Xây dựng thương hiệu: "Cái áo không làm nên thương hiệu"

thuonghieu-xaydung“Nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp chỉ là cái áo của thầy tu, tính cách, sự uyên thâm đắc đạo của vị sư đó mới chính là thương hiệu. Hay nói cách khác, sản phẩm chỉ là phần xác của người bình thường, thương hiệu chính là phần hồn của người đó sẽ trường tồn mãi với thời gian. Nếu bạn biết chăm chút và xây dựng tính cách cho sản phẩm của mình”.

“Tại sao doanh nghiệp cần có thương hiệu? Các bạn hãy hiểu một cách đơn giản, Khi mỗi con người tồn tại trên đời này, đều muốn mình… tồn tại. Khi đã tồn tại rồi, dĩ nhiên người đó đều muốn mọi người biết đến mình”. Theo ông Vũ Quốc Chinh, để mọi người biết đến mình, mình phải tạo uy tín cho bản thân. Không những thế, bản thân mỗi người đều mong muốn mình chiến thắng thành công trong công việc. Nghĩ cho rộng ra, thương hiệu cũng như vậy, bởi thương hiệu là nguồn động lực thành công của doanh nghiệp. Những yếu tố cấu thành sự thành công của một doanh nghiệp, từ thương hiệu bao gồm: sản xuất, nhân sự, kinh doanh, tài chính. Ở yếu tố sản xuất, khi có một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn cho các yếu tố đầu vào, đơn giản hóa quá trình sản xuất, bảo hành, sữa chữa… Doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút nhân tài, giữ gìn nhân công, tạo động lực cho toàn doanh nghiệp phát triển. Khi xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp cũng khẳng định được đẳng cấp của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, tính cạnh tranh của mỗi sản phẩm sẽ tăng lên và những nhà sản xuất sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong khi hợp tác với nhà phân phối để quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng.

Thương hiệu có góp phần làm tăng giá trị sản phẩm hay không? Thương hiệu làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm. Theo ông Chinh, tất cả những “kiểm nghiệm mù” cho từng nhóm sản phẩm giống nhau đã cho thấy người tiêu dùng “ăn” bằng mắt, nhiều hơn so với việc sử dụng và đánh giá sản phẩm đó với vị giác. “Tiêu dùng bằng mắt”, khách hàng sẽ tư duy và suy diễn sản phẩm đó theo nhiều cách khác nhau và việc suy diễn này đã làm thay đổi cảm nhận của sản phẩm đó. Một thương hiệu mạnh, nổi tiếng sẽ được người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận hơn một sản phẩm có chất lượng tương đương, nhưng thương hiệu đó không được ai biết đến. Và vị giác chỉ là một phần tham gia vào quá trình hình thành thương hiệu trong những sản phẩm tiêu dùng.

Có ý kiiến cho rằng, “vậy thương hiệu chỉ là cách để đánh lừa giác quan”. Ông Vũ Quốc Chinh, hoàn toàn phủ nhận nhận định này, bởi theo ông “thương hiệu là nơi hội tụ tất cả giác quan”. Đơn cử, một thương hiệu mạnh, dĩ nhiên những sản phẩm đó phải có chất lượng tốt, bao bì, mẫu mã đẹp, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo. Chính sự hội tụ đó đã làm nên một thương hiệu mạnh và hiện hữu, người tiêu dùng có thể thấy, ngửi, sờ, nắn… để cảm nhận được sản phẩm và nhớ sản phẩm đó lâu hơn.

Để xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt, sự khác biệt đó phải chăm chút từ khâu sản xuất, bán hàng cho đến hậu mãi và quan trọng nhất là câu solgan dễ nhớ và ấn tượng. “Các bạn có nhớ câu solgan: Chữ tín trong tim”, ông Chinh đặt vấn đề. Đây chính là câu solgan của thép Việt- Uc, sự khác biệt của câu này là quảng cáo cho một sản phẩm cứng là thép, nhưng lại được thể hiện bằng một câu aolgan mềm mại. Và thương hiệu chính là một phần quan trọng của sản phẩm, khi doanh nghiệp phát triển lên nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, một thương hiệu uy tín chắc chắn sẽ tạo những sản phẩm mới dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Carterpillar được biết đến như một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về xe ủi đất, dùng trong các công trình xây dựng. Ngoài sản phẩm là máy ủi, xe ủi, đây còn là một thương hiệu khá nổi tiếng về các sản phẩm thời trang dành cho nam giới. Giày thời trang mang thương hiệu Carterpillar nổi tiếng trên thế giới không kém “người thân sinh” ra nó là máy ủi đất Carterpillar. Lâu nay, người tiêu dùng chỉ biết Sony chỉ sản xuất tivi, nhưng tại xứ sở Phù Tang, những cô gái Nhật luôn tự hào mình có được những bộ mỹ phẩm hàng hiệu, mang thương hiệu Sony. Đó chính là giá trị của thuơng hiệu, khi nghĩ đến Honda người ta nghĩ ngay đến tính lâu bền của sản phẩm, Suzuki đánh vào phân khúc thời trang, trẻ trung… đó là những gì mà những nhà làm thương hiệu đã “định vị” được thượng đế của mình.

Theo SGTT

Comments powered by CComment