Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Thương hiệu: Không phải là chiếc áo đẹp

Một doanh nhân đưa ra quan điểm DN vượt khủng hoảng thì đương nhiên DN đó đã xây dựng được thương hiệu mạnh. Doanh nhân đó giải thích rằng, ông tâm đắc khi nghe chính lãnh đạo hãng ôtô Thaco (Trường Hải) nói đất Quảng khắc nghiệt bão tố đã tạo cho các lãnh đạo DN "tinh thần chống bão thường xuyên".

 

Thương hiệu không phải là cái áo choàng rực rỡ, thương hiệu thể hiện chiều sâu của đẳng cấp DN.

Thế nhưng, tại Hội thảo “Thương hiệu dành cho chủ DNNVV” do Viện tin học DN, VCCI phối hợp với Bộ KHCN tổ chức tại Đà Nẵng, nhiều DN vẫn hiểu về thương hiệu rất đơn giản.

Một doanh nhân đưa ra quan điểm DN vượt khủng hoảng thì đương nhiên DN đó đã xây dựng được thương hiệu mạnh. Doanh nhân đó giải thích rằng, ông tâm đắc khi nghe chính lãnh đạo hãng ôtô Thaco (Trường Hải) nói đất Quảng khắc nghiệt bão tố đã tạo cho các lãnh đạo DN "tinh thần chống bão thường xuyên".

Vì vậy, trong cơn khủng hoảng vừa qua, DN miền Trung cảm thấy đơn giản hơn người ta nghĩ và DN nào vững bước đi qua khủng hoảng chứng tỏ thương hiệu DN đó mạnh. Ngay lập tức, một đại biểu đưa ra những ví dụ hết sức hấp đẫn để đặt ra câu hỏi tại sao khi đang là DN nhỏ thì có thương hiệu, nhưng xây dựng DN lớn thương hiệu bay mất: Một quán bánh xèo nổi tiếng tại TP Huế đang là quán nhỏ phá đi xây dựng lên quán lớn đã bị mất khách, mất thương hiệu; Hay một quán mỳ Quảng trên QL1A tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) rất nổi tiếng, thế nhưng khi phá đi xây lại quán khang trang thì lại mất khách. Đại biểu này cho rằng, không cần phải cứ xây dựng DN lớn mới có thương hiệu, mà xây dựng thương hiệu phải nhằm đến đối tượng khách hàng.

Vấn đề xây dựng thương hiệu vùng cũng có nhiều ý kiến cho rằng khó có thể xây dựng được thương hiệu vùng, thương hiệu của một nhóm hàng truyền thống địa phương. Rất nhiều hội chợ diễn ra tại Đà Nẵng có mời làng đá Non Nước tham gia, nhưng gian hàng đó đều bị trống, bởi lý do rất đơn giản đó là nghề sáng tạo, mỗi hộ có một cách sáng tạo khác nhau và họ muốn tạo thương hiệu riêng của họ chứ không cần đến thương hiệu làng nghề.

Vì vậy, bao nhiêu nỗ lực xây dựng thương hiệu làng đá Non nước vẫn chưa đi đến thống nhất thương hiệu chung được. Chính vì cách hiểu như vậy, cho nên theo thống kê của Viện tin học DN hiện tại miền Trung – Tây Nguyên có hơn 30 làng nghề chưa được đăng ký thương hiệu vùng, miền. Năm 2006, đèn lồng Hội An được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ VN.

Từ đó, 35 cơ sở sản xuất đèn lồng Hội An có chung nhãn hiệu hình chùa Cầu được cách điệu và hình chiếc đèn lồng đặt ở trung tâm với dòng chữ “Đèn lồng Hội An” bên dưới. Cũng từ đó, đèn lồng Hội An đã vượt ra khỏi biên giới VN, đến với nhiều nơi trên thế giới. đó thật sự là một niềm tự hào ! Đơn cử như cơ sở đèn lồng Hà Linh, trước năm 2006 mỗi năm chỉ xuất xưởng được 1 đến 2 ngàn đèn lồng, nhưng nhờ có thương hiệu chung đã giúp cơ sở này đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, mỗi năm cơ sở của ông có thể cho xuất xưởng 17.000 - 18.000 chiếc đèn lồng. Một câu chuyện đau lòng được ông Võ Văn Thắng - PGĐ Sở Công Thương Bình Định kể về rượu Bàu đá trước hội nghị. Làng rượu Bàu đá có truyền thống đến 7 thế kỷ, thế nhưng Cty Thực phẩm Minh Anh ở Đà Nẵng, chuyên sản xuất rượu Hồng Đào lại nhảy sang sản xuất thương hiệu rượu Bàu Đá.

Hai năm ròng rã làng nghề Bàu Đá Bình Định vác đơn đi kiện, nhưng không được vì rượu Bàu Đá chưa có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ VN. Ông Bùi Xuân Lịch - Trưởng đại diện Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tại Đà Nẵng, cho rằng: Việc xây dựng thương hiệu cho nhóm DN, nhóm ngành nghề không khó.

Chỉ cần xây dựng một trung tâm bảo vệ thương hiệu, trung tâm đó có trách nhiệm tìm hiểu những yếu tố chung nhất để đứng ra đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ. “Chúng ta làm thương hiệu khi chúng ta đã trưởng thành, chứ không phải chúng ta chỉ cần mặc cái áo cho đẹp mà có ngay thương hiệu được” - ông Lịch nói.

Tuy nhiên, có một giải pháp làm công cụ hỗ trợ tối đa cho việc rút ngắn thời gian cho việc xây dựng và đẩy mạnh phát triển thương hiệu, đó là thương mại điện tử (TMĐT). Ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ, Bộ Công thương, cho biết: TMĐT giúp DN ba việc cơ bản nhất: tìm kiếm thông tin, giao dịch và thanh toán.

Thông qua website và cổng TMĐT, ta có thể biết được đối tác từ những nước tận bên kia bán cầu, chứ không cần phải sang châu Âu, châu Mỹ mới hiểu DN của họ. Ta có thể scan hợp đồng gửi cho đối tác ký kết thông qua thư điện tử và ta cũng thanh toán, thanh lý hợp đồng thông qua TMĐT. Thương hiệu DN cũng từ những việc giao dịch TMĐT được lan tỏa rất nhanh và mạnh.

Theo DDDN

 

Comments powered by CComment