Kỹ Năng Kinh Doanh

Trải nghiệm của khách hàng là kết quả của việc doanh nghiệp thực hiện những giá trị của nhãn hiệu cho khách hàng và cách khách hàng cảm nhận về những giá trị đó qua mỗi điểm tương tác với doanh nghiệp.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2997

Giáng sinh là một trong những thời điểm có lượng tiêu thụ nhiều nhất trong năm, vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội này để tăng doanh số kinh doanh. Những bí quyết bán hàng mùa giáng sinh sau sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cần thiết khi mùa lễ hội đang đến gần.
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 2513

Theo các chuyên gia, sự cạnh tranh tồn tại song song, vận động tạo sự phát triển. Nhưng quan trọng hơn, vai trò của nhà bán buôn vẫn không thể thay thế được do nhà bán buôn đóng vai trò như một “market maker”.
- Details
- Category: Chiến Lược Ngành
- Hits: 2689

Trên trang Google, khi nhập từ suicide (tự tử), lập tức, bạn sẽ thấy bên cạnh các kết quả tìm kiếm, xuất hiện một mẩu quảng cáo của Nike với khẩu hiệu: “Just do it” (Hãy làm đi!). Thật là bối rối khi đặt lời “khuyến khích” ấy vào trong nội dung tìm kiếm.
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 2042

* Hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông khó nhất ở nội dung nào? Thầy đã gặp thất bại trong việc xử lý khủng hoảng chưa? Nguyên nhân khách quan hay chủ quan?
Tôi trả lời từng ý.
Trước tiên là Ý 1, nội dung khó nhất trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông:
Khi một cuộc khủng hoảng truyền thông xảy ra, thường thì có 6 bước mà DN cần triển khai ngay. Đó là:
Bước 1. Xác định rõ ràng, cụ thể nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng:
Cá nhân / Tổ chức nào? Uy tín có cao không?
Họ tố cáo / chỉ trích / cáo buộc / vu khống điều gì về ta?
Bắt đầu ở kênh nào?
Họ nói có đúng không? Đúng chỗ nào? Sai chỗ nào?
Lý lẽ / bằng chứng để ta biện minh/đánh trả sự tấn công đó là gì?
Đối với cái ta sai, vậy ta đã vi phạm pháp luật / đạo đức kinh doanh / sự cam kết không? Ở điểm nào? Sự chế tài đối với vi phạm này có lớn không, lớn như thế nào?
Bước 2. Xác định quan điểm, thái độ, các hành xử để giải thích / minh oan / xin lỗi / sửa chữa hòng dành lại sự tin cậy, yêu mến của công chúng.
Bước 3. Vạch ra các bước xử lý bài bản, trên mặt trận báo chí, trên mạng xã hội, trong nội bộ, với chính quyền địa phương, với nạn nhân, với công ty bảo hiểm, nhà phân phối/đại lý, nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tìm năng.
Bước 4. Xác định thiệt hại về tiền bạc, uy tín và sự giảm của thị giá cổ phiếu.
Bước 5. Xác định các hành động sắp tới để phục hồi tình hình sản xuất – kinh doanh, tinh thần nội bộ.
Bước 6. Xác định nguồn tiền và nhân sự dùng để xử lý / giải quyết khủng hoảng này.
Trong 6 bước trên, không có bước nào là dễ, không có bước nào là khó nhất.
Chỉ có một Bước có thể là dễ nhất hoặc có thể là khó nhất, đó chính là Bước 1 (e) Lý lẽ / bằng chứng để ta biện minh / đánh trả sự tấn công đó là gì?
* Vì sao có thể là dễ nhất?
Trong trường hợp Doanh nghiệp bị vu khống, bị bôi nhọ, bị vu cáo, thì khi đó Bước 1 (e) là đưa ra lý lẽ và đưa ra bằng chứng để minh oan là dễ dàng.
Ví dụ:
Một đối thủ vu khống một hãng sữa bán một lô sản phẩm kém chất lượng. Hình hộp sữa vón cục, mốc meo lan truyền trên facebook làm hàng triệu bà mẹ bực tức, kêu gọi nhau tẩy chay hang này. Để đáp lại, hãng sữa này đã chỉ trích cực liệt hành vi cạnh tranh bẩn, không đạo đức của đối thủ. Hãng này công bố không hề bán hoặc phân phối dòng sản phẩm nói trên, và cho biết hình ảnh gây bất bình vừa qua là dựng chuyện.
Trong trường hợp này, Bước 1 (e) là dễ nhất.
* Vì sao có thể là khó nhất?
Trong trường hợp Doanh nghiệp bị tố cáo hoàn toàn chính xác, có cơ sở đúng đắn, nhưng Ban giám đốc doanh nghiệp không muốn nhận lỗi sai về mình, thì khi đó Bước 1 (e) là đưa ra lý lẽ đánh trả, sẽ là bước khó thực hiện nhất.
Ví dụ:
Một vị Tổng giám đốc bị đồng nghiệp nội bộ gửi thư tố cáo (nặc danh) lên Tòa án và Nhà đầu tư về hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ để trục lợi cá nhân. Trong thư tố cáo có liệt kê rõ nguồn gốc số tiền, ngày nhận, người hối lộ, mục đích hối lộ cụ thể. Vị Tổng giám đốc này với tinh thần là không nhận sai, đã triệu tập chuyên gia xử lý khủng hoảng để giải quyết vụ việc. Nếu bạn là người được ông gọi giúp, bạn sẽ giúp không?
Và bạn nếu đồng ý giúp, bạn sẽ thực hiện Bước 1 (e), tức là sẽ lập luận để đánh trả lại các cáo buộc trên như thế nào? Trong trường hợp này, Bước 1 (e) là khó nhất.
* Còn câu hỏi ở Ý 2, tôi đã thất bại trong việc xử lý khủng hoảng chưa?
Khó có thể trả lời có hay không câu hỏi này. Nhưng tôi có thể đưa ra một hình dung đơn giản.
Khủng hoảng truyền thông chính là Cơn gió độc nóng rát chứa đựng đầy đủ các bài báo, các tin tức truyền hình, các chia sẻ, các comment tiêu cực trên mạng xã hội về sản phẩm dịch vụ và bản thân doanh nghiệp đó. Cơn gió độc này giết chết việc bán sản phẩm, từ đó khiến doanh nghiệp phải ngưng sản xuất, tê liệt, dẫn đến phá sản. Cơn gió độc này chính là luồng dư luận tiêu cực.
Còn xử lý khủng hoảng truyền thông chính là việc tạo ra một Cơn gió lành mát lạnh phơi phới, chứa đựng đầy đủ các bài báo, các tin tức truyền hình, các chia sẻ, comment tích cực trên mạng xã hội về sản phẩm dịch vụ và bản thân doanh nghiệp đó. Cơn gió lành này che chở, kêu gọi sự tha thứ, cảm thông để cấp cứu cho việc bán hàng, tức là khuyến khích mọi người tiếp tục ủng hộ mua và sử dụng sản phẩm của DN, từ đó DN được hồi sinh, tiếp tục tồn tại và phát triển. Cơn gió lành này chính là luồng dư luận tích cực.
Vấn đề là, Cơn gió lành mát lạnh này có đủ sức xua tan sự nóng rát do Cơn gió độc tạo ra trước đó hay không. Nói cách khác, số lượng các bài báo tích cực có đủ lớn để lấn áp các bài báo tiêu cực hay không. Nếu nói là có, thì thành công đã đến. Nếu nói là không, thì thất bại đã đến.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy không có thành công tuyệt đối và thất bại tuyệt đối trong xử lý khủng hoảng truyền thông. Ví dụ có 10 bài báo nói xấu về DN, thì không thể nói 01 bài báo phản biện và nói tốt về DN là hoàn toàn vô nghĩa. Tức là, chỉ có sự xử lý thành công ở mức độ nào mà thôi.
Hãy nhớ ý cuối cùng trong câu trả lời này, khi bạn có đủ nhiều tiền để triển khai lâu dài hoạt động PR, thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra cách nghĩ của đám đông theo ý bạn muốn. Một ai đó, khi nghe một điều gì đó quá nhiều lần, họ sẽ tin. Vấn đề cần cân nhắc lúc này chỉ là vấn đề đạo đức.
---Trích quyển “Giải mã bí mật PR”
Lê Trần Bảo Phương
(Theo BrandsVietnam)
- Details
- Category: Kỹ Năng Marketing
- Hits: 2347

