Amazon dùng kinh nghiệm tại Ấn Độ vận hành toàn cầu

Đổi mới mảng di động, sáng kiến dành cho người bán và kinh doanh đồ cũ sẽ được mở rộng ra toàn cầu, từ thành công tại Ấn Độ.

Amazon mới đây cho hay những đổi mới của họ tại quốc gia Nam Á đã được một số công ty chấp thuận trên toàn cầu. bao gồm ở cả châu Âu và Mỹ.

“Người tiêu dùng Ấn Độ đã giúp chúng tôi đạt được mục tiêu trong thời gian rất ngắn. Tôi muốn mang kinh nghiệm này đến những thị trường khác của Amazon”, Terry Hanold, Phó Chủ tịch khách hàng công nghệ toàn cầu của Amazon chia sẻ.

Gã khổng lồ đã rót hàng tỷ USD vào thị trường đông dân thứ hai thế giới. Họ đang kéo hẹp khoảng cách doanh thu với Flipkart - cái tên đang dẫn đầu tại Ấn Độ trong ngành thương mại điện tử.

Một trong những đổi mới thành công nhất của Amazon là chính sách linh hoạt dành cho người bán. Đối tượng này có thể đặt chỗ để bán hàng tồn kho, qua đó có thêm một khoản doanh thu.

“Chúng tôi nhìn thấy những lợi ích của khách hàng và ý tưởng này đã được nhân rộng ra các quốc gia khác mà Amazon đang hiện diện. Đây cũng là cách giúp chúng tôi mở rộng dấu chân của mình mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng”, Dale Vaz, Giám đốc phát triển phần mềm Amazon Ấn Độ cho biết.

Tại Mỹ, phải mất một thời gian khá lâu để người tiêu dùng làm quen với thị trường “tự mình”, tức một ứng dụng có các công cụ và tính năng giúp người bán quản lý cả về sáng tạo và kho vận vận hành tốt hơn.

am

Amazon đang so kè quyết liệt với đối thủ trực tiếp là Flipkart tại thị trường Ấn Độ.

“Đây là công cụ đặc trưng dành riêng cho người bán ở Ấn Độ, giúp quản lý kinh doanh hiệu quả hơn. Giờ chúng tôi muốn mở rộng ra các thị trường khác, bao gồm cả Mỹ”, ông Hanold phát biểu.

Amazon có hai phòng nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ. Một là dành cho các nghiên cứu toàn cầu, còn lại dành cho riêng thị trường này. Đây là trung tâm phát triển lớn thứ hai thế giới của gã khổng lồ ngành thương mại điện tử.

Để cạnh tranh tại đây, công ty bán lẻ có trụ sở ở Seattle (Mỹ) phải chuyển tập trung từ những sản phẩm của Apple sang các thiết bị chạy hệ điều hành Android. “Chúng tôi không ngừng tìm kiếm cách có thể hỗ trợ cho khách hàng. Đó là những thiết bị nhỏ với dung lượng thấp. Khi làm ứng dụng, chúng tôi lược bỏ bớt những phần không cần thiết, như tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh, hay dung lượng từ 17MB giảm còn 2MB”, Vaz nói.

Amazon đã mua lại Junglee, nền tảng cho khách hàng bán những sản phẩm đã qua sử dụng vào năm 1998. Năm 2012 gã khổng lồ chính thức ra mắt hình thức này sau 2 năm có mặt tại thị trường đông dân thứ hai thế giới. Đội ngũ Junglee đã xây dựng một hệ thống giúp Amazon có thể đến nhận hàng tại nhà người bán và giao đến người mua thông qua hạ tầng riêng tại Ấn Độ.

Hệ thống cũng xây dựng một tài khoản giao kèo, cho phép công ty giữ tiền cho đến khi người mua xác nhận đã có sản phẩm trong tay. Sau đó tiền mới được chuyển vào tài khoản của người bán. Hình thức này nay cũng đã có tại những thị trường khác mà Amazon có mặt.

Nhà sáng lập và CEO Jeff Bezos từng dành những lời có cánh cho đội ngũ phát triển tại Ấn Độ với những tăng trưởng chóng mặt nhờ vào những đổi mới trong vận hành. Hanold từng nhận định đây là một hiện tượng tại thị trường này và họ mới chỉ đang khai phá lớp bề mặt.

“Nguồn năng lượng của thị trường, các con số tăng trưởng, những kỳ vọng và sự xuất sắc của đội ngũ Amazon tại đây đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Tất cả những gì diễn ra gợi nhớ đến thung lũng Silicon của cách đây hai ba thập niên trước”, ông nói.

* Nguồn: VnExpress

Comments powered by CComment