Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Câu chuyện thể thao: Giá trị của thương hiệu

634934539602925465 W5TrBinh-Samson rrrHôm nay, cuộc gặp giữa 3 bên gồm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Bóng đá TPHCM và CLB XMXT Sài Gòn sẽ diễn ra để tìm cách hỗ trợ cho đội bóng ở mùa giải mới.

Trước cuộc gặp này VFF cũng đã chấp thuận để SGXT được đổi tên thành XMXT Sài Gòn. Đây cũng là một trong những yếu tố mà có lẽ những người tham dự cuộc họp cần phải để ý đến.

Ở mùa giải vừa qua, khi VFF chấp thuận để Sài Gòn FC đổi tên thành SGXT đã bị dư luận phản đối dữ dội, bởi sự đồng ý này khiến VFF buộc phải "xé rào" so với quy chế bóng đá chuyên nghiệp mà chính đơn vị này thông qua. Trong đó có quy định, các CLB không được phép chuyển đổi phiên hiệu trong một mùa bóng. Giờ đây, VFF lại tiếp tục chấp thuận để đội bóng này đổi tên. Nghĩa là trong vòng 1 năm đội bóng này đã có tới 3 lần đổi tên và chưa biết có phải là cái tên cuối cùng hay chưa.

Đá tốt khắc có khán giả?

Cách đây không lâu, người viết đã đề cập vấn đề này với ông Trần Tiến Đại, GĐĐH của XMXT Sài Gòn. Ông Đại cười và nói: "Chỉ cần đá tốt thì tự khắc kéo khán giả đến sân". Quan điểm của ông Đại không sai, nhưng với người hâm mộ bóng đá thành phố như thế là chưa đủ. Một minh chứng rõ nhất là ở mùa giải vừa qua, khi đội bóng có tên Sài Gòn FC dù thi đấu chưa thật tốt, nhưng sân Thống Nhất luôn đông nghịt người xem vào mỗi cuối tuần. Tuy nhiên, khi chuyển tên thành SGXT, bất chấp đội bóng này "thắng như chẻ tre" sân Thống Nhất vẫn ảm đạm.

Muốn tìm cách hỗ trợ cho đội bóng vượt qua thời kỳ khó khăn thì một trong những điều quan trọng không thể bỏ qua chính là việc tạo dựng thương hiệu cho đội bóng. Một thương hiệu có giá, có uy tín... thì mới mong bán được sản phẩm, sự đồng thuận của người hâm mộ, cũng như kéo được các nhà tài trợ.

Trong kinh tế, để phát triển thị trường cho một sản phẩm điều đầu tiên một quản trị cần phải để ý đến chính là định vị thương hiệu cho sản phẩm ấy. Chả thế mà, các nhà đầu tư sẵn sàng mua một "cái tên" đã nổi tiếng, thay vì đầu tư tạo nên một cái tên mới cho sản phẩm mà người ta vẫn gọi là "chuyển nhượng thương hiệu" như KFC, Phở 24, kem Mỹ, kem Pháp... đang làm.

Tạo dựng thương hiệu

Bóng đá thực ra cũng là 1 sản phẩm kinh doanh, trong đó khán giả chính là những khách hàng mà sản phẩm này hướng đến. Thế nên, để lôi kéo khán giả đến sân, những người làm bóng đá không thể bỏ qua việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Người làm bóng đá có hô hào với những kế hoạch hoành tráng cỡ nào đi chăng nữa nhưng thương hiệu sản phẩm cứ thay đổi tên, họ xoành xoạch thì khách hàng khó thể đặt niềm tin. Khách hàng đã như thế, thì càng khó để mong các nhà đầu tư dốc tiền vào cho được.

Trong kế hoạch "bóng đá vì ngày mai" mà ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HFF, đã rất nhiều lần nhắc đi nhắc lại: "Phải biến bóng đá thành những sản phẩm có giá trị mới mong các nhà đầu tư bỏ tiền vào".

"Định vị thương hiệu" là yếu tố sống-còn với các doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp bóng đá Việt Nam vẫn chưa để ý đến vấn đề này. Thế nên, "bóng đá luôn không nuôi nổi bóng đá" là vậy!

Thiên Vũ

Theo Thể thao.

Comments powered by CComment