Tăng trưởng sản lượng đã trở lại với Tổng CTCP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (Sabeco) trong 18 tháng qua nhờ việc mở rộng thị phần tại miền Bắc với thương hiệu “Sài Gòn lùn” (Saigon Special).
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 3605

Một vài trong số những cái tên nổi tiếng nhất lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ không phải là tên doanh nghiệp mà là con người, chẳng hạn như Kenneth Cole, Kim Kardashian, Oprah Winfrey…
- Details
- Category: Lý Thuyết Thương Hiệu
- Hits: 2204

Sự thật ngầm hiểu (Insight) trong tiếng Hy Lạp cổ còn có nghĩa là Epiphany. Từ này để chỉ sự xuất hiện của chúa Jesu đối với các tín đồ theo đạo Thiên chúa giáo. Đó là sự xuất hiện thiêng liêng, được mong chờ và không phải ai cũng có may mắn được nhìn thấy. Insight giống như “chỗ ngứa” trên cơ thể. Tìm insight giống như gãi ngứa. Khi đã gãi đúng, chỉ cần nhè nhẹ nhè nhẹ thôi là đủ để khách phê. Ngược lại, sai insight thì cũng như nước trôi lông vịt. Trừ khi có tiền tấn để tạo ra lối mòn nhận thức, việc đấm cấu véo thô bạo chỉ làm cho khách hàng khó chịu thêm.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3780

Khuyến mãi là hình thức kích cầu khá phổ biến của các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp và các nhà bán lẻ liên tục tung ra các chiêu “khuyến mãi ảo” để thu hút khách hàng. Đây sẽ là một con dao hai lưỡi khiến cho doanh nghiệp bị giảm sút uy tín trong lòng người tiêu dùng.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3586

Việc sử dụng chỉ số về đơn hàng (hay doanh số) để đánh giá hiệu quả của live chat không sai nhưng chưa đủ. Bởi live chat giúp bạn theo sát hành trình của khách hàng trên website, và việc mua hàng chỉ là một giai đoạn trong hành trình đó.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3001

Một nhóm nhà đầu tư đang săn lùng những căn nhà mặt phố lớn nằm ở góc ngã ba, ngã tư các quận nội thành Sài Gòn để khai thác không chỉ mặt bằng bên dưới mà còn cho thuê khoảng không mặt tiền đế bán bảng quảng cáo.
- Details
- Category: Truyền Thông ATL
- Hits: 2029

Hình ảnh chai nước rửa bát tròn, màu vàng nhạt nhãn hiệu Mỹ Hảo trở thành niềm ký ức khó quên với thế hệ 8X bây giờ.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2798
- Người dùng thích vị Pepsi hơn nhưng tại sao lại chọn Coca-Cola?
- Tại sao một hình ảnh lại có giá trị hơn ngàn từ ngữ?
- Đây là cách những hãng hàng không giá rẻ như AirAsia hay Vietjet sinh tồn dù liên tục bán vé 0 đồng
- Dữ liệu vị trí – “của để dành” của quảng cáo số
- SME và bài toán "Tìm kênh phân phối phù hợp"