3 điều nhìn từ khía cạnh truyền thông của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Trong cuộc đua giành lấy ghế Tổng thống vào năm 2008, Barack Obama đã thuê một nhân viên kỳ cựu của Facebook, Chris Hughes, để điều hành chiến lược về mặt công nghệ trong chiến dịch tranh cử của ông.

Hughes đã sáng tạo ra những công cụ xã hội tiết kiệm cho chiến dịch này hàng triệu đô la và hàng tháng ròng tạo dựng cộng đồng của những người dân nông thôn, những điều này đã được kể lại trong cuốn sách Barack, Inc.

Dù vậy nếu nhìn lại trước đó, sự đóng góp của Hughes chỉ giúp huy động một lượng nhỏ người ủng hộ - những người đã quen thuộc với việc sử dụng mạng xã hội – thường là những người trẻ và những người dùng đời đầu. Thật khó để nhớ lại về sự phát triển của thứ đã phổ biến toàn cầu thời điểm hiện nay, nhưng chiếc iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007, chỉ một vài tháng trước khi chiến dịch tranh cử bắt đầu, và Facebook lúc ấy chỉ có khoảng 100 triệu người sử dụng và rất nhiều người trong số họ là sinh viên đại học.

Ngày nay, cứ 4 người đi bỏ phiếu thì có 3 người sở hữu cả smartphone và tài khoản Facebook. Vậy công nghệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thổng năm 2016? Trong bài báo này, người viết sẽ điểm lại ba khía cạnh quan trọng nhất : marketing, sự vận hành và việc mô tả bản thân.

president

Digital Marketing (marketing thông qua phương tiện Internet): với Clinton, đó là khoa học; với Trump, đó là một nghệ thuật

Việc sử dụng digital marketing trong cuộc đua vào ghế Tổng thống năm 2016 của Clinton cũng giống như phương pháp của các nhãn hiệu doanh nghiệp. Các nhãn hàng thường áp dụng digital marketing giống như một môn khoa học. Họ tạo ra các chiến lược truyền thông, phát triển các tài nguyên như website, email, quảng cáo và ứng dụng điện thoại, sau đó liên tục kiểm soát hiệu quả của chúng để tối ưu hóa tương tác của người dùng.

Trang web của Clinton có những đặc điểm nổi bật từ lời kêu gọi hành động nhằm khuyến khích người xem để lại email của họ và sử dụng những công cụ phân tích phức tạp để theo dõi người dùng khi truy cập. Bà còn có một ứng dụng điện thoại cho phép mọi người ủng hộ, quyên góp và đọc các đề xuất về chính trị của bà.

Trong khi đó, việc sử dụng digital marketing của Trump lại gần hơn với các phương pháp của những người nổi tiếng trong ngành giải trí. Những ngôi sao này sử dụng những kết nối về cảm xúc với người hậm mộ để tạo nên các chiến dịch có sức thu hút – một phương pháp đậm tính nghệ thuật. Có thể thấy rằng nổi bật nhất trên trang web của Trump là bức ảnh của ông, và người xem sẽ phải nhìn kỹ hơn để thấy đường link để ủng hộ hoặc quyên góp.

Ông không có ứng dụng di động và dường như cũng chẳng sử dụng công cụ theo dõi nào. Nhưng ông đã thu thập được một số lượng lớn những người theo dõi trên Twitter, Facebook và thời lượng lên sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như TV hoặc đài phát thanh – hơn là bà Clinton (mặc dù xu hướng này vừa mới đổi chiều). Nhờ có những điều này, những thông tin của Trump đăng tải rất phổ biến trên các mạng xã hội.

Sự vận hành di động giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc tranh cử

“Cách tốt nhất để thuyết phục một người đi bỏ phiếu cho ứng viên của hộ là nói chuyện với họ, từng-người-một.”, Becky Bond, tư vấn viên cao cấp của Bernie năm 2016 nói.

Ngay cả trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta, thời gian gặp mặt sẽ có tác dụng rất lớn, dù là đối với ứng cử viên hay một trong số những người ủng hộ họ. Nhưng những công cụ kỹ thuật số cũng có thể là phương tiện tuyệt vời để tổ chức những sự kiện tương tác cá nhân như thế. Năm nay, các ứng cử viên mà có thể tận dụng tốt công nghệ di động sẽ có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc để gặp mặt mọi người.

Cựu ứng viên Bernie Sanders là một ví dụ. Các nhân viên trong chiến dịch của ông đã dựa vào công nghệ di động để thực hiện có hiệu quả hơn việc vận hành, và kết quả là Sanders đã ở lại cuộc đua một thời gian dài hơn rất nhiều so với dự đoán nếu chỉ dựa trên nguồn tài nguyên có được.

Cụ thể hơn, nhân viên của Sanders đã gửi đến những người ủng hộ những danh sách kêu gọi đã được cá nhân hóa, điều được thực hiện trong hầu hết các chiến dịch tranh cử. Nhưng không giống các chiến dịch trong quá khứ, việc này đặt ra các trung tâm kêu gọi tạm thời này sẽ tốn rất nhiều tiền, những người ủng hộ Bernie năm 2016 đã được yêu cầu liên hệ với những người bỏ phiếu thông qua smartphone của họ, giúp tiết kiệm cho chiến dịch hàng triệu USD.

