2014 và sự bùng nổ các trào lưu trên social media

Năm 2014 chứng kiến hàng loạt các sự kiện cũng như trào lưu với tốc độ lan truyền nhanh chóng qua các phương tiện social media.

Theo thống kê của Buzzmetrics, dưới đây là Top 20 chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014:

topics

Bên cạnh các chủ đề mang tính chất thời sự như Máy bay MH370 mất tích, Rơi máy bay MH17, Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Đông,... thì các chủ đề khác được thảo luận nhiều trên social media từ đầu năm 2014 đến nay chủ yếu thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Thể Thao và Tình Yêu. Qua việc phân tích các trào lưu nổi bật nhất trên social media, có thể rút ra một số điều như sau:

1. Kỳ thi Đại học là chủ đề được thảo luận nhiều nhất

topics1

Thi Đại học được xem là một bước ngoặc trong cuộc đời của hầu hết học sinh tại Việt Nam. Đây vẫn luôn là một chủ đề nóng vào tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên, với sự phát triển của social media, các bài đăng về kinh nghiệm thi cử, các câu chuyện mùa thi, tấm gương vượt khó,...liên tục được cập nhật trên các phương tiện truyền thông xã hội vào thời gian này khiến cho kỳ thi Đại học trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều nhất từ đầu năm đến nay.

Đáng chú ý trong chủ đề này là các bài đăng của các "hot teen" về kỷ niệm thi đại học của mình nhận được sự quan tâm cũng như chia sẻ khá lớn từ những người sắp hoặc đã trải qua kỳ thi này.

2. Đa số các trào lưu liên quan đến Âm nhạc

topics2

Âm nhạc là lĩnh vực có nhiều trào lưu với số lượng thảo luận nhiều nhất trên social media từ đầu năm 2014 đến nay. Các trào lưu này chủ yếu bắt nguồn từ các bài hát gây sốt trên cộng đồng mạng và sau đó là sự xuất hiện của các clip cover được đăng tải và chia sẻ trên các trang social media. Các trào lưu điển hình từ đầu năm 2014 đến nay là "Em của ngày hôm qua", "Mình yêu nhau đi", "Anh không đòi quà",...

Ngoài ra, sự xuất hiện của "Lệ Rơi" có thể xem là một hiện tượng lạ nhất trong lĩnh vực âm nhạc với giọng hát không xuất sắc, ngoại hình không ưa nhìn nhưng vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Lướt qua các thảo luận về hiện tượng này, mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng đa số các ý kiến cho rằng họ xem việc nghe Lệ Rơi hát như là một cách để giải trí.

Âm nhạc cũng là một lĩnh vực tiềm năng nhất cho các trào lưu trên social media khi mà các vấn đề nổi bật lần lượt đem ra sáng tác thành bài hát, đáng chú ý nhất là "Anh không đòi quà" vốn đã xuất hiện từ năm 2013 những vẫn là một chủ đề được thảo luận nhiều trên social media trong năm nay.

3. Tình yêu đích thực và Vấn đề thực dụng trong tình yêu

topics3

Trong những năm gần đây, vấn đề thực dụng trong tình yêu đã trở thành một chủ đề nổi bật trong giới trẻ, đặc biệt là qua những vụ ồn ào về Chia tay đòi quà, Mang 100 nghìn đồng đi hẹn hò,...trong năm 2013 và gần đây hơn là scandal giữa Tâm Tít và Thế Bảo liên quan đến vấn đề tiền bạc sau khi chia tay. Chính vì thế, Tình yêu đích thực trở thành điều hiếm hoi và khó có thể tìm thấy trong xã hội hiện nay.

Vì lẽ đó, những câu chuyện về Tình yêu đích thực vẫn còn tồn tại luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ nhiều người, đặc biệt là những người trẻ. Điển hình nhất là mối tình của An Nguy và Toàn Shinoda, hai Vlogger khá nổi tiếng hiện nay, khi mà Toàn Shinoda đột ngột ra đi và An Nguy đã viết một lá thư gửi tới anh với tình yêu sâu sắc. Lá thư nhanh chóng được lan truyền trong cộng đồng mạng khiến nhiều người không khỏi thương tiếc và cảm động trước một tình yêu đẹp nhưng phải chia cách đột ngột.

4. U19 Việt Nam – Cơn bão lời khen trên social media

topics4

Nếu xét về mức độ tích cực trong các thảo luận về các chủ đề nổi bật trên social media, thì có lẽ U19 Việt Nam là chủ đề nhận được nhiều lời khen nhất. Chỉ trong thời gian vài tuần, số lượng thảo luận về đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam đã tăng lên đến hơn 60,000 thảo luận, trong đó các bài đăng của cá nhân trên trang Facebook của mình chiếm một lượng không nhỏ.

U19 Việt Nam đã thực sự tạo nên một cơn sốt trên social media về nền bóng đá nước nhà, khi mà người xem liên tục cập nhật những thảo luận thể hiện sự phấn khích của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội trong suốt thời gian diễn ra trận đấu.

5. Trào lưu Ice Bucket Challenge – Trào lưu dễ áp dụng

Sự phổ biến của trào lưu Ice Bucket Challenge đến từ sự lan truyền thông qua việc yêu cầu người khác thực hiện thử thách. Trào lưu này có sức hút đặc biệt lớn vì có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng. Mặc dù sự phát triển của trào lưu này tại Việt Nam sau đó nhận được khá nhiều bình luận trái chiều, nhưng đây có thể nói là một trào lưu có tốc độ lan truyền nhanh với sự tham gia của nhiều cá nhân nhất. Theo sau Ice Bucket Challenge, nhiều "Bucket Challenge" khác cũng được đặt ra, nhưng điển hình nhất là Book Bucket Challenge, một thử thách được đánh giá là hơn cả phiên bản gốc về một số mặt.

Ice Bucket Challenge đã mở ra một phương thức mới để hình thành trào lưu bằng hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn và có sức tương tác đến nhiều người. Các thương hiệu có thể vận dụng phương thức này để tạo ra các trào lưu khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Nguyễn Hồng Nhung

Bài viết sử dụng dữ liệu thu thập từ hệ thống social listening Buzzmetrics.

Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh... Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.

Comments powered by CComment