
Chiến lược kinh doanh của Sony đang đi đúng hướng
Khi lên nhậm chức CEO Sony cách đây 5 năm, ông Kaz Hirai mong muốn công ty là nhà đứng đầu trong lĩnh vực hình ảnh và trò chơi, có vẻ điều này đang trở thành hiện thực.
Theo Engadget, khi được Sony chỉ định làm lãnh đạo công ty, Kaz Hirai đã đưa ra một chiến lược đầy tham vọng mang tên One Sony. Hirai xác định 3 thị trường trọng điểm, nơi ông muốn Sony trở thành đầu đàn trong cuộc chơi hình ảnh kỹ thuật số, chơi game và di động. Năm năm sau, Hirai đã đạt được 2/3 mục tiêu dựa trên báo cáo tài chính gần đây nhất của Sony.
Bản báo cáo tài chính của Sony cho thấy doanh số bán hàng và hoạt động của công ty tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ kinh doanh bán dẫn và dịch vụ tài chính. Trong đó kinh doanh bán dẫn là doanh nghiệp sản xuất bộ cảm biến hình ảnh kỹ thuật số của Sony, cung cấp chip cho hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay. Bloomberg tin rằng các cảm biến của Sony hiện nay được tìm thấy trong một nửa số điện thoại của thế giới, trong đó có cả camera kép ở mặt sau và camera đơn ở mặt trước.
Hoạt động kinh doanh Sony đang đi theo đúng hướng mà Kaz Hirai mong muốn. Ảnh: AFP.
Liên quan đến lĩnh vực trò chơi, hoạt động kinh doanh sinh lợi trong bộ phận này thuộc về lĩnh vực phần cứng PlayStation giá phải chăng, doanh số bán hàng thông qua PlayStation Network và PSVR.
Một trong những điều ngạc nhiên lớn nhất là bộ phận di động của công ty với lợi nhuận ít ỏi từ smartphone, bởi Sony đã cắt giảm chi phí, chi tiêu ít hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ việc công ty chỉ bán được 3,4 triệu smartphone trong quý
Tuy nhiên, Sony không phải là công ty phụ thuộc tất cả vào điện tử tiêu dùng, do đó tầm ảnh hưởng của bộ phận smartphone không tác động quá lớn đến tình hình kinh doanh. Chẳng hạn bộ phận âm nhạc của Sony cũng tăng trưởng với doanh thu bản quyền từ các dịch vụ truyền phát như Spotify…
* Nguồn: Thanh Niên
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2011

Marketing dựa trên tinh thần dân tộc – dùng sao cho đúng
Tính dân tộc của một thương hiệu không chỉ là “chiêu bài” để lôi kéo khách hàng, mà theo chuyên gia Nguyễn Phi Vân nó còn là một “quyền lực mềm”, khi thương hiệu đạt được tiếng tăm nhờ đại diện cho cả đất nước.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3016

4 hiểu lầm về khả năng sáng tạo
Cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng nói: "Kẻ thù lớn của sự thật lại thường không phải là nói dối – có chủ ý, được sắp đặt và không thành thật – mà là hiểu lầm – kiên trì, có tính thuyết phục và phi thực tế."
Trong cuốn sách The Myths of Innovation (Những hiểu lầm về sáng tạo), tác giả Scott Berkun đã khám phá những ý niệm lãng mạn về cách xuất hiện của sáng tạo. Sau đây là 4 điều được phần lớn mọi người thắc mắc nhiều nhất về sáng tạo.
Sáng tạo là bẩm sinh hay được rèn giũa?
Câu trả lời là cả hai. Hãy lấy Mozart làm ví dụ. Đúng là ông có khả năng soạn nhạc đáng ngạc nhiên, nhưng ông còn được sinh ra ở một đất nước được xem là cái nôi của âm nhạc thế giới, có một người cha là giáo viên dạy nhạc, và bị bắt luyện tập bốn giờ mỗi ngày trước khi vào học mẫu giáo.
Scott Berkun đã nghiên cứu về rất nhiều thiên tài và những nhà sáng tạo và luôn tìm thấy rất nhiều nhân tố, một số trong khả năng kiểm soát của họ, một số không, và điều đó giúp họ có thể đạt được thành tựu.
Hình bản quyền bởi StockUnlimited.
Thử thách khó khăn nhất mà một người sáng tạo phải đối mặt là gì?
Điều đó còn phụ thuộc vào mỗi nhà sáng tạo, nhưng khó khăn thường thấy nhất là làm cách nào để thuyết phục phần còn lại của thế giới về ý tưởng của họ. Tìm sự hỗ trợ, dù là tình cảm, tài chính hay trí tuệ cho một ý tưởng lớn là rất khó và còn phụ thuộc vào những kỹ năng chẳng liên quan gì tới khả năng sáng tạo hay tài năng.
Đó chính là sát thủ đối với rất nhiều người: Họ phải dành nhiều thời gian để thuyết trình và thuyết phục mọi người hơn là để sáng tạo và họ thường không có kỹ năng cũng như sự kiên trì để làm việc đó.
Người phát minh và sáng chế lấy ý tưởng từ đâu?
Scott Berkun từng dạy một khóa tư duy sáng tạo ở Đại học Washington và cơ sở chính đó là các ý tưởng là sự kết hợp của những ý tưởng khác. Những người đạt được danh hiệu "sáng tạo" chỉ là những người có nhiều dạng kết hợp các ý tưởng hơn, tìm thấy những ý tưởng thú vị nhanh hơn và sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng đó. Vấn đề ở đây là hầu hết các trường học và tổ chức đều đào tạo chúng ta bỏ những thói quen này.
