay trò chơi này vẫn có doanh thu khoảng 1 triệu USD với 10 triệu người chơi hàng ngày.
Việc đánh giá ứng dụng giữa các công ty lại có sự khác nhau. Cụ thể cùng với trò chơi Pokemon Go, Apptopia đánh giá lúc phát triển nóng nhất trò chơi này có hơn 100 triệu người chơi thì số liệu của App Annie lại cho rằng có tới 380 triệu người. Tuy nhiên điểm chung của cả 2 báo cáo là lượng người chơi của trò chơi này lớn nhất vào tháng 8/2016, đây là thời điểm trò chơi được phát hành thêm ở một số thị trường, trong đó có Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Nhưng rõ ràng trong số 100 triệu người được công bố ở trên, không phải ai cũng lang thang ngoài đường cả ngày để đi bắt Pokemon. Tháng 4 vừa qua, công ty tạo ra Pokemon Go là Niantic đã công bố lượng người chơi Pokemon Go mỗi tháng là 65 triệu người. Đến tháng 6/2017, Apptopia lại ước tính rằng chỉ còn khoảng 60 triệu người chơi Pokemon Go và 20% số này chơi hằng ngày.
Về mặt số lượng người dùng, khi thực hiện so sánh Pokemon Go với những dịch vụ hay trò chơi trực tuyến khác có thể thấy đây chính là điều đã biến trò chơi thực tế tăng cường này trở thành một ứng dụng khổng lồ.
Uber là mỗi tháng chỉ có 40 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Tổng của tất cả các trò chơi mà hãng phát hành game nổi tiếng Blizzard có gồm Warcraft, Overwatch, Hearhstone, Diablo, StarCraft... cũng chỉ được 41 triệu. Riêng trong bảng xếp hạng di động, Pokemon Go vượt xa Candy Crush và hàng loạt các trò chơi khác ở nhiều nước.
Giám đốc điều hành của Niantic John Hanke cho rằng: “Mục tiêu thống lĩnh thị trường của trò chơi đã hoàn thành và qua giai đoạn thành công nhất”.
Pokemon Go lúc này vẫn nằm trong top 20 trên cả hệ điều hành iOS và Android. Điều này có nghĩa lợi nhuận cho công ty chủ quản vẫn được tạo ra. Cả 2 công ty đánh giá ứng dụng đều cho rằng Niantic đã thu về khoảng 1,2 tỷ USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên số tiền này chủ yếu đến khi lượng người chơi trên toàn thế giới ở mức cao nhất.
Pokemon Go khi ra mắt đã trở thành hiện tượng nhờ cách chơi mới lạ.
Như vậy lúc này, vẫn có những khách hàng đang trả tiền cho vật phẩm trong trò chơi. Có thể vì họ thật sự yêu thích nhân vật là các Pokemon hay đơn giản hơn họ là những game thủ thật sự.
Tại Việt Nam, Pokemon Go đã trở thành cơn sốt thật sự vào tháng 8 năm ngoái khi trò chơi chính thức cho phép người dùng ở Việt Nam và một số nước khác tham gia. Thế nhưng khi lượng người chơi trở nên quá lớn, đã có những hệ lụy xảy ra. Những người lái xe máy đột ngột dừng xe gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hay cướp giật điện thoại là những gì đã xảy ra. Trên thế giới thạm chí đã xảy ra cả tai nạn chết người khi chơi trò chơi này.
Theo Nowloading, lượng người chơi Pokemon Go lúc này giảm một phần lý do các bản cập nhật gần đây của trò chơi không đáp ứng được kỳ vọng. Những người chơi còn lại hiện nay chủ yếu là học sinh tiểu học và những người muốn tận dụng lợi ích sức khỏe mà trò chơi mang đến. Trong khi những người chơi đã gỡ trò chơi này khỏi điện thoại được dự đoán rằng sẽ không quay lại chơi tiếp.
* Nguồn: BizLive
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 1977

Đừng lừa dối khách hàng ...
Luôn nắm bắt tâm lý khách hàng, có chiến lược kinh doanh hợp lý, không bao giờ lừa dối khách hàng…là những gì có thể rút ra từ các câu chuyện dưới đây
Câu chuyện 1: Người ăn xin mù
Người đàn ông mù ngồi tại một góc phố bận rộn trong giờ cao điểm. Bên cạnh ông là một chiếc cốc đựng tiền và tấm bìa cứng có ghi dòng chữ: “Tôi bị mù. Xin hãy giúp tôi”.
Người qua đường vẫn vội vã di chuyển, không ai cho tiền người mù.
Một nhân viên quảng cáo trẻ tuổi đi qua và nhìn thấy người mù già cả với chiếc cốc rỗng. Cô cũng nhận ra mọi người hoàn toàn không có phản ứng gì trước sự hiện diện của người mù, chứ chưa nói đến việc dừng lại cho tiền.
Nhân viên quảng cáo lấy một chiếc bút từ trong túi áo, xoay ngược tấm bìa cứng của người mù từ trước ra sau, viết vài dòng lên đó rồi rời đi. Ngay lập tức, mọi người bắt đầu thả tiền vào chiếc cốc. Chẳng mấy chốc, tiền tràn ra bên ngoài.
Lúc này, người mù quay sang nhờ một người lạ mặt đứng cạnh mình, giải thích xem trên tấm bìa viết gì.
Người lạ mặt cho biết: “Tấm bìa viết rằng ‘Hôm nay là một ngày đẹp trời, bạn có thể nhìn thấy điều ấy, còn tôi thì không’.”
Bài học rút ra: Nhiều khi chỉ cần chọn lựa ngôn ngữ quảng cáo thích hợp, bạn đã có thể kết nối và thay đổi hành vi của khách hàng.
Câu chuyện 2: Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng cuối tuần.
Khi đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh tiến đến và hỏi giá. Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong: “Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa”.
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.
Bài học rút ra: Muốn bán được nhiều hàng cần nắm rõ tâm lý khách hàng, từ đó sáng tạo ra phương thức bán hàng độc đáo.
Câu chuyện 3: Người bán gà quay
Người bán gà quay đã có ngày làm việc cực kỳ tốt. Anh ta tự hào nhấc con gà cuối cùng lên cân và quay lại nói với khách hàng: “Con này giá 6,35 USD”.
