Thành công của Pokemon Go mở ra cuộc cách mạng "Thực tế ảo cho marketing" tương lai?

Cách đây 5 năm, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) còn là giấc mơ viển vông, chỉ giới hạn ở các phim khoa học viễn tưởng. Nhưng bây giờ, gần như mọi thương hiệu công nghệ lớn đều đã tham gia cuộc chơi. Những cái tên nóng nhất trong lĩnh vực này như Oculus, Magic Leap, Matterport, Google, Facebook, Apple đều đang phát triển mạnh hướng đến người dùng.

Khi công nghệ tạo ra xu hướng.

Pokemon Go – game AR chỉ trong tháng đầu ra mắt đã có doanh thu hơn 200tr đô la, phá mọi kỷ lục các trò chơi trên Google play và Appstore từ trước tới nay có phải là điểm khởi đầu cho công nghệ mới này tỏa sáng những năm tiếp theo?

Người ta thường nhầm lẫn và không thể hiểu nổi thực tế ảo và thực tế tăng cường là gì trong khi cả hai đều đang thu hút sự chú ý của giới truyền thông và đang hứa hẹn sự phát triển mạnh.

Vậy sự khác biệt giữa thực tế ảo (VR) so và thực tế tăng cường (AR) là gì?

gameao

Thực tế ảo (VR)

VR là những không gian mô phỏng do máy tính tạo ra giả lập cuộc sống hay một tình huống thực tế. Người dùng đeo thiết bị kính chuyên dụng và hòa nhập vào không gian đó. Hình ảnh và hiệu ứng bên trong đánh lừa não bộ làm người ta có ảo giác như đang trải nghiệm thực tế thông qua tác động trực tiếp tới thị giác và thính giác của con người.

VR được phát triển với các thiết bị như kính Oculus của Facebook hay Samsung Gear VR. Công nghệ này được sử dụng hiệu quả với hai cách khác nhau:

- Tạo ra môi trường và tăng cường tính thực của một trò chơi hay chương trình giải trí ( Xem phim, chơi game hoặc xem phim 3D với thiết bị đeo hỗ trợ)

- Nâng cao tính trải nghiệm cho các môi trường thực tế bằng cách tạo ra một không gian cho mọi người có thể thực hành trước (Chẳng hạn như mô phỏng bay cho phi công hay để giới thiệu các dự án bất động sản).

Thực tế tăng cường (AR)

AR là công nghệ đặt một lớp hình ảnh do máy tính tạo ra lên trên hiện trạng thực tế, nó thêm nội dung, thông tin và người ta có thể tương tác với nó. AR được phát triển thành ứng dụng và sử dụng trên các thiết bị di động để trộn các thông tin kỹ thuật số vào thế giới thực, tăng cường nội dung cho thế giới thực, có thể giao tiếp thực ảo với nhau.

Khi xem trực tiếp các trận bóng trên tivi, chúng ta sẽ thấy các kết quả trận đấu, các số liệu phân tích chiến thuật, chỉ dẫn đường bóng được hiển thị trực tiếp lên trên sân bóng. Sử dụng cho marketing, người dùng có thể quét các mã hình ảnh để hiển thị thông tin mở rộng trên thiết bị di động. Sử dụng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, AR có thể dùng để hướng dẫn người thợ lắp ráp xe BMW, hay máy bay Boeing từng vị trí của linh kiện. Trong bất động sản người mua nhà có thể thấy và đặt mình vào chính cuộc sống ở tương lai.

Tại Việt nam, các dự án của Vinhomes đang áp dụng thực tế ảo và bắt đầu chuyển sang dùng thực tế tăng cường để nâng cao tính tương tác giúp người mua nhà tìm hiểu dự án một cách trực quan và chủ động hơn. Các dự án khác của BIM group ở Phú Quốc, Quảng Ninh cũng đang triển khai để có thể bán hàng chủ động hơn bằng hình ảnh trực quan, sống động, bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.

Thực tế tăng cường và thực tế ảo là hai công nghệ đối ngược khi nói đến nhu cầu của người sử dụng. Thực tế ảo cung cấp một không gian kỹ thuật số mô phỏng thực tế, trong khi thực tế tăng cường cung cấp các yếu tố kỹ thuật số phủ lên trên thế giới thực.

Pokemon Go là ví dụ điển hình cho AR - người chơi có cảm giác tương tác được với thế giới thực khiến trò chơi thú vị hơn và người chơi có cảm giác chính là nhân vật trong thế giới ảo đó.

Làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc chơi.

Vậy có điểm gì giống nhau giữa VR và AR?, về công nghệ, VR và AR đều sử dụng công nghệ kỹ thuật số và để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm không sẵn có.Trong lĩnh vực Giải trí, cả hai công nghệ này kích hoạt những trải nghiệm cho người dùng với cảm giác được hòa mình vào đó. Những thứ họ chỉ thấy trong tưởng tượng nay đã có thể hiện ra ngay trước mắt, các nhân vật trong trò chơi có thể tương tác và giao tiếp với con người.

Sự khác nhau cơ bản giữa VR và AR

- VR thường được truyền tải tới người dùng thông qua một bộ kính kín đầu và thiết bị điều khiển cầm cầm tay. Thiết bị này kết nối mọi người với thực tế ảo, và cho phép họ kiểm soát và điều hướng hành động của mình trong môi trường mô phỏng thế giới thực.
- AR lại được sử dụng ngày càng nhiều trong các thiết bị di động như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, và máy tính bảng để thay đổi cách tương tác giữa thế giới thực và hình ảnh kỹ thuật số, đồ họa.

VR và AR có thể kết hợp cùng nhau?

VR và AR đều có ưu điểm riêng. Phòng nghiên cứu 3D của VNi đã thử kết hợp ưu điểm của cả 2 công nghệ này (Mix Vitural reality) để ứng dụng cho lĩnh vực marketing bất động sản để tạo ra kết quả vượt trội. Ví dụ, thay vì phải làm nhà mẫu với đủ nội thất thì chủ đầu tư chỉ cần làm khung nhà, người mua sẽ có khả năng tùy biến nội thất theo nhu cầu của họ một cách sống động.

Đối với người dùng, thực tế ảo và thực tế tăng cường khác nhau là gì có thể họ không cần biết. Nhưng với những marketers chuyên nghiệp hay các nhà nghiên cứu phát triển dự án, nhu cầu trải nghiệm và tương tác tạo ra cảm xúc mới là những thứ điểu cần quan tâm.

Bằng công nghệ mới, tầm nhìn của người dùng mở rộng ra các chiều hướng, tương tác với các vật thể ở bất kỳ không gian nào, giữa các thiết bị kỹ thuật số và thế giới thực. Các Marketers sẽ có thể thỏa mãn insight trong tương lai của khách hàng mục tiêu ngay từ hôm nay. Phải chăng thực tế ảo chính là cuộc cách mạng của ngành marketing trong tương lai gần?
Theo Đinh Tuấn/BrandsVietnam

Comments powered by CComment