Thách thức ngành Marketing - cạnh tranh khốc liệt

Marketing đang trở thành một lĩnh vực cực kỳ thu hút trên thị trường lao động hiện nay, đặc biệt là với các bạn trẻ giàu nhiệt huyết và sáng tạo.

marketNgười làm Marketing giỏi phải luôn đầy ắp ý tưởng.

Theo tiến trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến phức tạp, đa dạng cùng với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn hình thức hoạt động. Yêu cầu về nguồn nhân lực marketing cũng theo đó tăng cao. Không chỉ các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,... mà tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam đều đang tìm cách để sản phẩm/dịch vụ của họ làm ra phải có thương hiệu và chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Marketing được xếp vào danh mục "top" những ngành hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây với những công việc hấp dẫn như: Nghiên cứu và phát triển thị trường, hoạch định chiến lược marketing thương hiệu, lập kế hoạch truyền thông, marketing online, chăm sóc khách hàng,...

Thống kê từ TimViecNhanh.com cho thấy, hiện nay mức lương trung bình cho vị trí nhân viên Marketing dao động từ 7-10 triệu đồng, trong khi đó các vị trí quản lý như: Marketing manager, cố vấn truyền thông, quản lý thương hiệu... thì lên tới 15-30 triệu đồng - những con số cực kỳ hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường lao động.

Cơ hội và triển vọng là rất lớn, nhưng thách thức với các bạn trẻ muốn thành công ở lĩnh vực này cũng không hề nhỏ. Cũng theo TimViecNhanh.com, số lượng người tìm việc trong ngành Marketing hiện tại lên tới 12.579 người, trong khi số lượng công việc đang tuyển dụng chỉ là 1.206. Sự chênh lệch này cho thấy mức độ cạnh tranh là cực kỳ khốc liệt.

Để có thể thành công khi tìm việc làm ngành Marketing, bạn trẻ cần phải xác định được bản thân có những khả năng phù hợp hay không, tránh tình trạng lao vào như "thiêu thân" để rồi cuối cùng chìm nghỉm trong vòng xoáy cạnh tranh.

Vậy những tố chất quan trọng nhất để thành công với Marketing là gì?

Năng lực sáng tạo

Đầu óc của một chuyên viên Marketing giỏi luôn luôn phải hoạt động hơn 100% công suất với hàng loạt những ý tưởng mới mẻ, nổi bật. Thương trường cạnh tranh càng khốc liệt thì giá trị của sức sáng tạo càng trở nên quan trọng hơn.

Sự quan tâm tới người khác

Một nhân viên marketing giỏi phải biết làm sao để khách hàng bộc lộ bản thân, khiến họ cảm thấy mình quan trọng và thấu hiểu khách hàng đủ sâu sắc để xác định có thể làm gì giúp họ.

Hướng trọng tâm vào các mục tiêu

Cần phải thực sự nghiêm túc với các hoạt động của mình, đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lường được, biết chính xác những gì đang nỗ lực phấn đấu và tập trung hoàn thành công việc mỗi ngày hiệu quả nhất.

Kiên trì và bền bỉ

Người làm marketing cần dựa trên những hệ thống đã được chứng minh tính hiệu quả để hoạch định thời gian biểu và học hỏi những sách lược quản lý thời gian hữu hiệu nhất. Bám sát vào kế hoạch của mình và không bao giờ chùn bước trước thử thách là điều bắt buộc.

Làm việc với quan điểm tích cực

Hãy biết giữ vững tính tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực. Đừng cho phép sự tiêu cực lấy đi sinh lực của bạn hay cám dỗ bạn đi lệch khỏi con đường mà bạn đã lựa chọn.

Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc

Người làm marketing thành công luôn luôn biết quý trọng khách hàng. Họ thấu hiểu ý nghĩa của một câu thành ngữ cổ: Bạn phải bỏ tiền bạc ra để có được tiền bạc, và niềm tin tín ngưỡng đó chính là vấn đề con người. Họ đầu tư một cách khôn ngoan vào những điều đem lại sự tốt đẹp cho khách hàng mà họ phục vụ.

Để có được những tố chất kể trên là cả một quá trình rèn luyện dài và cần nhiều nỗ lực cộng với những bài học thực tiễn quý giá. Xác định tham gia vào lĩnh vực marketing cũng có nghĩa là đang tham gia vào thị trường lao động sôi nổi và giàu cạnh tranh nhất hiện nay. Hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần sáng tạo bền bỉ không ngừng, thành công sẽ đến sau tất cả những nỗ lực kiên trì bạn đã bỏ ra.

Theo tiin.vn

PV

Comments powered by CComment