Hình bản quyền bởi StockUnlimited.
Tại sao những người sáng tạo lại hay phải đối mặt với sự phủ nhận và từ chối?
Đó là bản chất của con người – tự bảo vệ mình trước những thay đổi. Chúng ta thích nghĩ rằng mình đã là người cấp tiến, nhưng mọi làn sóng sáng tạo đều chậm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã được nghe kể. Điện thoại, điện tín, máy tính cá nhân và internet, tất cả đều mất nhiều thập kỷ để phát triển từ ý tưởng thành những thứ bình thường mà con người vẫn sử dụng.
Ở góc độ hình thái, con người bị đe dọa bởi những thay đổi và phải mất nhiều thời gian để thuyết phục họ thay đổi hành vi hoặc từ bỏ tiền bạc.
* Nguồn: Trí thức trẻ
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 1867

Tiếp thị dùng người ảnh hưởng: Làm sao cho hiệu quả?
Theo một báo cáo của Altimeter cách đây một năm, ba mục đích chính mà các công ty thường hướng đến khi thực hiện các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng (influencer marketing) là cải thiện sự ủng hộ dành cho nhãn hiệu (94%), tăng cường sự nhận biết về nhãn hiệu (92%) và tiếp cận với những khách hàng mục tiêu mới (88%).
Theo Jonathan Chanti, Phó chủ tịch cấp cao của HYRR, một công ty cung cấp các hệ thống tiếp thị dùng người ảnh hưởng, đây là những mục tiêu đúng đắn, góp phần cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như củng cố vị trí của nhãn hiệu trong thị trường có xu hướng “số hóa” hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này cũng là một thách thức lớn đối với các nhà làm tiếp thị. Chanti đưa ra những lời khuyên sau đây giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng, đáp ứng các mục tiêu nói trên.
CHỌN NHÂN VẬT GẦN GŨI VỚI KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Theo Chanti, nếu doanh nghiệp dự định đầu tư thời gian, tiền bạc và nỗ lực để thuê một nhân vật ảnh hưởng cho các chiến dịch tiếp thị của mình thì nên chọn một nhân vật phù hợp với thế giới kỹ thuật số hiện nay. Doanh nghiệp nên tìm hiểu những người theo dõi tin (follower) trên các trang mạng xã hội của mình là ai, họ tương tác với nhãn hiệu của doanh nghiệp và với nhau như thế nào, quan tâm của họ là gì. Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu được nên chọn nhân vật ảnh hưởng nào thì sẽ được khách hàng mục tiêu của mình đón nhận nhiều nhất.
KHÔNG NÊN CHỈ CHỌN NGƯỜI ẢNH HƯỞNG DỰA TRÊN SỐ LƯỢNG NGƯỜI THEO DÕI HỌ TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI
Chẳng hạn, Selena Gomez, một nhân vật được xem là có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên các mạng xã hội năm 2016, đã được chọn làm đại sứ cho nhãn hiện Pantene Bắc Mỹ năm 2015. Mặc dù Gomez có hơn 230 triệu lượt người theo dõi từ các trang xã hội và 65% trong số đó là nữ, nhưng chỉ có 25% số này sinh sống ở Mỹ và 3% có tương tác với các bài đăng của cô. Nói cách khác, khả năng quảng bá sản phẩm cho phụ nữ ở Mỹ của Gomez sẽ rất hạn chế.
Theo Chanti, nếu nhân vật ảnh hưởng mà doanh nghiệp chọn lựa không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay việc sử dụng nhân vật ấy khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn nhiều ngân sách thì việc đầu tư này sẽ không hiệu quả và không đem lại nhiều kết quả như mong đợi. Chanti khuyên, thay vì chỉ chú trọng đến số lượng người theo dõi của người ảnh hưởng, hãy quan tâm đến hình ảnh cá nhân và cách tương tác của họ với công chúng. Năm 2017, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng “siêu nhỏ”. Đó là những người chỉ có chưa đến 100.000 người theo dõi nhưng đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả rất cao trong các chiến dịch tiếp thị. Những nhân vật này chiếm đến 90% các hoạt động tiếp thị dùng người ảnh hưởng trên Instagram trong tháng 1-2017.
XÂY DỰNG CHIẾN DỊCH TIẾP THỊ TRÊN TINH THÂN HỢP TÁC VỚI NGƯỜI ẢNH HƯỞNG
Mục đích của doanh nghiệp khi hợp tác với người ảnh hưởng là đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tăng số lượng khách hàng theo dõi tin, cải thiện kết quả hoạt động. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần chọn người ảnh hưởng có ít nhiều sự nhạy bén của một người kinh doanh để giúp mình thực hiện tốt các mục tiêu này.
Nhưng theo Chanti, doanh nghiệp không nên vì thế mà áp đặt người ảnh hưởng, buộc họ phải nói theo những nội dung hay ngôn ngữ của mình. Những khách hàng theo dõi tin của doanh nghiệp dễ dàng nhận ra rằng một chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng đã được lên kịch bản quá kỹ càng hay mang tính quảng cáo quá nhiều. Bằng cách cho phép người ảnh hưởng sử dụng ngôn ngữ, phong cách của riêng họ để nói về nhãn hiệu của doanh nghiệp với người hâm mộ của họ, doanh nghiệp sẽ thể hiện được sự tin tưởng vào đánh giá của người ảnh hưởng cũng như hiểu biết của họ về những gì phù hợp nhất cho khách hàng – người hâm mộ của họ. Sự tự nhiên và chân thật này không những giúp cải thiện khả năng chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại mà còn là tiền đề tạo ra các cơ hội hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và người ảnh hưởng.