Những người ủng hộ Sanders cũng tổ chức các buổi mít tinh mà không cần nhờ đến các nhân viên của chiến dịch – một việc rất khác lạ ở chiến dịch về chính trị bởi lẽ việc tổ chức thành công sự kiện như thế gồm rất nhiều công đoạn.

Nhưng họ đã sử dụng công nghệ di động thân thiện như dịch vụ nhắn tin Slack để chia sẻ kiến thức và quản lý các nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm. Việc này tốn khá nhiều thời gian (do cần điều động các nhân viên trên toàn quốc tham gia lên kế hoạch). Một lợi ích nữa là những cuộc mít tinh được tổ chức bởi người ủng hộ thế này được chú ý hơn nhiều so với việc tổ chức bởi các nhân viên).

“Mọi người thường muốn tham dự các buổi mít tinh nếu bạn của họ đưa ra lời mời hơn là khi nhận được một email cứng nhắc từ trụ sở cuộc tranh cử.”, Bond nói.

Một người ủng hộ Ted Cruz cũng nói với người viết cách sử dụng các công cụ di động để thực hiện quá trình đóng góp về tài chính, bằng việc sử dụng các ứng dụng và phần cứng như những sản phẩm của Square. Trong khi những việc làm thế này còn chưa phổ biến, thực hiện đóng góp ở đời thực thông qua một chiếc điện thoại có thể cho thấy những sự kiện gây quỹ sẽ không còn bắt buộc phải thuê hàng đống thẻ tín dụng nữa, điều thực sự rất tốn kém.

Những nhân viên của Clinton và Trump đang khá chần chừ trong việc công khai các công việc nội bộ trong hoat động vận hành chiến dịch bởi lẽ họ vẫn đang ở trên đường đua, nên có thể chúng ta sẽ chưa thể biết được cách họ sử dụng công nghệ di động cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc. Nhưng có một điều chắc chắn rằng cách họ sử dụng công nghệ di động sẽ tác động đến việc tiết kiệm tiền bạc, và do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch.

Tập hợp dữ liệu và việc mô tả bản thân của người bỏ phiếu : chìa khóa cho việc thu hút bầu cử

Gần đây, thách thức lớn nhất của các chiến dịch tranh cử Tổng thống là sự yếu đi của phái đảng. Theo Pew Research Group, 39% người Mỹ gọi bản thân là “người độc lập” vào năm 2014, so với con số 30% vào năm 2004.

Tuy vậy, những người đi bỏ phiếu này gần như sẽ bầu cử theo cách rất dễ đoán – họ có thể không muốn ở một “đội” nhưng họ thường không muốn chuyển đổi lá phiếu của mình nhiều lần. Điều đó có nghĩa là các chiến dịch phải phân tích ai trong số họ là những người không muốn gia nhập vào một nơi, và vận động những người đó trở thành những người ủng hộ chính thức.

Để nhận diện những người bỏ phiếu mới và mang họ về “phe” mình, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều phải sử dụng công nghệ dữ liệu rất lớn. “Tập hợp dữ liệu sẽ cho phép việc cá nhân hóa đại chúng theo các mức độ.”, Herve Pluche, một cựu chuyên viên của SAP nói. “Gần như mọi thứ chúng ta làm đều có thể là chỉ dẫn cho tầm nhìn chính trị của chúng ta: tạp chí chúng ta theo dõi, ô tô chúng ta sử dụng, bộ phim chúng ta xem.

Để thực hiện phân tích này, các đảng phái chính trị đã trở thành những tổ chức “đói” dữ liệu nhất. Cuộc đua này là bước đầu tiên nơi cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều phân tích dữ liệu trên phương diện quốc gia. Những công cụ như Deep Root và TargetSmart giúp phân bổ các ngân sách như quảng cáo truyền hình hay các cuộc vận động ở địa phương.

Việc thực hiện các kiến trúc dữ liệu là rất đắt đỏ (Cruz đã chi gần 1 triệu USD cho việc thúc đẩy người bỏ phiếu mô tả bản thân), nhưng nó là một khoản rất xứng đáng. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng có hiệu quả tập hợp dữ liệu có thể xoay chiều kết quả cuộc bầu cử chỉ với 2 hoặc 3%, điều mang tính chất quyết định nếu cuộc tranh cử này cũng giống như các cuộc tranh cử trước kia.

Barack Obama đã trở thành Tổng thống 2 nhiệm kỳ một phần bởi việc hiểu biết hơn về các khía cạnh truyền thông trong tranh cử so với các đối thủ. Việc Donald Trump hay Hillary Clinton sẽ chiến thắng vào tháng 11 này có thể được định đoạt bởi điều tương tự.

Minh Hằng

Theo Trí Thức Trẻ

Comments powered by CComment