Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Thương hiệu nào cho đất nước?

Sau 1 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu hay hình ảnh gì trên thị trường quốc tế?


thuong-hieu-nao-cho-dat-nuocNăm 2007, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 46,8 tỉ USD, tăng 21,9%. Thế nhưng hơn 60% giá trị hàng xuất khẩu của VN vẫn là nhiên liệu (than đá, dầu thô), nông sản sơ chế (gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản đông lạnh) hay những mặt hàng gia công, chế biến với giá trị gia tăng rất thấp (dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, đóng tàu). Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, những mặt hàng xuất khẩu này đã phản ánh hình ảnh của VN trên thị trường quốc tế.

Luôn có một sự liên quan mật thiết giữa thương hiệu Quốc Gia - thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra chuỗi giá trị của thương hiệu doanh nghiệp bao gồm: nghiên cứu, triển khai; thiết kế, tạo mẫu; chế tạo linh kiện, chi tiết; lắp ráp; khai thác thị trường, thiết lập hệ thống phân phối; xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó, hai vị trí đầu và cuối của chuỗi giá trị này tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. Hai khâu chế tạo linh kiện và lắp ráp vừa mang lại giá trị gia tăng thấp vừa không thể xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp và quốc gia. Đa số doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay của VN đang tập trung ở hai khâu này.

Vậy thương hiệu của VN là gì và ở đâu đối với thế giới? Ngày 24.3 vừa qua, danh sách 129 doanh nghiệp nhận giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007" đã được công bố. Trước đó khoảng 1 tháng người ta cũng đã chọn ra được 500 doanh nghiệp lớn nhất VN. Với những bảng danh sách này, ông Tuyển nói: "Chúng ta chỉ mạnh so với chúng ta. Các danh hiệu này chủ yếu được xây dựng trên tiêu chí doanh số của các doanh nghiệp. Đối với thế giới, VN vẫn chưa có được một thương hiệu nào khiến người ta nhớ tới".

"VN tự hào vì có nguồn nhân công rẻ", rất nhiều lần người ta nghe được lời chào mời này dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế đây lại là một gánh nặng cho các nhà đầu tư vì tình trạng thừa nhân lực phổ thông nhưng lại thiếu nhân công có trình độ. Ông Lê Đăng Doanh đã đưa ra một ví dụ: "Công ty Intel Việt Nam cần tuyển 1.000 nhân công. Có hơn 2.000 người nộp hồ sơ, sau vòng sơ tuyển chỉ chọn ra được 100 người. Kiểm tra trình độ ngoại ngữ xong còn được 68 người".

"VN tự hào vì có nguồn nhân công rẻ", tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quản trị (Đại học Kinh tế TP.HCM) thẳng thắn: "Đó là nỗi nhục chứ không phải là niềm tự hào". Kinh nghiệm hội nhập từ những nước đang phát triển cho thấy lao động giá rẻ thể hiện sự yếu kém của nguồn nhân lực từ đó chỉ dẫn tới giá trị gia tăng thấp và chất lượng cuộc sống của người lao động không được tăng lên.

Chúng ta phải nhìn lại để chọn cho mình một hình ảnh, một thương hiệu trên trường quốc tế. Chúng ta sẽ tiếp tục bằng lòng với hình ảnh một đất nước chuyên gia công, lắp ráp cùng giá nhân công rẻ mạt hay trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao?

Theo Thanh Niên Tuần San

Comments powered by CComment