CHỌN KÊNH TIẾP THỊ PHÙ HỢP
Theo Chanti, không phải mạng truyền thông xã hội nào cũng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một nhãn hiệu thời trang sẽ cần thể hiện sự phù hợp của sản phẩm đối với khách hàng qua các kênh thiên về hình ảnh và phim video. Một nhãn hiệu sản xuất trò chơi điện tử nhắm đến đối tượng khách hàng “teen” (tuổi vị thành niên) thì nên chọn thực hiện các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng qua các trang như Snapchat.
Nguồn: Doanh nhân Cuối tuần
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2635

Em chưa 18: Thành công nhờ chất lượng hay truyền thông?
Nếu như năm 2016 chứng kiến hàng hoạt cú ngã ngựa của nhiều bộ phim trong làng điện ảnh Việt Nam như Truy sát, Fan cuồng, Vệ sĩ Sài Gòn thì đầu năm 2017 nền điện ảnh nước nhà đã bắt đầu khởi sắc trở lại, đặc biệt là sự thành công bùng nổ của bộ phim Em chưa 18.
- Details
- Category: Chiến Lược Thương Hiệu
- Hits: 2497

Hệ thống SMART và mục tiêu thực hiện hóa ước mơ
Trong vòng xoáy của cuộc sống, đôi lúc chúng ta không thực hiện nổi ước mơ, ta dần mất đi sự đam mê, hoài bão bản thân và rồi ước mơ ngày nào cũng tan biến.
Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng thất bại trong việc cố gắng đạt được mục tiêu ở một thời điểm nào đó. Mặc dù đó là những mục tiêu rất thiết thực nhưng yếu tố hoàn cảnh, thiếu động lực khiến việc theo đuổi mục tiêu bị thất bại. Ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực thiết lập mục tiêu cũng thường xuyên đặt câu hỏi liệu họ đang có những bước đi đúng đắn để có được cuộc sống như mong muốn.
Khi cuộc sống ngày càng khó khăn và phức tạp, những giấc mơ, mục tiêu của chúng ta đôi khi sẽ không được coi trọng nữa. Theo thời gian, dần dần chúng ta sẽ đánh mất đi sự đam mê, hoài bão của bản thân mình. Mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được nếu chúng ta có ý thức được rằng mục tiêu và ước mơ là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Les Brown đã từng khẳng định rằng, "Nghĩa trang là nơi giàu có nhất trên trái đất, bởi vì ở đây bạn sẽ tìm thấy tất cả những hy vọng và ước mơ chưa bao giờ hoàn thành, những cuốn sách chưa bao giờ được viết, những ca khúc chưa bao giờ được hát, những phát minh chưa bao giờ được chia sẻ, những phương pháp chữa bệnh chưa bao giờ được phát hiện, tất cả chỉ vì họ sợ hãi bước những bước đầu tiên, ko dám quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình".
Muốn giảm cân, viết sách, tiết kiệm tiền trước khi nghỉ hưu, hoặc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn là ước mơ. Việc áp dụng các chiến lược thiết lập mục tiêu tốt có thể biến giấc mơ của bạn thành mục tiêu và mục tiêu của bạn thành hiện thực. Tất cả các mục tiêu bắt đầu với ước mơ hoặc mong muốn, nhưng khi bạn bắt tay vào việc thiết lập mục tiêu, bạn mới thật sự tạo ra các bước để đến gần hơn với những gì mình mong muốn. Có một giấc mơ mà không thiết lập các mục tiêu giống như bạn đang trong một cuộc hành trình mà không có bản đồ.
Quá trình đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng thuận lợi. Sẵn sàng để đối mặt với những thách thức.
Khi thấy những nhân vật thành công trên thế giới - vận động viên Olympic, nhà sáng tạo, doanh nhân và các tác giả bán chạy nhất, chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả của những nỗ lực của họ. Chúng ta chẳng thể nào nhìn thấy được những đấu tranh, những nỗ lực của họ và thường thì sẽ có suy nghĩ rằng thành công họ có được có thể do may mắn và họ chẳng tốn mấy sức lực để có được.
Không phải quá khó để hình dung mục tiêu bạn vươn tới. Bạn có thể tự hình dung mình trong bộ đồ bơi sau khi giảm cân, hoặc bạn có thể tưởng tượng cuốn sách của mình trên kệ trong hiệu sách. Có thể bạn không nghĩ đến nhưng cũng nên dự đoán trước rằng quá trình đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Chúng ta sẽ có những trải nghiệm để thử nghiệm khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trong những thời điểm khó khăn nếu bạn không sẵn sàng hy sinh hoặc nỗ lực để đạt được mục tiêu , thì sẽ rất khó để thành công. Hãy chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong quá trình tiến tới mục tiêu.
Để đạt được mục tiêu, cần lập kế hoạch tốt
Các thông kê cho thấy rằng nhiều người trong chúng ta có những mục tiêu rất tuyệt vời tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch.