"Mức giá hợp lý đấy nhưng con này hơi nhỏ”, người phụ nữ mua hàng đáp. “Anh không có con nào lớn hơn à?”
Sau một hồi suy nghĩ, người bán hàng nhanh chóng cất con gà vào tủ đồ ăn, dừng lại một vài giây, rồi lại lấy nó ra.
“Con này nặng hơn chút. Giá 6,65 USD”, người bán gà rụt rè đáp.
Người phụ nữ cân nhắc một chút rồi đưa ra quyết định cuối cùng: “Ồ, tôi nghĩ ra rồi. Tôi sẽ lấy cả hai con”.
Bài học rút ra: Đừng lừa dối khách hàng, vì bạn không bao giờ biết điều gì đang đợi mình phía trước.
Câu chuyện 4: Mua bát đĩa
Một cặp vợ chồng nọ đi dạo qua các cửa hàng. Người vợ nhìn thấy một bộ đồ ăn cao cấp và tỏ ý muốn mua. Ông chồng chê món đồ đó đắt đỏ nên không muốn chi tiền. Người bán hàng xem qua rồi nói nhỏ một câu với người chồng. Sau khi nghe xong, ông không còn do dự, liền lập tức bỏ tiền ra mua.
Tại sao người chồng lại thay đổi nhanh chóng này đến như vậy?
Bởi vì người bán hàng đã nói: “Bộ đồ ăn này quý như thế, vợ của anh sẽ không nỡ để anh rửa đâu”.
Bài học rút ra: Quan điểm của khách hàng rất khó thay đổi, quan trọng là cần biết tận dụng thời cơ để thay đổi tâm lý khách hàng.
Câu chuyện 5: Kinh doanh giày
Nhiều năm trước, hai nhân viên kinh doanh được một nhà sản xuất giày ở Anh gửi tới châu Phi để tìm hiểu tiềm năng thị trường và báo cáo lại.
Người thứ nhất cho biết: "Thị trường không có tiềm năng - không ai mang giày cả".
Người thứ hai cho biết: "Thị trường có tiềm năng to lớn - không ai mang giày cả".
Bài học rút ra: Mỗi tình huống, trường hợp đều đi kèm cả thuận lợi và khó khăn. Người kinh doanh giỏi là người nhìn thấy thuận lợi trong khó khăn và biết cách tận dụng nó.
Theo Trí Thức Trẻ
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 2754

Học cách bán hàng kinh điển của người Ấn Độ
Nếu muốn trở thành người bán hàng giỏi. Hãy học cách bán hàng của người Ấn Độ. Cách bán hàng của họ vô cùng hay và thú vị. Từ lâu, tôi được biết rằng người Ấn Độ rất giỏi buôn bán, giao thương… Qua báo chí tôi được biết từ rất xa xưa. Công ty Đông Ấn đã có rất nhiều chi nhánh và giao thương với người Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là những thông tin tôi đọc được.
Tôi có may mắn là tham gia vào lĩnh vực kinh doanh từ khá sớm, đã làm việc với một số công ty nước ngoài như: Malaysia, Trung Quốc, Singapore (nhập khẩu hàng hóa). Tư vấn cho công ty Hàn Quốc làm Marketing và phát triển chuỗi bán lẻ sản phẩm. Nên tôi cũng hiểu một chút ít
1. Trải nghiệm về cách bán hàng của người Ấn Độ
- Nhưng điều mà tôi muốn kể chi tiết với các bạn hôm nay đó là cách bán hàng của người Ấn Độ (hoặc người gốc Ấn).Điều mà tôi được trải nghiệm trong chuyến du lịch tại thành phố Dubai. Và thủ đô Abu Dhabi thuộc UAE.
- Nói thế nào nhỉ? Tôi thực sự thích và ngả mũ trước phong cách bán hàng nhiệt tình; Chuyên nghiệp của Indian Seller. Một phong cách khá đặc trưng, khác với phong cách bán hàng của Việt Nam khá nhiều.
Cách bán hàng của người Ấn Độ- cách bán hàng chuyên nghiệp của Indian Seller:
- Tôi chỉ đang đứng trước cửa hàng, một cửa hàng khá nhỏ trên con phố du lịch tại Dubai.
- Tôi chỉ đứng đó, chưa có ý định gì. Thậm chí không có ý định mua hàng.
Hãy xem họ đã làm thế nào nhé!
Chào hỏi, niềm nở và thân thiện với khách hàng:
- Ngay lập tức, người đàn ông người gốc Ấn đi ra phía cửa: Chào hỏi tôi. Bạn biết đấy, họ chào hỏi rất to rõ, tươi vui. Họ cho tôi cảm thấy rằng họ rất vui khi được gặp mình (ăn tiền ở điểm này các bạn nhé).
- Lời chào hỏi với một người chỉ đứng “lơ vơ” trước cửa hàng với du khách (Tạm gọi là khách vãng lai, không có nhu cầu) như:
Chào bạn, bạn từ đâu đến?
Bạn đi công tác hay du lịch ở đây?
Bạn thấy ở đây thế nào?
Bạn thích phong cảnh ở đây chứ?
Bạn có mệt không? …
- Họ chào hỏi và nói chuyện với tôi (du khách) rất niềm nở, vui vẻ và cực kỳ thân thiện.
- Thấy tôi nói được chút tiếng Anh, người bán hàng không ngại ngần khoác vai và mời tôi vào cửa hàng: Cứ vào đây cho mát, uống chén nước, đi đâu mà vội anh bạn.
Những lời chào nhiệt tình như 1 người bạn:
- Người bán hàng lấy nước mời tôi uống; Lấy chà là mời tôi ăn (đặc sản của vùng Trung Đông là quả chà là cả nhà nhé).
- Dù đã đi du lịch 11 nước và UAE là nước thứ 12. Nhưng tôi thực sự rất ngại và bối rối vì họ quá nhiệt tình (ghi điểm lần thứ hai). Bán hàng phải thế các bạn nhé.
Bắt đầu chào hàng- cách chào hàng nhiệt tình nhất mà họ có thể:
Họ bắt đầu hỏi tôi muốn xem gì không? Muốn mua gì không để làm quà không.
