Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Hãy tránh xa 7 sự cộng tác sát nhân

Có rất nhiều cạm bẫy khi doanh nghiệp nào đó quyết định trở thàng đối tác. Bạn nên tìm hiểu họ trước và lập ra những đường lối hoạt động thích hợp giúp bạn và mọi người dừng lại đúng lúc trước khi mọi chuyện quá muộn.

 

Từ các nhà tài chính tầm cơ như Kohlberg Kravis Robertscho đến những nhà bán lẻ như Baskin-Robbins và những nhà đứng đầu về IT như Hewlett-Packard đều cho là đối tác kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với sự thành công lúc đầu và tình thần doanh nghiệp. Lý do giải thích điều đó rất đơn giản: khi hợp tác làm ăn họ có thể bổ sung kỹ năng của nhau, hỗ trợ thiết bị, chi phí, đặc biệt bên có ý tưởng nhưng gặp khó khăn về tiền bạc thì có thể hợp tác với bên có nguồn vốn dồi dào để hai bên cùng có lợi.
Theo lý thuyết thì cộng tác (partnership) là một một phương pháp rất hiệu quả để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên theo tôi thì sự cộng tác không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để cho nhà doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh.
Những hạn chế mà hầu hết sự cộng tác đều có là chúng giống những cuộc hôn nhân, và nếu bạn biết rõ những số liệu thống kê về chúng thì bạn cũng sẽ biết rằng phân nữa hôn nhân đó không tồn tại. Khi cộng tác làm việc bạn sẽ gặp phải những vấn đề như: lòng tự trọng, tiền bạc, căng thẳng, tổng chi phí phải trả hàng tháng và hàng ngày.
Nếu bạn đang dự định tìm đối tác, hãy chú ý những điều dưới đây để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm:

    Chỉ chia sẻ vốn chứ không chia sẻ chi phí

Mỗi khi bạn có thành ý chia sẻ vốn của mình- tiền, nguồn lực, thông tin hay tài sản- tự nhiên bạn sẽ bỏ luôn năng lực kinh doanh táo bạo của mình. Trong một thế giới hảo, đối tác của bạn rất thẳng thắng và tự trọng, họ sẽ không nóng vội đón nhận món quà đò mà tự họ xoay xở chúng. Thế nhưng thế giới không hoàn hảo như ta nghỉ. Hãy cẩn thận. Bạn nên tiến hành lặp một thảo thuận về việc chia sẻ chi phí để biết rõ khoảng nào ta có thể chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn ngừng cộng tác với đối tác đúng lúc.

    Cộng tác với người nào đó mà bạn không thể thuê họ

Đây là một đối tác giết người bạn sẽ gặp ngay từ lúc đầu hợp tác. Cảnh tượng này rất phổ biến.
Bob có ý tưởng kinh doanh, Fred có kỹ năng kinh doanh. Bob không thể thuê Fed làm việc cho anh ta vì thế họ quyết định chia sẻ công việc, chi phí, và lợi nhuận. Nhưng sau đó hai bên lại không làm việc với nhau vì Bob phát hiện mình phải chịu tránh nhiệm những nghĩa vụ của Fred ( tài chính và những thứ khác) do thỏa thuận về cộng tác. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh, và ai đó có kỹ năng, hãy thuê họ hay làm việc dưa trên thỏa thuận hợp đồng có tính độc lập. Bạn đừng làm những gì bạn không cần phải làm.

    Thiếu văn bản thỏa thuận cộng tác có chữ ký

Vì bản chất của sự cộng tác, từng chi tiết, nghĩa vụ phải được xác định rõ ràng, ghi ra và được sự đồng ý của cả hai bên. Tốt nhất là nhờ luật sư có trình độ và được sự đồng ý của cả hai bên soạn ra văn bản thỏa thuận hợp pháp. Hãy chắc chắn là luật sư đó phải có kiến thức tốt về sự hợp tác kinh doanh, luôn có danh thiếp của người đó. Bạn có thể cần người đó khi có điều gì đó không ổn.

    Bỏ qua những sự hợp tác bị hạn chế

Một trong những thất bại chính trong thỏa thuận hợp tác là do khâu xác định trách nhiệm cho đối tác của mỗi bên. Nói cách khác là sự cộng tác đó bị giới hạn, đối tác không thực hiện trách nhiệm của mình một cách đúng nghĩa. Lần nữa, hãy chắc chắn rằng văn bản thỏa thuận hợp tác là do môt luật sư có kiến thức chuyên môn soạn ra.

    Thiếu một lối ra hay một chiến lược lối thoát

Những cuộc hôn nhân tồn tại lâu dài đều có một sự thỏa thuận trước khi kết hôn. Trong các điều khoản hợp đồng và kinh doanh, sự thỏa thuận đó giống như một thỏa thuận lối thoát. Trong bất kì thỏa thuận cộng tác nào, việc định rõ điều khoản của một chiến lược lối thoát sẽ cho phép bạn hay đối tác của bạn có thể chấm dứt hợp tác, hay cho phép bạn lựa chọn đối tác khác. Việc này có thể thực hiện một cách rõ ràng và đơn giản mà không tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.

    Mong đợi tình hữu nghĩ sẽ tiếp tục tồn tại sau khi mối quan hệ hợp tác đã hết

Nhìn từ triển vọng của các cuộc kết hôn, bạn biết có bao nhiêu cặp vợ chồng trở thành bạn đúng nghĩa của nhau sau khi ly dị? Không bao nhiêu cả. Vì thế đừng hợp tác làm ăn với những người bạn nào mà luôn mong muốn duy trì tình hữu nghị sau khi chấm dứt hợp tác. Kinh doanh với bạn bè nghe có vẻ hay, nhưng hãy nhớ rằng trong thế giới kinh doanh thì công việc kinh doanh là trên hết, tình bạn là thứ hai. Bạn cũng nên nhớ rằng hầu hết những trường kinh doanh chấm dứt thì tình bạn cũng chấm dứt theo.

    Hợp tác 50/50

Mỗi doanh nghiệp, bao gồm cả đối tác, cần một ông chủ. Nếu bạn quyết định bước vào lộ trình hợp tác, nên hợp tác 60/40 hay 70/30. Sau đó bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có người chịu trách nhiệm và kiểm soát toàn bộ hoạt động. Vì vậy hãy giữ thế chủ đạo và một chiến lược lối thoát vì lợi ích của mình và tránh đi lầm đường.
Như là một sự ghi chú cuối cùng, tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách giải quyết vấn đề cộng tác của Baskin-Robbins. Hy vọng nó sẽ mang lại triển vọng thêm
Khi Burton Baskin và Irvine Robbins lần đầu tiên xem xét việc cộng tác kinh doanh kem, cha của Robbins phản đối vì ông cho là việc thỏa thiệp cộng tác của hai người sẽ giết chết tiềm năng của sản phẩm. Do đó hai người quyết định kinh doanh riêng khoảng hai năm trước khi kết hợp năm shop của Robbins với ba store của Baskin thành một. Tên của store mới được quyết định bằng việc thảy đồng xu. Chỉ sau khi tung sản phẩm ra thị trường thành công và mỗi bên tự kinh doanh một thời gian thì sự cộng tác mới thật sự được thực hiện.
Mai Ca biên tập từ entrepreneur

Comments powered by CComment