Quá trình thiết lập mục tiêu nên theo các bước:
Xác định rõ tầm nhìn của mình và viết chúng vào đâu đó
Một số người chọn cách thuê những chuyên gia lập kế hoạch hoặc đơn giản chỉ là viết mục tiêu của mình lên giấy. Cho dù chọn phương pháp nào cũng đảm bảo bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Và điều quan trọng là phải cụ thể về những gì bạn muốn.
Dự đoán những trở ngại đầu tiên có thể gặp phải
Nếu con đường dẫn đến thành công quá dễ dàng, sẽ không có nhiều quyết tâm mỗi khi thất bại. Sự tự mãn, lối tư duy tiêu cực, không tập trung nỗ lực, và sợ thất bại có thể làm hỏng mục tiêu được thiết lập. Các yếu tố như cuộc sống cá nhân, trách nhiệm nghề nghiệp và mối quan tâm về tài chính cũng có thể phá hỏng kế hoạch của bạn. Nếu bạn có thể tiên đoán được những trở ngại sẽ gặp phải, bạn có thể chủ động lên kế hoạch giải quyết những vấn đề đó mà không đánh mất động lực.
Đặt mục tiêu của bạn trong phạm vi: Mục tiêu SMART
S – Specific – Cụ thể: Sẽ không đủ nếu bạn chỉ nói mục tiêu của mình là muốn giảm cân. Tại sao bạn lại muốn giảm cân? Càng cụ thể bạn càng dễ hình dung mục tiêu của mình và dự đoán những trở ngại sẽ gặp phải.
M – Measurable - Có thể đo lường được: Bạn muốn giảm bao nhiêu kg? Với bạn thế nào được gọi là thành công? Các mục tiêu đo lường được có thể được chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn để giúp chúng ta đi đúng hướng.
A – Achievable - Có thể đạt được: Ước mơ thì có thể to tát và xa vời vợi nhưng mục tiêu thì phải là những gì có thể đạt được. Hãy suy nghĩ về những gì được và mất để đạt được điều mình muốn, và quyết định nếu đó là những điều mà bạn đang sẵn sàng làm. Đạt được các bước hợp lý trong quá trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn tránh khỏi sự thất vọng.
R – Relevant - Thực tế: Mục tiêu của bạn nên là những gì mà bạn thực sự muốn đạt được.Ví dụ, bạn đang nộp đơn vào trường y bởi vì bạn mong muốn được giúp đỡ mọi người, hay bạn đang nộp đơn vì bố mẹ bạn muốn vậy? Mục tiêu tốt nhất là những gì thúc đẩy bạn chứ không phải những gì người khác nghĩ và động viên bạn.
T – Time-bound -Thời gian hoàn thành: Không đặt thời hạn cho mục tiêu đồng nghĩa với việc mục tiêu của bạn có thể sẽ mãi mãi không thực hiện được. Ngay sau đây bạn sẽ làm gì để theo đuổi mục tiêu? Thời hạn bạn mong muốn hoàn thành mục tiêu: 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm?
Nếu bạn có thể thiết lập các mục tiêu SMART và bạn sẵn sàng chấp nhận hy sinh và nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó, bạn đang từng bước biến ước mơ thành hiện thực. Dẫu biết rằng không ai trong chúng ta hoàn hảo. Thiết lập mục tiêu không chỉ là một phương pháp để dự đoán kết quả hoàn hảo mà cũng chính là bước điều chỉnh lại những gì không hoàn hảo theo ý muốn để giữ chúng ta đi đúng hướng.
An Chi (Trí Thức Trẻ)
- Details
- Category: Lý Thuyết Thương Hiệu
- Hits: 3917

Vì sao các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ đóng cửa hàng loạt?
Người ta thường hay đổ lỗi cho Amazon và sự gia tăng mua sắm trực tuyến, nhưng thực tế không phải như vậy...
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 3269

4 LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN VỀ MARKETING
Lầm tưởng 01: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing
“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”
Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.
Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?!
Hoặc là bạn có Tư duy, hoặc là lại lếch thếch đi học công cụ
Lầm tưởng 02: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v…v…
Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.
Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…???
Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận.
Lầm tưởng 03: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém
Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?
Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!
Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!
Lầm tưởng 04: Phải thật sáng tạo!!!
Vì sao em thích làm Marketing?
Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!
Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.
Chúng tôi cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé.
Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing
Vừa đi hết 1 chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không.
Theo Think Markus
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 5070

Những xu hướng công nghệ định hướng ngành tiếp thị
Cách đây mười năm, truyền thông xã hội vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Tiếp thị di động, nội dung hoặc dữ liệu lớn còn chưa được nghe nói đến. iPhone cũng chỉ mới xuất hiện vào đầu năm 2007. Hiện giờ, chúng ta đang ở trong một thời điểm tương tự nếu nói đến tương lai của tiếp thị thập niên tới. Nhiều công nghệ quan trọng sẽ định hướng ngành tiếp thị chỉ đang bắt đầu nổi lên.
Không có cách nào dự đoán hoàn hảo về tương lai, nhưng chúng ta có thể nhìn vào công nghệ hôm nay để có những đánh giá cơ bản. Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển liên tục và tương tác một cách đầy đủ hơn với thế giới thực. Từ đó, cách mà chúng ta xác định và phục vụ khách hàng sẽ thay đổi rất khác so với hiện nay.
