Hút khách hàng bằng Slogan ngắn như một vần thơ

slogan3Một slogan tốt nhất là gói gọn trong khoảng từ 6-8 từ. Điểm mấu chốt của một slogan là tạo nên được sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Có vần điệu và âm hưởng

Một slogan dài hơn một từ nên đạt được ít nhất hai trong ba tiêu chí này: nên có giai điệu, tạo vần, và âm hưởng trong đó. Các slogan, dù được đọc hay nghe, thì cũng phải xuôi tai; các slogan nhịp nhàng và êm dịu sẽ dễ nhớ và nhận ra sau này. Bởi vì khi ngôn từ được đặt trong một câu thơ hay bài hát thì thường dễ nhớ hơn nhiều trong cách nói thông thường. Ví dụ: Sản phẩm khăn giấy Bounty của Procter&Gamble có slogan rất kêu “The quilted quicker picker upper."

Làm nổi bật lợi ích của sản phẩm

Điểm mấu chốt của một slogan là tạo nên được sự khác biệt giữa sản phẩm hay nhãn hàng của bạn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, trong khi vẫn nhấn mạnh được nhiệm vụ chung của công ty. Nếu bạn có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh, hay nếu sản phẩm của bạn hay dịch vụ của bạn có ích lợi độc đáo, thì bạn cần phải biết tận dụng nó. Các slogan tạo ấn tượng đầu tiên đối với các khách hàng tiềm năng, do đó nó nhất thiết phải nhấn mạnh được giá trị của công ty. Rút ra các điểm mấu chốt trong lĩnh vực kinh doanh của bạn và tóm gọn tất cả chỉ trong một câu slogan. Chằng hạn như: “Hương vị tuyệt vời, ít no hơi.” "Great taste, less filling." ( của hãng bia Miller Lite).

Ngắn gọn

Một slogan không nên dài hơn một câu, tốt nhất là gói gọn trong khoảng từ 6-8 từ. Nếu dài quá một câu thì slogan của bạn sẽ lộn xộn và rốt cục rồi cũng bị lãng quên, trừ khi nó có giai điệu. Tính súc tích giúp cho những câu slogan trở nên dễ nhớ, đó chính là mục tiêu đầu tiên khi viết slogan. Nên hãy tóm gọn ý nghĩa của các câu slogan trong một câu hoặc ít hơn. Ví dụ : “Hãy nghĩ theo một cách khác” (Apple- Dave Smith)- (“Think different”- Apple)

Trung thực

Khi viết một slogan, bạn rất dễ cuốn cảm xúc theo nó; tuy nhiên, nó bắt buộc rằng slogan phải phản ánh chính xác mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, bạn không nên sử dụng cách nói cường điệu. Ngôn ngữ như “ Số 1……,” hay “Tốt nhất….. trong kinh doanh,” không chỉ không đúng, mà còn cực kỳ chung chung, và sẽ tạo ấn tượng ngược lại cho người tiêu dùng. Thay vào đó, việc hiện thực hóa, và áp dụng một cách thông minh sáng tạo để nhấn mạnh các ưu điểm của công ty. Chẳng hạn như: “Ở bất cứ nơi đâu mà bạn đến.” "It's everywhere you want to be." (Visa)

Thể hiện phương châm làm việc của công ty

Có thể công ty của bạn không bán sản phẩm “độc” hoặc không cung cấp những dịch vụ có một không hai, tuy nhiên câu slogan của công ty bạn vẫn cần tạo sự khác biệt với những đối thủ khác. Thông thường, những câu slogan có sức thuyết phục sẽ thể hiện cam kết của công ty đó đối với khách hàng. Các slogan dành cho khách hàng những dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đảm bảo chất lượng và sự hài lòng , ngay cả khi sản phẩm của công ty đó đắt đỏ, nhưng rất phù hợp với công chúng. Vì vậy khi những công ty khác bán những sản phẩm tương tự như công ty của bạn, thì hãy để sản phẩm làm công chúng tin tưởng và khách hàng quan tâm. Ví dụ: “ Chúng tôi là số hai, nên chúng tôi phải cố gắng hơn” (Avis)

Theo TTVN

Bản sắc thương hiệu

Comments powered by CComment