- Và không đợi tôi trả lời, họ mang khăn truyền thống của người theo đạo Hồi (khăn trắng dành cho nam giới). Mang áo ra cho tôi xem.
- Họ dạy tôi cách quấn khăn theo 2-3 kiểu (cái này có nhiều kiểu quấn) của người dân bản xứ (người theo Đạo Hồi).
Làm khách hàng cảm thấy thực sự khó long mà từ chối:
- Chưa thấy tôi có phản ứng nhiệt tình gì, người đàn ông này mượn điện thoại của tôi. Họ chụp ảnh cho tôi xem nó đẹp như thế nào khi trên đầu tôi.
- Người bán hàng luôn miệng cười, luôn miệng nói, luôn chân luôn tay làm cho khách thử đồ.
Khách hàng là thượng đế:
- Họ làm cho tôi thấy mình quan trọng; Thấy mình đẹp và vui.
- Họ nói là “mày cứ xem đi, không mua cũng được. Nhưng không mua thì khi về mày sẽ tiếc đấy. Vì không phải lúc nào cũng mua được những thứ này”.
Đừng chỉ chăm chăm bán 1 thứ:
Rồi người đàn ông bán hàng mời tôi dùng thử nước hoa của người Ả Rập (nước hoa rất đặc trưng).
- Họ cho tôi xem các chai, các lọ, các mùi và nói rằng giá rất rẻ, chỉ 40-50 Usd/ 1 chai. Được làm từ tinh dầu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
- Họ còn đùa rằng tại sao đàn ông vùng Trung Đông lại đẻ nhiều con. Vì tinh dầu này còn tốt cho cả đàn ông nữa. Quả là một cách bán hàng hài hước.
Họ tiếp tục giới thiệu thêm các sản phẩm khác cho tôi xem. Trong khi đó tôi ngồi đó uống nước, ăn quả chà là, được chụp ảnh. Họ rất nhiệt tình giới thiệu.
Họ nói rằng: Họ rất buồn nếu không giúp gì được cho tôi. Hoặc không làm cho tôi vui vì tôi đang ở trên đất nước họ. Và ngồi trong cửa hàng của họ.
Luôn giao tiếp với khách hàng, đừng để giữa ta và khách hàng có khoảng trống nào cả:
Họ hỏi về chuyến đi, hỏi về nghề nghiệp… Họ nói chuyện khá nhiều và đều đều liên liên tục. Vì họ sợ rằng:
- Nếu không nói thì hai bên sẽ có khoảng trống im lặng. Có lẽ đây là điều nguy hiểm cho việc bán hàng?
- Vì tâm lý của khách hàng có thể sẽ bị trùng xuống, cảm xúc đi xuống.
Công thức “cảm xúc trong hành vi mua hàng”:
Trong lý thuyết Marketing tâm lý hành vi. Các chuyên gia đã đưa ra công thức “cảm xúc trong hành vi mua hàng”. Đó cũng chính là công thức được sử dụng trong cách bán hàng của người Ấn Độ.
- Cảm xúc này đi lên và đi xuống liên tục và rất nhanh trong quá trình mua hàng. Cho dù quá trình mua hàng ngắn hay dài.
- Cho nên người bán hàng cần phải giữ cảm xúc của khách hàng ở mức tốt nhất. Hoặc liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao. Để khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng.
Ví dụ:
Giải thích kỹ hơn một chút về lý thuyết “Cảm xúc trong hành vi mua hàng” như thế này để mọi người hiểu rõ thêm:
- Bạn nhìn thấy một cái áo rất đẹp, rất vừa ý với mình (cảm xúc lúc này đi lên).
- Bạn nhìn vào tag giá, giá rất cao (200-300usd chẳng hạn) cảm xúc của bạn tụt thê thảm như xe khách xuống dốc mất phanh ấy.
- Bạn gặp một người bán hàng cực kỳ nhiệt tình và lịch sự tư vấn cho bạn. Cảm xúc của bạn lại đi lên và ngược lại v.v…
Và khi cảm xúc lên cao thì người ta sẽ ít mua hàng bằng lý trí. Vì thế người ta mua hàng bằng cảm xúc.
Hãy để quyết định mua hàng là của khách hàng:
Người bán hàng hỏi tôi là quyết định mua những thứ gì rồi? (chứ không hỏi là bạn có mua không) tôi nghĩ câu hỏi của người bán hàng cũng rất “smart”. Đó cũng chính là điểm cộng tuyệt vời trong cách bán hàng của người Ấn Độ. Cảm xúc trên khuôn mặt của họ cũng rất biểu cảm với từng câu nói.
- Họ vui cười khi nói chuyện vui.
- Họ làm khuôn mặt năn nỉ (kiểu cầu xin, đáng thương một chút chăng???) Khi hỏi mình đã quyết định mua sản phẩm gì rồi.
- Họ buồn khi nói rằng nếu không giúp được tôi (khách hàng) điều gì đó…
Biến 1 người từ không có ý định, nhu cầu mua hàng trở thành người mua hàng:
Tôi nghĩ với một người bình thường như tôi và khá am hiểu về bán hàng, kinh doanh. Tôi cũng phải mỉm cười và liên tục nói lời cảm ơn, cảm ơn và cảm ơn tới họ. Và tôi quyết định mua một món quà lưu niệm nhỏ nhỏ. Như bạn thấy đấy, tôi đã mua 2 bộ khăn trùm đầu của đàn ông theo Đạo Hồi. Giá cung khá rẻ, chỉ khoảng 10 usd/ 1 bộ). Vì:
- Nếu tôi không mua, có lẽ tôi sẽ rất ái ngại và tôi cũng nghĩ mình là một người không có tim mất.
- Họ cũng rất tiếc (thật sự vậy) vì khách hàng (là tôi) không mua được đồ gì có giá trị hơn. Nhưng tôi nghĩ họ đã bán hàng thành công.
Biến một khách hàng hoàn toàn không có ý định mua hàng thành người mua.
2.Kỹ năng trong cách bán hàng của người Ấn Độ.