Giọng nói và giao diện
Tại Consumer Electronic Show (Triển lãm điện tử tiêu dùng – CES) vào đầu năm nay, trợ lý ảo nhận dạng giọng nói Alexa của Amazon đã gây ngạc nhiên lớn cho đám đông. So với trợ lý ảo Siri của Apple, thiết bị được tích hợp trong loa thông minh Amazon Echo này đã tiến xa hơn, được bổ sung những kỹ năng và hoạt động như các ứng dụng trên một điện thoại thông minh. Sản phẩm cạnh tranh của Google là Google Home cũng có tính năng tương tự và họ gọi là “actions” (hành động).
Một số nhà sản xuất tivi thậm chí đã tạo các sản phẩm tích hợp với Alexa để khách hàng có thể chuyển kênh mà không cần phải tìm bộ điều khiển. Các công ty như Ford, Huawei, LG, cũng như nhiều công ty khởi nghiệp, đều công bố những sản phẩm đồ gia dụng, điện thoại, xe hơi và các tiện ích tích hợp Alexa. Theo Scott Brinker, người sáng lập của trang Chief Marketing Technologist, đã có khoảng 1.000 thương hiệu chủ động hành động trong lĩnh vực này.
Chúng ta cũng sớm nhìn thấy xu hướng tương tự đối với giao diện hình ảnh, bắt đầu bằng việc nhận diện mặt thay vì nhập mật khẩu và nhanh chóng chuyển sang cho phép chúng ta chỉ bằng tay hay cử chỉ để tương tác với các không gian thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Phân tích cá tính và tâm trạng
Mattersight là một công ty ra đời cách đây mười năm và sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo kết hợp với một phương pháp do NASA phát triển nhằm đánh giá tính tương thích của các phi hành gia được gửi vào không gian cùng với nhau để tạo lập hồ sơ khách hàng. Khi tập hợp dữ liệu, hệ thống này sẽ có thể “bắt cặp” khách hàng với các đại diện bán hàng có tính cách tương thích, và như thế có thể phục vụ họ tốt hơn.
Những công nghệ này đang tăng tốc chóng mặt. Nếu như công nghệ của Mattersight là tiên tiến thì cũng có những công cụ phân tích cá tính và tâm trạng cơ bản hơn đang hiện diện trên các nền tảng như Amazon Web Services, Watson Developer Cloud và Microsoft Azure. IBM thậm chí hy vọng rằng trong năm năm nữa chúng ta sẽ có thể phân tích các dạng rối loạn thần kinh qua giao diện thoại.
Sáng tạo trải nghiệm tùy chỉnh
Khi bước vào một cửa hàng, chúng ta thường mặc định rằng một người bán hàng sẽ tiếp cận, hỏi vài câu và trong vài giây sẽ hình thành một trải nghiệm bán hàng đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Nếu đó là cửa hàng bạn thường đến, bạn mong đợi người bán hàng đã biết sở thích của mình và điều chỉnh trải nghiệm đó cho phù hợp với nhu cầu của bạn vào ngày hôm đó.
BloomReach là một nền tảng với chức năng tương tự cho thương mại điện tử. Nếu bạn muốn mua một chiếc đầm cocktail, ứng dụng này sẽ lập tức chỉ cho bạn những món hàng dựa trên các hành vi trong quá khứ của bạn cũng như các xu hướng mua sắm gần đây. Công ty này mới đây đã mua lại Hippo – một công ty về quản trị nội dung để mở rộng phạm vi trải nghiệm có thể mang lại cho người tiêu dùng. Dần dần, dạng cá nhân hóa này sẽ di chuyển vào thế giới thực. Khi mua vé đi xem một sự kiện thể thao, bạn sẽ nhận được vòng đeo RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) với những câu hỏi ngắn về đội mà bạn yêu thích, “size” áo và những sở thích khác. Khi bạn đến sự kiện, các quầy của nhà tài trợ sẽ trao cho bạn chiếc T-shirt vừa vặn và nếu họ biết bằng bạn từng nhận áo từ nhà tài trợ khác, họ sẽ tặng bạn nón chẳng hạn. Đi đến đâu bạn cũng sẽ cảm thấy mình giống như một “VIP”.
“Ứng dụng của chúng tôi dựa trên dữ liệu và bối cảnh. Khi nguồn dữ liệu được mở rộng và cải thiện để bao gồm cả hồ sơ cá tính và tâm trạng, các nhà tiếp thị có thể mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, trong thời gian thực và ở quy mô rộng”, Samuel Moore của Công ty BloomReach nói.
Một điều đã rõ ràng từ bây giờ là chúng ta cần chuyển đổi từ tạo thông điệp sang tạo trải nghiệm. Và trong quá trình này, công nghệ hay máy sẽ đóng vai trò trung gian. Thuật toán có thể phân tích và nhắm đúng mục tiêu, nhưng chỉ có người mới thực sự tạo cảm hứng cho người khác.
LONG HỒ/DNSGCT
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 3554

5 chiến lược quản lý nhân sự “nội bộ” của Google
Một trong các yếu tố chính góp phần cho sự thành công rực rỡ của Google đến từ những chiến lược quản lý nhân sự “không giống ai" của mình.
Điều đáng ngưỡng mộ trong cách ông lớn công nghệ này điều hành hơn 62.000 “Googler” (tên thân mật của nhân viên Google) của mình chính là việc lãnh đạo phòng nhân sự dựa trên dữ liệu thực tế, chứ chẳng phải những thứ thuần túy trên giấy bút, để tiến hành chiến lược quản trị và ra quyết định.
