Những chiến dịch quảng cáo khiến bạn nhớ mãi

Họ đã chứng minh làm marketing không phải lúc nào cũng cần sự ồn ào và khoa trương. Mà chỉ cần những câu slogan đơn giản, nhưng đánh trúng tâm lý khách hàng. Vậy là đủ để họ ghi tên mình vào danh sách những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Think small. February 22 1960 VW Beetle ad

Think Small, Hãng Volkswagen, năm 1959.

Chiến dịch quảng cáo này có vào những năm 1960 của hãng xe nổi tiếng của Đức Volkswagen. Quảng cáo được làm bởi Cty Quảng cáo DDB. Thông điệp của DDB là Think Small - Nghĩ nhỏ, hiệu quả lớn. Theo suy nghĩ thông thường của người châu Âu, chữ Think thường đi liền với Think Big - Nghĩ lớn, nghĩ rộng. Cái cách mà DDB đi ngược lại cách suy nghĩ thông thường của mọi người đã khiến cái tên Think Small trở thành tâm điểm của sự bàn luận ở kháp mọi nơi, đồng nghĩa với việc mọi người biết đến chiếc xe và quảng cáo Think Small. Và quảng cáo Think Small đã đứng thứ 1 trong top 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ.

0501 CocaCola 630x420 copy

"The pause that refreshes" (Điểm dừng hứng khởi), Hãng Coca-Cola, năm 1929.

Hình ảnh một nhân viên trẻ đang mang hai chai Coca vào phòng cho ông chủ, bên cạnh slogan đầy ý nghĩa "The pause that refreshes" - chừng đó thôi cũng đủ để chiến dịch này đứng vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ. Đây là 1 trong 6 tác phẩm hiếm hoi mà nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell tạo dựng theo đơn đặt hàng của Coca-Cola.

8256455692 047b94b24f o

Hãng Marlboro nổi tiếng với hình ảnh chàng cao bồi hút thuốc. Quảng cáo có từ những năm 50 đã giúp cho họ nổi tiếng đến tận bây giờ. Đến nỗi khi nhắc đến thuốc Marlboro là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chàng cao bồi dũng mãnh.

just do it

"Just do it!" (Hãy mạnh dạn thực hiện điều bạn muốn), hãng Nike, năm 1988.

Với chiến lược này Nike đã đánh trúng vào một trong những yếu huyệt tâm lý quan trọng nhất của người Mỹ: khẳng định ý chí vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở lực.

Thành công lớn nhất trong chiến dịch marketing của Nike là được ngôi sao Michael Jordan làm đại diện cho thương hiệu. Nike đã tung ra loại giày bóng rổ có tên Air Jordan (có thể tạm dịch: "phong cách Jordan"), và ngay năm đầu tiên đã đạt doanh số bán hơn 100 triệu USD.

mc

You deserve a break today, hãng McDonald's, năm 1971.

Trong đoạn quảng cáo này là hình ảnh các nhân viên đang lau dọn cửa hàng. "Chúng tôi đặc biệt chú trọng vào tính vệ sinh, bởi Ray Kroc luôn bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ" (Ray Kroc là nhà sáng lập McDonald), Keith Reinhard - nhà sáng tạo của chiến dịch quảng cáo này cho biết.

3 DiamonsForever T4

Diamond is forever! (Kim cương là vĩnh cửu), hãng DeBeers, năm 1948.

Đây là slogan được ngành quảng cáo chọn là một trong top 10 slogan của thế kỉ 20. Được N.W.Ayer tạo ra năm 1948 cho Công ty kim cương De Beers Consolidated, Slogan này đã truyền tải thông điệp rằng kim cương đồng nghĩa với sự bất diệt, và do đó đồ trang sức là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu. Ngày nay, người ta sử dụng câu nói này hằng ngày mà ít ai nhớ rằng nó hiển nhiên bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo.

beauty shot absolut vodka

Absolut Vodka, năm 1981.

ABSOLUT là một thương hiệu rượu nổi tiếng toàn cầu của Thụy Điển.
Chiến dịch quảng cáo này bắt đầu triển khai từ năm 1980 với công ty quảng cáo TBWA, ý tưởng chính của chiến dịch xoay quanh những bộ ảnh chỉ với đơn giản một chai rượu Absolut được đặt ở giữa và dòng tít bắt đầu bằng từ "Absolut + ...." ở dưới.

miller lite ad

Tastes great...Less filling (Hương vị tuyệt hảo... Không no hơi), hãng Miller Lite beer, năm 1974.

Khẩu hiệu quảng cáo của hãng bia Miller Lite cho loại bia vẫn giữ được hương vị tuyệt hảo mà vẫn giữ được lượng calo trong đó.

tumblr mekqm6hCej1r71c9bo1 1280

Does she or doesn't she? (Cô ấy có... hay cô ấy không?), hãng Clairol, năm 1957.

Khẩu hiệu quảng cáo của công ty chuyên sản xuất sản phẩm nhuộm và dưỡng tóc Clairol năm 1964.

image.axd

We try harder (Chúng tôi luôn cố gắng), hãng Avis, năm 1963.

Chỉ với 2 câu đơn giản, nó đã "bắt" được tinh thần và tham vọng của Avis, một tập đoàn chuyên cho thuê xe hơi. Avis muốn nhấn mạnh lời cam kết rằng công ty sẽ cố gắng hơn nữa để chứng minh với khách hàng tính tích cực của họ.

Đây rõ ràng là một slogan khôn ngoan. Nó lôi kéo sự ủng hộ của khách hàng bởi sự khiêm tốn và cầu tiến. Và trên thực tế, chiến dịch quảng cáo này đã thành công rực rỡ.

Theo Nguyệt Anh.

Giaoduc.net.

Comments powered by CComment