Kỹ năng bán hàng tuyệt vời của người Ấn Độ
Kỹ năng bán hàng của họ có thể được đúc rút lại trong mấy điểm như sau:
Kỹ năng ngôn ngữ:
- Chào hỏi tận tình, thân thiện, như bạn bè, rất quý mến khách. Không giống ở VN thường người bán hàng chào hỏi cũng lí nhí. Cười cũng méo xệch, ngượng ngùng như “em chưa 18”.
- Nói chuyện thì cuốn hút và nói với nhau “để có chuyện mà nói” Để thấu hiểu nhu cầu và thực tế, khai thác khách hàng.
Kỹ năng ngôn ngữ cơ thể:
- Rất nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở và tự nhiên.
- Ở Việt Nam thì nhiều nhân viên cũng nhanh nhẹn và chuyên nghiệp. Nhưng cũng còn không ít nhân viên thì người cứ cứng đờ ra. Chẳng biết phải làm gì với chính chân tay mồm miệng mắt mũi của mình nữa.
Kỹ năng dẫn dụ khách hàng:
- Đứng ngoài cửa, vào cửa hàng đã, rồi tính tiếp.
- Mời trà mời nước (Cái này ăn vào mồm rồi là ngại lắm, phải mua cái gì chứ ăn không của người ta thế à).
Phục vụ khách tuyệt đối:
- Khách không có nhu cầu cũng cho thử hết các sản phẩm trong cửa hàng mình.
- Hướng dẫn tận tình; Chuyện trò cởi mở; Chụp ảnh quay phim cho khách; Khen khách hàng rất khéo.
Các cửa hàng ở VN hoặc nhân viên bán hàng ở VN mà cho khách thử kiểu này là sẽ ăn tiền. Khách hàng chuẩn sẽ mua hàng, khách lởm thì sẽ không mua nhưng vẫn sẽ khen. Nhưng thể nào cũng kêu ca là mẹ phục vụ thế mà cũng éo mua cho, kinh thật.
Kỹ năng đẩy cảm xúc trong hành vi mua:
- Có lẽ họ cũng không nói lý thuyết và nghĩ đến những từ ngữ chuyên môn như tôi phân tích. Nhưng đúng là thế, họ đã làm như vậy. Giữ cảm xúc tốt của khách hàng và cố gắng liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao.
- Cái lý thuyết này thì tôi có thể đảm bảo rằng: Rất ít nhân viên bán hàng hoặc sales chuyên nghiệp biết một cách chính xác. Trừ các cao thủ bán hàng đỉnh cao.
Kỹ năng thuyết phục khách hàng:
- Họ thuyết phục khách hàng rằng: Bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu không mua món quà/ sản phẩm này.
- Họ có lý do và đưa ra dẫn chứng thật sự để thuyết phục được điều đó.
Kỹ năng chốt đơn hàng:
Bạn đã quyết định mua những gì rồi. Và gói hàng, tính tiền, cảm ơn, tiễn khách.
Trên đây chính là những Kỹ năng và Kinh nghiệm bán hàng tuyệt vời mà tôi đã rút ra được trong chính chuyến du lịch của mình. Đó là những điều tuyệt vời trong cách bán hàng của người Ấn Độ. Cách bán hàng khiến bạn không thể nào bước ra khỏi cửa hàng với bàn tay không.
Hi vọng bài viết thực sự hữu ích với bạn.
By Phan Anh
- Details
- Category: Kỹ Năng Bán Hàng
- Hits: 4064

Khách hàng không chỉ cần content, họ cần người chia sẻ
Có một điều mà cả tôi và bạn, những người làm trong ngành Marketing, đều có thể dễ dàng nhận ra rằng ngày nay, khách hàng bị bủa vây bởi quá nhiều content mà các thương hiệu đua nhau tạo nên.
Chúng ta vẫn nói về việc chúng ta làm Content Marketing là đang làm những content hữu ích, mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Tuy nhiên, có một quan điểm cho rằng: “Content marketing chỉ thật sự hiệu quả khi bạn có thể tạo ra content hay, cần thiết và quan trọng là không có ai có thể tạo ra những thể loại content giống như vậy. Cái đó gọi là lợi thế cạnh tranh…” (Trích bài viết của tác giả Hồ Công Hoài Phương trong GAM7 Book No. 5 Content – Nội dung).
Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn có đủ nguồn lực để sản xuất ra những content chất lượng và khác biệt nhất để show được tính “chuyên môn cao”, chiến lược Content Marketing thực sự là dành cho bạn.
Nghe đến đây, hẳn bạn sẽ suy nghĩ và review lại việc liệu doanh nghiệp của mình có đủ nguồn lực để sản xuất ra những content như vậy để làm lợi thế cạnh tranh không? Nếu không đủ thì có nên làm tiếp không?
Theo quan điểm của tác giả bài viết này, câu trả lời vẫn là “CÓ”.
Mỗi chúng ta trong cuộc sống, đều cần có những người thầy và những người bạn, những người bạn này có thể không giỏi bằng thầy nhưng đủ thông thái và gần gũi, thân thiết để chia sẻ với chúng ta về một vấn đề gì đó.
Vậy nên, nếu thương hiệu không thể trở thành một người thầy (tạo ra những content chất lượng nhất trong lĩnh vực) thì hãy trở thành một người bạn (tạo ra những content mang tính chia sẻ, lắng nghe và kết nối nhưng ở đó vẫn đảm bảo tính chuyên môn ở một mức đảm bảo để người tiêu dùng tin tưởng vào sự thông thái của bạn).
Vậy làm sao để sử dụng Content Marketing giúp cho khách hàng kết nối với thương hiệu như một người bạn thực sự?
1. Thấu hiểu người dùng qua việc sử dụng Buyer Persona
Buyer Persona là các đại diện hình mẫu dựa trên nghiên cứu về người mua là ai, họ đang nỗ lực làm gì, những mục tiêu nào thúc đẩy hành vi của họ, họ nghĩ như thế nào, họ mua như thế nào, tại sao họ quyết định mua, họ mua ở đâu và khi nào họ mua.