Thế nên, dù thoạt nhìn có vẻ phản khoa học so với thế giới, nhưng Google, nhờ phương thức kỳ lạ của mình, vẫn thản nhiên đứng hạng nhất danh sách “Những doanh nghiệp đáng làm việc nhất thế giới" do Fortune bình chọn trong suốt 8 lần liên tiếp.
Laszlo Bock - Trưởng bộ phận Nhân sự của Goole đã chia sẻ những bí quyết quản lí nhân viên đặc sắc, “chỉ lưu hành nội bộ" của doanh nghiệp đáng giá hơn 500 tỷ đô la này.
1. Để nhân viên “tự do trong khuôn khổ”
Ở nơi danh giá này, kế hoạch quản lý nhân sự cũng có phần đặc biệt đôi chút. Nếu so sánh thì cách vận hành của ban quản trị Google cũng giống như việc “tay phải làm gì, tay trái chẳng hề hay biết” vậy. Có thể nhiều người sẽ nghĩ chiến lược của Google có phần thiên vị, hay thay đổi hoặc thiếu tầm nhìn vĩ mô.
Nhưng không, các bộ óc lỗi lạc tại Google phát hiện ra rằng khi những nhà lãnh đạo thường xuyên nhất quán, công bằng cũng như “tạo điều kiện” để cấp dưới “bắt bài” trong lúc ra quyết định thì nhân viên sẽ cảm thấy tự do hơn và có trải nghiệm làm việc tốt hơn.
Lý giải cho việc này, Laszlo Bock nói rằng khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ biết bản thân được tự do trong một chừng mực nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn trong khuôn khổ đó. Nếu một người quản lý kiềm kẹp, can thiệp sâu và nhúng tay vào quá nhiều việc, cấp dưới sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Khi ấy, phần lớn trường hợp nhân viên sẽ không biết điều gì nên hay không nên làm, dần dà dẫn tới sự bức bách và bó hẹp trong môi trường làm việc.
2. Đặt giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Google chú trọng nhất vào nhiệm vụ của mình, đó là “Tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích cũng như dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu”.
Điểm khác biệt của nhiệm vụ này so với nhiều “tuyên ngôn" của các doanh nghiệp khác chính là nó không hề đề cập đến lợi nhuận, thị trường hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cổ phần và khách hàng cả. Với nhiều người, nhiệm vụ này trông không giống một mục tiêu kinh doanh, thậm chí nó dường như không có điểm kết thúc.
Theo Laszlo Bock: “Nhiệm vụ thế này giúp cho mỗi cá nhân tìm ra được ý nghĩa trong công việc của mình, vì nó gắn liền với các giá trị đạo đức và tinh thần hơn chỉ đơn thuần là một mục tiêu kinh doanh”.
Chính điều này là thứ thu hút những cá nhân tài năng khao khát một công việc đầy tham vọng và cảm hứng. Không có bất kỳ thứ gì mạnh mẽ hơn việc nhận thức được công việc của bản thân mình đang góp phần tích cực thay đổi thế giới cả. Google mang đến một công việc như thế!
3. Sẵn sàng chia sẻ mọi thứ
Sau nhiệm vụ, tính minh bạch là cột trụ thứ hai làm nên văn hóa của Google. Đơn cử, một kỹ sư phần mềm mới nhận việc sẽ có quyền truy cập gần như tất cả mã hệ thống ngay trong ngày đầu tiên. Các Googler sẽ được cấp quyền truy cập lộ trình sản phẩm, kế hoạch ra mắt, báo cáo tình trạng nhân viên hằng tuần, mục tiêu theo từng quý và ai nấy đều biết người khác đang làm gì. Google chia sẻ tất cả vì hết thảy đều tin tưởng nhau sẽ bảo mật thông tin.
Sự “thoáng" thể hiện qua việc chia sẻ thông tin của Google khác hoàn toàn so với lối quản trị truyền thống, phân cấp, chỉ huy và kiểm soát đồng thời cũng xóa nhòa sợi dây liên kết giữa nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp. Lợi ích tối cao của cách tiếp cận này chính là việc mỗi cá nhân tại Google đều biết chuyện gì đang diễn ra tại công ty.
Chia sẻ thông tin cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, liên hiệp của các phòng ban, giảm bớt tính cạnh tranh cũng như việc “đâm sau lưng" hay thói quan liêu của cấp trên với cấp dưới. Bock nói rằng chính sách này “giúp mọi người hiểu được sự khác nhau trong mục tiêu giữa các phòng ban, nhờ đó tránh việc ganh đua nội bộ”.
Về “văn hoá chia sẻ” trong doanh nghiệp, Bock ngắn gọn: “Nếu doanh nghiệp của bạn thực sự tự tin nói rằng nhân viên của chúng tôi là tài sản quý giá nhất thì việc minh bạch và chia sẻ này phải là mặc định. Nếu không làm được thì bạn chỉ đang tự gạt mình gạt người mà thôi. Một mặt, bạn nói nhân viên của mình quan trọng nhưng mặt khác, bạn lại đối xử với họ chẳng ra chi cả”.
