Nhiệm vụ chính của bộ phận Marketing của DN

Về nguyên tắc, bộ phận marketing của doanh nghiệp dù tổ chức hoạt động theo hình thức cấu trúc nội bộ nào cũng đểu có chức năng triển khai các hoạt động marketing chủ yếu sau.


nhiệm vụ marketing

  • Nghiên cứu xác lập chiến lược marketing:

Xác lập chiến lược marketing và marketing hỗn hợp, lập kế hoạch marketing và chương trình hoạt động marketing của doanh nghiệp.

  • Nghiên cứu dự báo thị trường:

Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hoá mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.

  • Nghiên cứu sản phẩm và tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới:

Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại,… Chỉ ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất những kiến nghị về chế tạo sản xuất sản phẩm mới, đề ra chính sách chủng loại sản phẩm hợp lý, nghiên cứu hoàn thiện bao gói sản phẩm.

Mô tả công việc các nhân viên bộ phận marketing |Nhiệm vụ chính của bộ phận Marketing của doanh nghiệp

  • Nghiên cứu tổ chức phân phối sản phẩm (Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá):

Nghiên cứu các kiểu kênh phân phối, thiết lập hệ thống (mạng lưới) phân phối sản phẩm, xác định các mối quan hệ về sở hữu, về lợi ích, về hợp tác, về thông tin trong hệ thống phân phối, các địa điểm tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, tuyển chọn nhân viên bán hàng, tổ chức các kho tàng và các phương tiện, bảo quản sản phẩm hàng hoá,…

  • Nghiên cứu giá cả:

Kiểm soát các yếu tố chi phí phân tích sự biến đổi của chi phí cố định và chi phí biến đổi trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, xây dựng các mức giá dự kiến, tiến hành phân tích hoà vốn để chỉ ra những sản phẩm có triển vọng tiêu thụ nhất, làm giá phân biệt để khai thác tối ưu các đoạn của thị trường.

  • Nghiên cứu các biện pháp yểm trợ marketing:

Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, xúc tiến bán hàng,… Tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm hàng hoá và về doanh nghiệp, đánh giá tác dụng của quảng cáo, lựa chọn các phương tiện của quảng cáo, tổ chức triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng,…

Theo marketingxaydung.com

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment