5 bước đánh giá hiệu quả một chiến dịch thương hiệu

Làm sao để đánh giá mức độ hiệu quả khi doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn tung ra một chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu trên mạng xã hội?

Điều này là rất quan trọng khi chúng ta cần đo lường hiệu quả khi ra mắt một sản phẩm mới, một tính năng mới, hay tăng độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội. Dưới đây là 5 bước giúp bạn dễ dàng hơn khi muốn đánh giá hiệu quả của một chiến dịch mà mình đang thực hiện.

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ KPIs RÕ RÀNG

Trước khi bắt đầu một chiến dịch bất kỳ nào, bạn cũng phải xác định rõ mục tiêu và mục đích của chiến dịch cho thật rõ ràng.

DG 2

Để đánh giá hiệu quả, cần đưa ra các số liệu đo lường cụ thể để xác định mức độ thành công. Các chỉ số này được gọi là Chỉ số hiệu suất chính (KPIs). Hãy đảm bảo bạn và những người trong nhóm, hay giữa các phòng ban… đã thống nhất các mục tiêu chung và danh sách các KPIs trước khi khởi chạy. Điều quan trọng là mọi người đều nhất quán bám sát theo các chỉ số đo lường này.

Các KPIs nhận thức thương hiệu bao gồm:

Sự đề cập đến thương hiệu (brand mentions): Việc đo lường dựa trên những thảo luận có liên quan đến các từ khóa/sản phẩm/thương hiệu mà bạn mong muốn. Từ đó, chúng ta sẽ biết mức độ quan tâm của mọi người đến thương hiệu của bạn như thế nào. Một cuộc thảo luận được xem là thành công, khi số lượng nói về thương hiệu của bạn chiếm đa số, và ngược lại.

Extended impressions: Các thảo luận của những người khác liên quan đến chủ đề thảo luận của một ai đó có mentions thương hiệu của bạn.

Mức độ tương tác (Increased engagement): Cho biết số người có tương tác và tần suất tương tác của họ với topic của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Tương tác có thể là Like, Share, phát tán nội dung…

Thị phần thảo luận (Share Of Voice): Đo lường mức độ thương hiệu được nhắc đến so với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

2. ĐIỂM CHUẨN

Khi đưa ra KPIs đo lường, nhớ ghi lại dấu mốc ban đầu của các số liệu để bạn có thể theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong suốt chiến dịch. Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch, bạn cần thiết lập thời gian chạy chiến dịch và mục tiêu cần đạt được. Ví dụ: Chiến dịch nhận thức thương hiệu của bạn chạy trong ba tháng, hãy xác định số lượt mentions cần đạt được, và lấy đó làm điểm chuẩn để đo lường chiến dịch.

Ngoài chỉ số KPIs, bạn nên so sánh với các số liệu khác để xem chúng cải thiện như thế nào trong suốt chiến dịch của mình. Không phải tất cả các số liệu này đều có thể đánh giá thành công của chiến dịch, nên điều quan trọng là người thực hiện phải hiểu và phân tích xem với bất kỳ thay đổi nào được tạo ra có phải do chiến dịch bạn đang chạy tạo nên hay không.

Danh sách điểm chuẩn bao gồm:

- Số lượng thảo luận đề cập đến thương hiệu (mentions)

- Độ phủ thương hiệu (Exposure)

- Thị phần thương hiệu (Share of Voice)

- Mức độ tương tác: like, comment, share…

- Lượt người theo dõi/thích trang

- Sentiment: Cảm xúc của người tham gia, bao gồm: Yêu, Ghét, Trung lập)

- Phân tích địa lý: Thảo luận ở các tỉnh/thành phố nào chiếm đa số

- Phân bổ giới tính: Nam & Nữ

3. GIÁM SÁT CHIẾN DỊCH

Ngoài việc theo dõi tên thương hiệu, bạn nên bám sát chiến dịch hàng ngày để không bỏ lỡ bất cứ mentions hay chỉ số quan trọng nào. Điều này không chỉ giúp đánh giá về tần suất thương hiệu được nhắc đến mà còn định vị được tất cả những gì mà mọi người đang thảo luận có liên quan và xu hướng thảo luận của họ. Và bạn có thể phản hồi nhanh chóng với bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc điều chỉnh nếu cần.

DG 3

Checklist cần kiểm tra bao gồm:

-Tên hoặc tiêu đề chiến dịch có chứa thương hiệu hoặc tên công ty

- Tên hoặc tiêu đề chiến dịch không chứa thương hiệu

- Hashtags hoặc các yếu tố cụ thể khác của chiến dịch.

Hãy đề phòng

Các đột biến bất thường: Những bất thường có thể là lượng tương tác tăng/giảm, thương hiệu được ủng hộ/ném đá… Hãy tìm nguyên nhân. Có phải do một trong những bài post nào đó của bạn, hoặc nó được đăng bởi người bênh vực/phản đối hay người gây ảnh hưởng?

Mức độ cảm xúc: Xem xét tỷ lệ comment thể hiện cảm xúc tích cực/tiêu cực và trung lập. Nếu phản ứng tiêu cực chiếm đa số, hãy điều chỉnh dựa trên phản hồi hoặc xem xét việc ngừng chiến dịch.

Chủ đề có tạo ra sự chuyển đổi: Các thảo luận xung quanh thương hiệu của bạn có tạo ra sự chuyển đổi? Mọi người có đang thảo luận về những gì bạn muốn? Chiến dịch có đang đi đúng định hướng mục tiêu ban đầu không?

4. BÁO CÁO

Sau khi chiến dịch kết thúc, bạn cần phải lập báo cáo để kiểm tra hiệu quả mang lại.

Các chỉ số cần có trong báo cáo bao gồm:

- Chỉ số thay đổi về số lần thương hiệu được nhắc tới (Ví dụ: đề cập thương hiệu tăng 10%)

- Tổng số thảo luận có mentions thương hiệu (đề cập đến thương hiệu)

- Độ phủ thương hiệu (Exposure)

- Thị phần thương hiệu (Share of Voice)

Tương tác

- Lượng người tiếp cận, like, share, comment, rep comment…

- Lượt thích/follows

Cảm xúc

Tỷ lệ thảo luận mang cảm xúc yêu thích/ghét/trung lập

Phân tích vị trí

- Thành phố, tỉnh hoặc quốc gia nào có lượng thảo luận nhiều nhất, thảo luận có mentions/tích cực/tiêu cực

- Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự thay đổi này?

Phân tích giới tính

- Tỷ lệ nam và nữ có mentions thương hiệu có thay đổi?

- Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự thay đổi này?

5. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH

DG 4

Sau khi tổng hợp và phân tích dữ liệu, bạn cần đưa ra được kết luận: Chiến dịch có thành công trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu hay không dựa vào các chỉ số báo cáo trong bước 5.

Bước tiếp theo là đi sâu vào dữ liệu và phân tích những khía cạnh đã giúp thương hiệu của bạn được cải thiện, như tăng tần suất đăng bài, tăng cường sự tham gia với người thảo luận? Các phản ứng tích cực hoặc tiêu cực với thông điệp?…

Hãy dành thời gian để phân tích những gì đang khiến các chỉ số được cải thiện, và những gì đang là nguyên nhân khiến mọi người phản hồi tiêu cực… Từ đó bạn sẽ tìm ra cách điều chỉnh và củng cố hình ảnh và sự nhận diện thương hiệu của mình trên mạng xã hội được tốt hơn nữa.

Nguồn: Internet

Comments powered by CComment