Sai lầm làm hủy hoại một thương hiệu nhanh nhất

Xây dựng một thương hiệu lớn mạnh thì rất khó, nhưng phá nó thì cực kỳ dễ.

 

huythuonghieu

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình vất vả và tốn thời gian.

Để có một thương hiệu lớn mạnh, bạn phải có những sản phẩm và dịch vụ được khách hàng ưa chuộng, và sau đó là cả một công cuộc gợi nhắc và khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Tuy nhiên, để phá hoại hình ảnh một thương hiệu thì cực kỳ nhanh.
Tạp chí Inc đã đưa ra 7 cách nhanh nhất để hủy hoại hình ảnh một thương hiệu, kèm theo lời khuyên để khắc phục chúng.
1. Tung hô thương hiệu.

tunghothuonghieu

Hãy tưởng tượng bạn đang ở một bữa tiệc.

Một anh chàng đứng lên và giới thiệu: "Chào cả nhà, tôi là người đàn ông đẹp trai nhất, thông minh nhất, ăn mặc đẹp nhất phòng", bạn sẽ nghĩ gì về anh ta?
Bạn cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy y hệt nếu giới thiệu: "Công ty chúng tôi là công ty dẫn đầu lĩnh vực, cải cách không ngừng, tiên phong trong ngành".
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi bạn cứ "la làng" lên như thế.
Thay vì thế: Hãy đưa chiếc loa cho khách hàng, làm cách nào đó để họ tung hô thương hiệu thay cho bạn.
2. Hứa nhiều, làm ít.

thathua

Không gì làm khách bực mình hơn việc một công ty liên tục hứa lèo.
Ví dụ, một đường dây hỗ trợ khách hàng khẳng định họ làm việc 24/7, nhưng gọi đến thì thấy máy bận hoài.
Tương tự, nếu bạn tuyên bố một sản phẩm có tính năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hãy đảm bảo sản phẩm cung cấp tính năng đó thật.
Thay vì thế: Hãy hứa ít, làm nhiều.
3. Lơ là khoản chăm sóc khách hàng.

cskh

Bạn có biết điều gì khiến khách hàng ghét nhất? Đó là các công ty không cung cấp đường dây hỗ trợ khách hàng.
Kể cả khi họ tìm được đường dây và gọi, họ cũng không được đón tiếp.
Đoạn nhạc chờ ầm ĩ và một giọng nói tự động hướng dẫn khách tự vào trang web và tìm cách khác để nhận được sự hỗ trợ, rồi khẳng định "cuộc gọi của bạn rất quan trọng với chúng tôi", có thể khiến bất cứ khách hàng nào nổi giận.
Rất nhiều công ty làm điều này vì họ đang tinh giản tối đa chi phí hỗ trợ.
Nhưng họ không hiểu rằng hầu hết khách hàng đánh giá bộ mặt của một thương hiệu qua dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Thay vì thế: Thuê và huấn luyện đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể, bố trí đủ người để khách không phải chờ đợi. Nghe hơi đắt đỏ nhỉ?
Nếu không, bạn có thể cho ra những sản phẩm cực kỳ chất lượng và giảm chi phí hỗ trợ, vì suy cho cùng, khách hàng cần hỗ trợ khi sản phẩm gặp lỗi, nếu không họ cũng chẳng mất thời gian gọi điện làm gì.

4. Tung ra quá nhiều thương hiệu.

nhieuthuonghiue

Bạn nghĩ đưa ra 1 thương hiệu là tốt, thì đưa ra 10 thương hiệu thì tốt gấp 10 lần? Sai hoàn toàn.
Bạn càng có nhiều thương hiệu, càng khó để khiến chúng nổi bật.
General Motors đã phải tốn 30 năm để loại bỏ những dòng xe thừa thãi như Saturn trong thời kỳ khủng hoảng.

Thay vì thế: Phát triển một thương hiệu cốt lõi, khi nó đủ lớn mạnh, phát triển thêm một hoặc hai thương hiệu phụ.

Chỉ phát triển nhiều thương hiệu khi bạn muốn tiếp cận các thị trường hoàn toàn khác nhau.
5. Dùng CEO làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu.

Đây là một chiến lược khiến công ty bạn chịu thiệt trong mọi tình huống.
Ví dụ: Nếu CEO của công ty bạn nhìn xấu, đần, đáng ghét trước ống kính, dùng ông/bà ấy làm người phát ngôn sẽ khiến hình ảnh của bạn trông xấu, đần và đáng ghét.
Nhưng kể cả khi CEO nhìn quyến rũ, ăn ảnh và tài năng (như Steve Jobs), thì khi CEO rời công ty, thương hiệu của bạn sẽ chao đảo. (Đúng như Apple khi Steve Jobs qua đời.)
Thay vì thế: Hãy xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên trải nghiệm của khách hàng thay vì bám theo cá tính của CEO.

6. Làm mới thương hiệu để khắc phục lỗi sản phẩm.

Nhiều người mặc định một thương hiệu lâu năm là một thương hiệu uy tín. (Không uy tín thì làm sao nó tồn tại được lâu đến vậy?).
Thế nên làm mới thương hiệu cho một sản phẩm lâu đời vô hình chung đã hy sinh uy tín của nó.
Thêm vào đó, hầu hết các công ty làm mới thương hiệu vì khách hàng bắt đầu nhìn nhận chúng theo hướng tiêu cực.
Một là do chất lượng sản phẩm thấp, hai là do dịch vụ khách hàng kém.
Bạn không thể che đậy hai điều này chỉ qua việc dán cho sản phẩm một các mác mới.
Đôi khi, việc này càng thu hút sự chú ý vào những vấn đề của sản phẩm.

Thay vì thế: Dùng số tiền ấy để đầu tư cho ra những sản phẩm tốt hơn, cung cấp dịch vụ chất lượng hơn.

Khi khách hàng hài lòng, danh tiếng của thương hiệu sẽ tự động phục hồi.

Theo Bizlive

 

 

Comments powered by CComment