4. Tiếp thu mọi ý kiến từ nhân viên
Tại “nơi làm việc được ham muốn nhất trên thế giới" này, tiếng nói của nhân viên là nền tảng quan trọng thứ ba, giúp định hình văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên được đóng góp suy nghĩ hay nguyện vọng của mình, còn ban lãnh đạo tin vào sự thành tín và trung thực từ cấp dưới đến mức cho họ đồng tham vào việc đề xuất ý kiến cho doanh nghiệp. Đây có thể là cơn ác mộng ở nhiều nơi, nhưng tại Google, nó lại phát huy hiệu quả đến không ngờ. Nhiều chiến lược quản trị nhân sự của ông lớn công nghệ đều xuất phát từ chính những người làm công ăn lương tại đây.
Vào năm 2009, các Googler than phiền với ban lãnh đạo về việc ngày càng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra do mức độ tăng trưởng quá nhanh của công ty. Nhận thức được sự đúng đắn trong ý kiến của số đông cấp dưới, CFO của Google khi đó đã cho tiến hành một chương trình dành riêng cho Googler với tên gọi "Bureaucracy Busters" (Phát hiện bất cập). Ý tưởng này cho phép chính các Googler nói lên những bức xúc của mình đồng thời giúp công ty khắc phục chúng.
Khỏi nói cũng biết, tinh thần của nhân viên được “lên dây cót” mạnh mẽ như thế nào khi đích thân họ được chung tay trong việc tổ chức và cải thiện hệ thống làm việc nhằm giúp cho doanh nghiệp của mình ngày một đi lên.
5. Tuyển dụng không qua điểm số
Với cương vị là một chuyên gia phân tích dữ liệu, Laszlo Bock đã từng trả lời tờ New York Times rằng GPA (điểm trung bình tích lũy) hay điểm bài kiểm tra chẳng có ý nghĩa gì trong việc tuyển lựa nhân viên cả, trừ phi doanh nghiệp của bạn sẵn sàng đào tạo họ lại từ đầu.
Người đứng đầu bộ phận nhân sự của Google phân tích: “Sau 2 hay 3 năm, bạn sẽ nhận ra những kỹ năng cần có để sống sót tại Google hoàn toàn chẳng có mối liên hệ nào với ngày còn đi học, vì những gì bạn được dạy khi còn ngồi ở giảng đường hoàn toàn khác so với nơi đây. Về cơ bản, bạn sẽ dần khoác chiếc “áo mới”, cách tư duy, học hỏi và phát triển - mọi thứ đều khác đi”.
Thế nên, không khó để hiểu vì sao có đến 14% nhân viên một số phòng ban tại Google chưa bao giờ đặt chân vào giảng đường đại học.
LÊ DUY (theo Inc.)
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 4658

Tránh Bẫy Tâm Lý Khởi Nghiệp Thất Bại
Trong nhiều lần về miền Tây tìm hiểu về các doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây, được nghe nhiều câu chuyện thất bại trong quá khứ của các anh chị mới biết được nguyên nhân thất bại khá đa dạng và cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng chung quy thường do không tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm, hao tốn quá nhiều chi phí marketing nhưng không tăng được doanh số, quản lý nhân sự không tốt dẫn đến thất thoát tài sản, yếu kém trong quản trị tài chính...
Thất bại thường dẫn đến những hậu quả nhất định trong cuộc sống của người khởi nghiệp, nhẹ thì hao tốn tài sản, nặng thì nợ nần, xung đột với cộng sự, gia đình... Tùy vào mức độ thất bại mà chúng tạo ra nỗi ám ảnh cho người khởi nghiệp.
Với người có bản lĩnh, được trang bị kiến thức tốt, thất bại giúp họ rút ra những bài học quý báu cho những lần khởi nghiệp tiếp theo. Nhờ vào thất bại trong quá khứ mà họ sẽ viết nên những câu chuyện về thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều nhận ra được những bài học quý giá từ thất bại, mà vẫn còn một tỷ lệ khá lớn bị "ám ảnh", không dám khởi nghiệp lại, hoặc khởi nghiệp lại nhưng không dám triển khai các ý tưởng lớn.
Một chị tái khởi nghiệp (ở Đồng Tháp) tâm sự về thất bại trong quản lý đội ngũ kinh doanh dẫn đến thất thoát tiền bạc đến mức bị phá sản. Từ đó, nỗi ám ảnh cứ đeo bám, khiến chị không dám tuyển dụng đội ngũ bán hàng bên ngoài mà tự mình đảm nhận việc tìm kiếm khách hàng. Do vậy, mặc dù đã tái khởi nghiệp hơn 2 năm mà rất khó phát triển được thị trường, dù ý tưởng sản phẩm khá tốt.
Trường hợp khác, doanh nghiệp thất bại do bán chịu, không thu hồi được tiền, trong khi vốn lưu động của công ty chủ yếu là vốn vay. Khi xảy ra thiếu hụt vốn lưu động, không thu được tiền, ngân hàng siết nợ, mất khả năng thanh toán nên dẫn đến phá sản.
Nỗi ám ảnh đó đeo bám họ cho đến lần khởi nghiệp tiếp theo, không dám bán chịu cho bất kỳ khách hàng nào nên khó thiết lập được mạng lưới khách hàng hợp tác lâu dài và ổn định. Vì thế, dù đã tái khởi nghiệp được 3 năm mà công ty không mở rộng được quy mô.