Từ định nghĩa đó, có thể nhận thấy, khách hàng của doanh nghiệp sẽ chia ra được rất nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ như khách hàng mục tiêu của Tạp chí GAM7 vừa có thể là những người làm về Marketing, muốn cập nhật và nâng cao về kiến thức chuyên môn, vừa có thể là các Designers muốn hiểu hơn về Marketing và ứng dụng Marketing trong Thiết kế, hay có thể là bất kì ai khác quan tâm đến Marketing... Và từng nhóm này sẽ có những nhu cầu và mục tiêu khác nhau như trên, nên một nội dung chỉ nên đi sâu vào từng nhóm đối tượng để tập trung chia sẻ và giải quyết vấn đề của họ.
Ví dụ như bài viết này của GAM7 hướng sâu đến nhóm đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp làm công việc liên quan đến Content Marketing. Nhận thấy sự băn khoăn của nhóm đối tượng này về việc tìm ra một hướng đi làm Content để thật sự mang lại hiệu quả giữa một thời đại nhà nhà làm Content như hiện nay, GAM7 đưa ra cho bạn đọc lời gợi ý về một hướng đi mới, tạo ra những content để kết nối, chia sẻ với người tiêu dùng như một người bạn, một người thực sự muốn kết nối, lắng nghe và có thể chia sẻ những vấn đề của khách hàng.
“A good friend know all your stories – A best friend help you write them.”
Một content sẽ hữu ích nhất nếu nó được tạo ra để giải quyết một vấn đề hay như một lời khuyên đúng đắn chân thành đến khách hàng của bạn. Còn chọn giải quyết vấn đề gì để đúng tâm tư nguyện vọng của họ thì còn phụ thuộc vào việc bạn hiểu khách hàng của mình đến đâu. Hãy nhớ, không cần giải quyết nhiều, chỉ cần giải quyết đúng.
2. Kể những câu chuyện tạo ra cảm xúc
Tôi cũng giống bạn, có thể đọc rất nhiều bài viết chia sẻ kiến thức rất hay, nhưng sau đó lại không nhớ được gì nhiều. Tuy nhiên khi được kể nghe một câu chuyện, chúng ta lại thường nhớ được rất lâu. Vì thực tế, ai cũng thích nghe kể chuyện, và cách làm thân với một người nhanh hơn cả, đó là cùng nhau chia sẻ những câu chuyện.
Panasonic là một ví dụ tốt mà bạn có thể tham khảo về làm content. Thay vì quảng cáo trực tiếp về tính năng sản phẩm, họ kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật chính, là một người đàn ông vừa xảy ra to tiếng với vợ. Hình ảnh cây quạt khi nhân vật ở trong phòng một mình đã làm gợi nhắc đến tuổi thơ, rồi cả chặng đường tuổi trẻ cho đến hiện tại đều có hình ảnh cây quạt (quạt trời – quạt trần – quạt máy cũ – quạt Panasonic) đồng hành với hai vợ chồng. Thông điệp cuối TVC “Mang gió thiên nhiên về tổ ấm” đã chạm đến trái tim người dùng một cách dung dị và đời thường như thế.
Từ đó, khi khách hàng nghĩ đến Panasonic, họ không chỉ liên tưởng về cái tên thương hiệu, mà còn liên tưởng đến những hình ảnh gắn bó với họ từ thuở ấu thơ: là chiếc chong chóng quay tít trước gió trời, là kỉ niệm hong khô tóc hay ngồi trước quạt hát “a a” để nghe giọng mình rung rung… Chính những cảm xúc gần gũi ấy là xúc tác để kéo khách hàng đến gần hơn với thương hiệu.
Như Ngày Nào – Quạt Panasonic - Mang gió thiên nhiên về tổ ấm.
Sử dụng bài đăng trên blog, hình ảnh, video và sự tương tác trực tiếp như livestream, thương hiệu có thể kể một câu chuyện và thể hiện khía cạnh “con người” thông qua nội dung mình sản xuất.
Đôi khi chỉ đơn giản, ví dụ bạn kinh doanh một khoá học trên Social Media, ngoài những nội dung nói về lợi ích của khoá học, thông tin giáo trình, giảng viên… thì những bức ảnh thực tế về không khí lớp học, lúc mọi người cùng nhau làm việc nhóm, những khoảng khắc vui vẻ khi brainstorm, những sản phẩm của team và của cá nhân… lại là những content “đắt giá”. Những hình ảnh đó có thể hơn vạn lời nói để chia sẻ cho khách hàng câu chuyện về một lớp học nghiêm túc, chất lượng nhưng cũng không kém phần tương tác, vui vẻ.
Những câu chuyện thành công nhất là những câu chuyện tạo cảm xúc giúp khán giả cảm thấy gần gũi hơn và gắn kết hơn với thương hiệu như một người bạn thấu hiểu đang chia sẻ thực sự. Vì bản chất, con người khác đồ vật ở cảm xúc, nên hiển nhiên thương hiệu muốn khách hàng coi mình như một người bạn để kết nối chứ không một phải cái tên thì yếu tố tạo ra cảm xúc là tối quan trọng. Việc của thương hiệu là đừng ngần ngại bộc lộ cảm xúc trước.
Kết lại, 2 yếu tố về thấu hiểu và tạo ra cảm xúc là nền tảng cốt lõi cho Content mang tính kết nối chia sẻ với khách hàng, so với việc tạo ra content mang tính “chuyên môn cao“ vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực chuyên môn của doanh nghiệp, thì việc tạo ra content mang tính kết nối lại phụ thuộc nhiều hơn đến nghệ thuật kể chuyện và truyên tải cảm xúc, mang tính sáng tạo nhiều hơn.
Việc của bạn là tự chọn ra một con đường phù hợp.
Theo Tạp Chí Gam7
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 2690

Internet Marketing cho “gà đẻ trứng vàng”
Internet marketing ứng trong TMĐT có gì hay? Làm thế nào để “gà đẻ trứng vàng”, tức Doanh số được tạo ra trực tiếp từ Internet Marketing ?
1. Khách hàng online, marketing cũng online Cơ hội để nhãn hàng (brand) xuất hiện và “quyến rũ” các khách hàng tiềm năng ngày càng lớn, những KH thường xuyên tìm kiếm các thông tin sản phẩn, giải trí của “nhãn hàng” – các hoạt động internet marketing cũng vì thế ngày một diễn ra náo nhiệt hơn.
Ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc điều hành Công ty Truyền thông AVC cho biết, đại đa số khách hàng của ông (là các tập đoàn đa quốc gia) đều “đặt hàng” AVC tiến hành các hoạt động tiếp thị số (digital marketing). Ông nhận thấy nhiều công ty truyền thông khác cũng đang phát triển dịch vụ này. Theo ông Lukas Mira, Giám đốc hệ thống online của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, người Việt Nam thường lên mạng để thu thập thông tin, giải trí, truyền thông, blogging/networking, và mua bán. Cũng theo Cimigo, số lượng người dùng internet viếng thăm các trang (site) mua sắm online đã tăng từ 40% năm 2009 lên 48% năm 2010. Vì vậy, nhiều site thương mại điện tử (TMĐT) nhắm tới dùng internet marketing làm một công cụ đắc lực để bán hàng.
2. Quan hệ khách hàng tốt và tận dụng tính kết nối: Thông thường, việc chọn lựa công cụ marketing cho một nhãn hàng phụ thuộc vào mục tiêu quảng bá, đặc thù (truyền thông) của khách hàng mục tiêu và ngân sách.
Ví dụ, những nhãn hàng nhắm tới khách hàng là giới trẻ như kem đánh răng Close p, xe máy Yamaha Cuxi, hay máy tính Dell, đã có nhiều hoạt động marketing trên internet, vì lượng người trẻ online cực kỳ đông. Một số chuyên gia về internet marketing cho biết, quảng cáo hiển thị (display ad), như banner, đang là công cụ internet marketing được dùng nhiều nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng ngân sách dành cho internet marketing của các nhãn hàng. Nhưng, với các site TMĐT, display ad không hẳn là công cụ hữu hiệu nhất để marketing.
CÁC CÔNG CỤ INTERNET MARKETING
Search marketing (SEO, SEM) – là một trong số các công cụ internet marketing hiệu quả mà nhiều site TMĐT đang dùng, quản lý quan hệ khách hàng trên mạng (online CRM), marketing lan truyền (viral marketing) trên mạng xã hội/forum, và email marketing. Bà Trương Tố Linh, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của hai site TMĐT Vinabook.com và hotdeal.vn cho biết, “mục tiêu quan trọng nhất trong marketing các website TMĐT là phải dẫn đến doanh thu. Do đó, phải hết sức chú trọng đến chi phí và hiệu quả. Đây là điểm khác biệt với các hoạt động marketing thông thường (có những hoạt động chỉ nhắm đến các mục tiêu tăng nhận biết thương hiệu, tăng cảm tình từ khách hàng)”. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi thành mua hàng (conversion rate) là một chỉ số rất quan trọng để xem xét, lựa chọn các kênh quảng bá hiệu quả và loại bỏ các kênh tốn kém mà đem lại ít doanh số. Chỉ số này cùng với chỉ số lượng người vào website (visit) hay tỷ lệ người dùng mới (new user) đều có thể đo bằng công cụ đo lường rất phổ biến mà hoàn toàn miễn phí là Google Analytics.
Theo nghiên cứu mới đây của Cimigo, khoảng 90% người dùng internet có sử dụng công cụ tìm kiếm (như Google) để tìm thông tin trên mạng. Vì vậy, các nhà làm marketing cho site TMĐT khó bỏ qua công cụ search marketing như SEO (seo là gì) và SEM (Google Adwords, Yahoo Ads) nhằm tăng lượng truy cập (traffic) vào site và gia tăng cơ hội bán được hàng. *Trương Tố Linh cho rằng nên kết hợp nhiều công cụ internet marketing để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Khi làm internet marketing trên webtretho.com (website hàng đầu về phụ nữ), nếu chỉ quảng cáo sản phẩm bằng banner thông thường thì chưa khai thác được hiệu quả tối đa. Cần phải kết hợp với việc đưa tin, bài PR lồng ghép vào các topic trong forum thì mới có thể “lay động” được các phụ nữ trí thức và thu nhập cao tại đây. Đồng thời, “Nếu có thể, hãy tìm cách lưu lại lịch sử mua hàng của khách hàng, để từ đó giới thiệu sản phẩm phù hợp và đúng nhu cầu của khách hàng nhất.
Ví dụ: Tại Vinabook.com, khi khách hàng mua loại sách nào sẽ được hệ thống ghi nhận lại, khi có sách mới cùng thể loại hoặc cùng tác giả, cùng đề tài, Vinabook sẽ gửi thông tin sách mới đến đúng những khách hàng đó”. Đây là “chiêu” marketing mà website mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.com đã sử dụng rất hiệu quả những năm vừa qua.
*Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc điều hành mảng digital của Tập đoàn Truyền thông Ringer Việt Nam cho biết, một đặc tính nổi bật của người tiêu dùng Việt Nam mà người làm internet marketing cho TMĐT cần lưu ý là “tính gắn bó thương hiệu”. Một khi người dùng đã quen với một dịch vụ thì xác suất tiếp tục quay trở lại dùng dịch vụ đó cho lần sau rất cao. Ở Việt Nam tuy các vấn đề về hạ tầng thanh toán, chứng thực, bảo mật… cơ bản đã được giải quyết, nhưng đối với TMĐT, sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán vẫn là điều rất quan trọng.
Để có được sự tin tưởng, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng là cách tốt nhất. Muốn làm được điều này, cần chú trọng đến các hình thức thanh toán, giao nhận thuận tiện cho khách hàng, các chính sách chăm sóc sau bán hàng, nhằm tạo dựng lòng tin lâu bền với khách hàng. Từ lượng khách hàng trung thành này, kết hợp việc sử dụng những thế mạnh khác của internet marketing (như email marketing, search marketing marketing, viral marketing trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội), doanh nghiệp tìm kiếm nguồn khách hàng mới và tăng doanh thu dễ dàng hơn. –> Internet marketing nên hướng tới việc xây dựng mối quan hệ lâu bền với khách hàng, sau khi thu hút được họ. Ởkhía cạnh này, ông Hiếu cho rằng internet marketing rất gần với PR (quan hệ công chúng) và CRM (quan hệ khách hàng). Nếu làm tốt việc này, thương hiệu sẽ có một nền tảng vững mạnh để xây dựng hình ảnh, từ đó giúp tăng doanh thu.
3. Internet Marketing – Những miền đất hứa
Các hình thức social media marketing
Mạng xã hội (Social Networking) như Facebook, Zing Me, hay các forum đông người truy cập là những site mà những người làm internet marketing hay “dòm ngó”. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu lưu ý, internet marketing phải tận dụng được “tính kết nối và lan truyền” của internet.
Ông cũng chia sẻ câu chuyện làm marketing của một nhãn hàng nội thất trên Facebook: Mỗi tuần, nhãn hàng này sẽ cho đăng một bức ảnh, sau đó người dùng có thể gửi phản hồi kèm theo việc “đính” (tag) tên của bạn bè vào phản hồi, từ đó những phản hồi được “thích” (like) nhiều nhất sẽ nhận được giải thưởng. Kết quả là số lượng người tham dự tăng chóng mặt do đã tận dụng được hiệu ứng “kết nối” của người dùng trên Facebook. Cuối cùng, doanh số của hãng đã tăng hơn 20%. Bà Trương Tố Linh thì nhấn mạnh tính độc đáo của các site đặc thù. Theo bà, “Các sản phẩm / dịch vụ càng đi vào phân khúc hẹp càng cần phải xác định chính xác nơi có khách hàng mục tiêu của mình để tiếp cận họ. Không nên chỉ chú trọng đến các website lớn và lượng truy cập đông, mà nên quan tâm các website có khách hàng mục tiêu của mình. Hiện nay, các trang web theo mô hình groupon (mua hàng giá rẻ theo nhóm) đang được nhiều công ty vừa và nhỏ dùng làm nơi quảng bá và bán hàng. Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh này đến thị trường Việt Nam đang được đánh giá cao, như một kênh quảng bá – bán hàng hiệu quả với chi phí thấp.
(Theo DNSG)
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 2605

Triết lý cỏ dại và tư duy thành công cho dù bạn là ai
Một lãnh đạo giỏi sẽ là người làm chủ trên cánh đồng công việc của mình đồng thời tạo môi trường tự do cho các thành viên phát triển và làm chủ trên địa bàn của họ.
Làm sếp: Hãy khuyến khích cỏ dại mọc
Trong công nghiệp không khói, Thiên Minh và ông Trần Trọng Kiên là cái tên quen thuộc. Tập đoàn này có bốn mảng chính: Du lịch trực tuyến, hàng không chung, khách sạn và dịch vụ tour du lịch. Hiện Thiên Minh đã có 12 khách sạn. Về mảng hàng không, Hải Âu là hãng hàng không tư nhân thứ 2 tồn tại sau hai năm, cùng với Vietjet Air. Về mảng du lịch, tỷ suất lợi nhuận ROS của Thiêm Minh năm 2017 đạt mức 7,5%, gấp đôi mức bình quân từ 3-5% của các công ty lớn khác cùng ngành.
Thiên Minh thường gây dấu ấn khi sau một thời gian im ắng, thị trường lại đón nhận những thông tin rất bất ngờ từ việc mua lại chuỗi khách sạn Victoria, sau đó là mua thủy phi cơ, và gần đây là hợp tác với AirAsia.
Theo chia sẻ của ông Kiên, để làm được điều này quan trọng là giữ được tinh thần khởi nghiệp, đổi mới trong nội bộ tập đoàn, đây cũng là thứ cần duy trì để công ty đi qua sóng gió.
"Có một số việc luôn luôn không thay đổi. Thứ nhất: Đến một lúc bạn sẽ già đi rất nhanh, cùng với đó, bạn sẽ chậm hơn, yếu hơn và có thể là kém nhạy bén hơn. Thứ hai: Thị trường luôn biến động rất nhanh và không bao giờ giống như trước nữa. Thứ ba: Anh không thể cứ làm CEO hay chủ tịch mãi được, đến một thời điểm nhất định, mình cũng phải lùi lại và cuộc đời của một công ty dài hơn cuộc đời của mình rất nhiều", chủ tịch tập đoàn Thiên Minh phân tích.
Theo ông Kiên, việc quản trị phải đảm bảo xây dựng tinh thần khởi nghiệp trong đội ngũ để nếu có rủi ro gì với người đứng đầu thì công ty cũng sẽ ngay lập tức có người sẵn sàng thay thế. Những công ty hàng trăm năm tuổi đều có những lúc khó khăn, thậm chí trở về con số 0 và chính bản thân nó phải tự hồi phục.
"Tôi không nghĩ mình không cần phải gieo mà đó là thứ luôn tồn tại trong tất cả mọi người, nó giống như cỏ dại luôn sẵn sàng mọc lên, quan trọng là mình sẵn sàng tạo môi trường để nuôi lớn nó hay nhổ nó đi, đó là hai cách lựa chọn của hai tư duy quản trị khác nhau. Tôi chọn cách đầu tiên", Chủ tịch HĐQT Trần Trọng Kiên từng chia sẻ.
Không chỉ tốt cho chính Thiên Minh, doanh nhân ngày còn cho rằng tạo ra một môi trường mà cỏ mọc thoải mái cũng là điều tốt cho cộng đồng. Tất nhiên cũng có những môi trường điều này lại không phù hợp.
Làm nhân viên: Nhìn chuyện nhổ cỏ để biết tính tự chủ trong công việc
Cũng là chuyện nhổ cỏ nhưng nhà sáng lập tập đoàn Daewoo lại chia sẻ từ góc độ người làm việc. Chuyện là ở những vùng nông thôn, có một loại cỏ mọc cùng với lúa nên người ta phải nhổ cỏ trên cánh đồng để lúa có thể mọc. Người chủ ruộng sẽ bảo tá điền đi nhổ cỏ trên cánh đồng và tá điền sẽ đi và làm việc cả ngày.
Nhưng nếu những ông chủ đi thăm ruộng vào ngày hôm sau, người đó sẽ vẫn thấy cỏ. Ông ấy có thể cử tá điền đi hết lần này đến lần khác, nhưng vẫn sẽ luôn có cỏ mọc cho tới khi phải đích thân ra và nhổ cỏ.