Sở dĩ tồn tại "nỗi ám ảnh" thất bại là do người khởi nghiệp chưa lý giải được cơ sở khoa học, quy luật đưa đến sự cố thất bại. Chẳng hạn như trường hợp nhân viên bán hàng làm thất thoát tài sản là do thiếu cơ chế quản lý việc thu và nộp tiền bán hàng, chứ không phải do thuê người ngoài làm nhân viên bán hàng.
Trường hợp bán chịu, không thu được tiền là do chưa thiết lập được tiêu chí quyết định bán chịu đúng đối tượng chứ không phải là tất cả khách hàng đều không đáng tin cậy. Khi chưa lý giải đúng nguyên nhân đưa đến sự cố thất bại thì "cái bẫy tâm lý thất bại" được giăng ra, người khởi nghiệp khó vượt qua được.
Để thất bại không còn là nỗi ám ảnh, đòi hỏi người khởi nghiệp cần có bản lĩnh cũng như cần được trang bị các kiến thức quản trị công ty khởi nghiệp. Khi gặp thất bại biết đánh giá, phân tích nguyên nhân của sai lầm để thẩm thấu được bài học kinh nghiệm, từ đó lần khởi nghiệp tiếp theo sẽ làm tốt hơn, chứ không phải là bỏ cuộc, không dám đưa ra các quyết định làm ăn lớn khi tái khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, người khởi nghiệp cần xây dựng đội ngũ biết động viên lẫn nhau, tích cực giãi bày, chia sẻ cho nhau mỗi khi gặp sự cố. Khi đó mọi người sẽ thấu hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại, giúp rút ra những bài học quý báu cho lần khởi nghiệp tiếp theo.
TS. HUỲNH THANH ĐIỀN
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 3358

Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T
Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong công việc kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh thôi, vì nó là một bảng đánh giá giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức cản trở trong quá trình kinh doanh, và nó cũng giúp tìm ra những thị trường tiềm năng mới khác. Nhưng bạn hãy nghĩ lại… bởi vì phân tích SWOT bản thân cũng là một công cụ hữu hiệu để bạn tự tìm hiểu về bản chất của chính bạn tốt hơn, cũng tương tự như khi phân tích bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào.
Đối với phát triển cá nhân, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, nó cũng đều là một công cụ dễ quản lý và hữu hiệu. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như:
- Sự nghiệp
- Phát triển các mối quan hệ cá nhân, và
- Phát triển kỹ năng bản thân.
Bạn có thể sử dụng kết quả phân tích này để phát triển nhân cách bằng cách duy trì thúc đẩy những điểm mạnh và liên tục bồi đắp xây dựng dựa trên những cơ hội, đồng thời bạn có thể kìm hãm những điểm yếu và lường trước được những rủi ro.
Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?
Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người:
Nhà quản lý, Chủ doanh nghiệp
Nhà chuyên môn, Chuyên viên cấp cao
Sinh viên
Người khởi sự sự nghiệp
Quản lý nhân sự
Giáo sư bác sĩ
Kỹ sư
Người làm thuê
Vợ và chồng
Bố mẹ
Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?
Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.
Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.
Phân tích SWOT cho bản thân không phải là khó lắm. Trước khi cầm giấy bút và ghi những điểm cơ bạn xuất hiện trong đầu bạn, bạn cần phải làm brainstorming (động não) trước. Bạn mà tiến hành phân tích SWOT vội vã quá sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.
Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ.
Sau khi liệt kê cách những gì bạn vừa brainstorming, có thể bạn sẽ bị lẫn lộn giữa việc sắp xếp các điểm liệt kê vào từng mục trong 4 ô của bảng phân tích. Điểm mạnh chính là những tính cách cá nhân và những nguồn lực mà bạn khác biệt với nhiều người khác. Bất kỳ thói quen hay kỹ năng nào mà bạn thấy cần phải cải thiện hay loại bỏ sẽ được đưa vào mục điểm yếu.
Cơ hội bao gồm những lợi ích tiềm năng xuất phát từ môi trường bên ngoài tuân theo xu hướng hiện tại và cách mà bạn khai thác chúng thành lợi thế của bạn. Thách thức bao gồm những thứ gây cản trở con đường của bạn đi tới thành công. Nó cũng có thể là những điểm mạnh của người khác mà có thể gây thách thức đối với bạn.
Điểm khó nhất của công cụ này chính là khả năng xác thực hóa kết quả phân tích. Vì bạn đang tiến hành tự phân tích SWOT, nên có rất có khả năng là kết quả có thể mang tính định kiến. Kết quả này rất chủ quan và có thể có nhiều yếu điểm. Tuy nhiên tính thiếu trách nhiệm mới là nhân tố quan trọng nhất vì bạn không có động lực thay đổi chính mình.
Các yếu tố trong bản phân tích SWOT bản thân
Với mỗi phần của bản phân tích SWOT hãy tự đặt một số câu hỏi. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây và tự nghĩ cho mình những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của riêng bạn.
ĐIỂM MẠNH
Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ.
Bạn giỏi hơn người khác những gì?
Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?
Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?
Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?
Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?
ĐIỂM YẾU
Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?
Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?
Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?
Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?
Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?
CƠ HỘI
Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?
Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?
Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?
Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?
Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?
Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?
THÁCH THỨC
Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?
Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?
Công việc của bạn có đang thay đổi không?
Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?
Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?
Kết luận
Phân tích SWOT có thể dùng làm công cụ tự đánh giá bản thân và giúp bạn phát triển cá nhân. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội cũng như thách thức để tự tạo động lực thay đổi chính bạn.
Theo Jenny Lý Hà Thu
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 6908
Page 194 of 267