Tại sao lại có hiện tượng này? Bởi người nông dân, vốn là chủ ruộng lúa, rất quan tâm đến đất đai của mình. Nhưng với người tá điền thì không có mối quan tâm đó vì đó không phải là đất của anh ta. Với tâm thế làm chủ, lẽ dĩ nhiên người chủ ruộng sẽ làm mọi cách để chăm chút cho đất đai của mình.
Ông ấy không tự hỏi mình tại sao ông ấy phải đ làm mọi việc khi mà những người khác không chịu làm. Ông ấy biết mình phải làm gì mà không cần ai nói với ông ấy. Tuy nhiên, người tá điền thì không tìm việc để làm. Nếu không ai bảo phải làm gì thì anh ta không làm gì cả. Anh ta mặc kệ mọi việc.
Rõ ràng có sự khác biệt trong suy nghĩ của một chủ ruộng và một tá điền. Nếu nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy phần lớn mọi người đều là tá điền dù công việc, thu nhập hay những quyền lợi là của chính họ. Họ là những người không làm công việc của mình trừ khi được bảo, chứ đừng nói đến làm công việc của người khác. Để thành công hay đạt được tới đỉnh cao, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo cho rằng cần phải luôn làm việc và sống với tư duy của một người chủ.
Theo ông, hãy trở thành người chủ trên mảnh ruộng công việc của mình chứ không phải tá điền. Hãy nghĩ rằng mình là người duy nhất có thể làm công việc của mình, rằng các bạn rất cần cho công việc của mình. Khi có tư duy này bạn mới trở nên hạnh phúc và đồng thời cải thiện được năng lực của mình.
Nếu suy nghĩ kỹ bạn sẽ thấy hai quan điểm về cỏ dại này không hề mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Một lãnh đạo giỏi sẽ là người làm chủ trên cánh đồng công việc của mình đồng thời tạo môi trường tự do cho các thành viên phát triển và làm chủ trên địa bàn của họ.
Theo enternews.vn
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2956

5 chú ý cho một Video quảng cáo hiệu quả
Alex Khan đến từ AOL - công ty cung ứng dịch vụ Internet toàn cầu chia sẻ một số bí kíp để có một Video Quảng cáo không-bị-bỏ-rơi bởi người xem dựa trên một khảo sát gần đây của mình.
Không thể phủ nhận video đang có một ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường quảng cáo, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của AOL, 83% người dùng Internet trong khu vực xem video trực tuyến mỗi ngày, vượt xa các nước như Úc (65%) hoặc Anh (71%). Trong khi đó, con số này ở Hoa Kỳ lên tới 92%. Ở Đông Nam Á, gần ba phần tư người dùng internet xem video hàng ngày trên điện thoại thông minh, so với con số 67% ở Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều nhà quảng cáo hiện nay vẫn chưa tận dụng được những trải nghiệm của video trực tuyến để tối ưu hiệu quả.
Một số gợi ý sau của Alex Khan sẽ giúp bạn cải thiện được trải nghiệm của người dùng khi xem video quảng cáo:
1. Phân phối video quảng cáo đến đúng người
Bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng và tìm kiếm các yếu có thể làm họ phân tâm từ chiến dịch của bạn. Người xem liệu có cảm thấy phiền phức vì đột nhiên phải xem một video quảng cáo cưỡng bức khi đang tập trung xem một bộ phim, một MV ca nhạc hay một clip hướng dẫn nấu ăn?
Tin vui là riêng ở khu vực Đông Nam Á, đa số người dùng sẽ không khó chịu nếu quảng cáo video mà họ đang được phân phối có liên quan và có tính giải trí. Hai phần ba người tiêu dùng trực tuyến ở khu vực này không quan tâm đó là video quảng cáo trực tuyến được phân phối cưỡng bức hay không, miễn là nó mô tả một dịch vụ hoặc sản phẩm có liên quan đến người xem.
Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây, chính là lựa chọn các kênh phân phối phù hợp để tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu của bạn!
2. Kích thước video
Người dùng ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng thích xem các video ngắn trên điện thoại thông minh hơn. Gần một nửa trong số họ sẽ xem một video dưới một phút mỗi ngày, nhưng chỉ một phần tư sẽ xem một cái gì đó 20 phút hoặc lâu hơn. Hãy tưởng tượng sự thất vọng của khách hàng khi nhấp vào một video chỉ dài có một phút nhưng lại có video quảng cáo tới 30 giây trước nội dung (đặc biệt là nếu không có tùy chọn để bỏ qua nó).
- Đối với video ngắn hơn 1 phút, quảng cáo đầu video không nên vượt quá 15 giây
- Đối với video từ 1 - 5 phút, 50% người xem cho rằng quảng cáo vẫn không nên vượt quá 15 giây
- Đối với video từ 5 - 10 phút, đa số người xem cho rằng quảng cáo chỉ nên dừng lại ở 30 giây
- Đối với video trên 10 phút, chỉ 9% muốn xem quảng cáo dài hơn 1 phút
3. Độ nặng video
Việc video liên tục bị dừng lại để tải dữ liệu là điều ảnh hưởng lớn nhất tới trải nghiệm của người xem. 28% người tham gia phỏng vấn cho biết sẽ tắt video nếu gặp sự cố và 72% quay mặt với bạn nếu gặp sự cố 2 lần. Vì vậy hãy lưu ý khi sản xuất video để không biến những cố gắng của mình thành vô ích.
4. Kể câu chuyện của thương hiệu
Pre-roll là một dạng quảng cáo video phổ biến, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi cục diện. Brand Video - nơi câu chuyện về thương hiệu là điều duy nhất níu chân người xem đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên những nội dung như trên cần đảm bảo những yếu tố: Liên quan, Giải trí, và Có tính tương tác.
5. Tính cập nhật liên tục
Theo khảo sát này, 65% người dùng online có xu hướng xem những tin tức cập nhật liên tục và live video. Bên cạnh đó có tới 81% trong số họ chủ động xem những video ngắn dưới 1 phút, trên 1 lần 1 tuần. Vì vậy đừng quên “keep it short and new” nhé.
Nguồn: campaignasia.com
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 2470
Page 193 of 267