7 lỗi mắc đi mắc lại của các thương hiệu trên mạng xã hội

Với kế hoạch tốt, phương pháp tốt, mạng xã hội là một cách tuyệt vời để phát triển thương hiệu. Nhưng nếu mắc những lỗi dưới đây, chi phí bạn bỏ ra thực sự vô ích. Đáng tiếc, nhiều thương hiệu cứ mắc đi mắc lại những lỗi này.

Hầu hết các kế hoạch tiếp thị ngày nay đều có phần cho truyền thông xã hội. Với các thương hiệu, đây là nơi được kỳ vọng là hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng.

7oops

Tuy nhiên, cần có nghệ thuật để thành công trên các nền tảng khác nhau của mạng xã hội, từ Facebook, Instagram, Pinterest... Mỗi kênh này đều mang những đặc điểm nhân khẩu độc đáo riêng.

Nếu các thương hiệu triển khai mù quáng mà không cần quan tâm tới mục tiêu thực sự của họ là gì thì không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến khách hàng họ đang muốn thu hút rời xa họ.

Dưới đây là 7 điều KHÔNG NÊN LÀM giúp cho bạn biết bạn NÊN LÀM những gì.

1. Over-marketing

Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Và không ai thích thư rác cả. Đừng quá lạm dụng sự "miễn phí" của mạng xã hội mà đưa quá nhiều nội dung của bạn. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên hạn chế các bài viết từ 2-5 bài mỗi ngày, tuỳ thuộc vào từng nền tảng. Và tốt nhất là nên biến hoá, nên đưa những thông tin hữu ích trong bài viết hơn chỉ là bán hàng đơn thuần.

Trong thực tế, trừ khi bạn có sản phẩm mới hay một thông báo mới, còn lại các bài viết của bạn ên tập trung cung cấp cho người đọc (những khách hàng mục tiêu của bạn) những thông tin mà họ có thể sử dụng hoặc hữu ích với họ. Nếu khách hàng tìm thấy những liên kết hữu ích, những lời khuyên thú vị, họ sẽ chia sẻ nó với những người khác theo cách của họ. Rất có thể, những khách hàng mới sẽ thử click và tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.

2. Không quan tâm đến số lượng followers

Bạn nên tích cực tìm cách để tăng lượng followers/fans thông qua việc đăng các nội dung thú vị, chia sẻ trong các group/forum hay thậm chí là quảng cáo. Khách hàng mới nhờ đó sẽ biết tới bạn và nội dung bạn chia sẻ sau đó sẽ càng được lan toả nhiều hơn.

3. Chỉ nhận mà không cho

Mạng xã hội được thiết kế để tương tác. Khi thương hiệu chỉ đăng quảng cáo, hãy nhớ rằng giao tiếp 2 chiều là nguyên tắc cơ bản của những nền tảng này.

Hãy theo dõi những cá nhân/tổ chức trong cùng lĩnh vực của bạn và chia sẻ những bài viết hữu ichs của họ. Khi một khách hàng trả lời hay bình luận một nội dung nào đó bạn đã đăng, hãy trả lời, phản hồi họ, thậm chí đơn giản chỉ là nói "Cảm ơn bạn".

Bạn có thể tăng sự hiện diện của mình đáng kể chỉ bằng những việc rất nhỏ.

4. Không có "call to action"

Khách hàng tiềm năng cần biết họ cần thực hiện hành động gì nếu họ muốn mua sản phẩm hay lên một cuộc hẹn cho dịch vụ của bạn.

Trước khi post các nội dung mới, hãy chắc chắn hồ sơ của bạn đã liên kết với các cửa hàng online hoặc website của bạn. Nếu đăng một bức ảnh về một sản phẩm, hãy nhớ gắn thêm link giúp khách hàng đi thẳng tới cửa hàng trên website, nơi họ có thể tìm hiểu và thực hiện việc mua hàng.

5. Viết các bài không phù hợp

Đăng nhất quán nội dung thường là vấn đề lớn nhất mà các thương hiệu phải đối mặt. Nếu thương hiệu thiết lập kinh doanh trên các nền tảng xã hội, nhưng bạn không đăng tải nội dung mới trên website, hay các nội dung trên mạng xã hội không có chọn lọc, thấy gì hay thì đăng sẽ giúp bạn nhận ra việc duy trì lượng người theo dõi không hề dễ dàng.

Điều quan trọng là phải tìm ra con số phù hợp để cân đối giữa việc đăng quá ít hoặc quá thường xuyên các nội dung. Làm thế nào để duy trì bài viết hàng tuần, với những nội dung phù hợp, có tính liên kết.

6. Hạn chế nền tảng của bạn

Nhiều thương hiệu sai lầm khi tạo lập các tài khoản trên tất cả các nền tảng có sẵn, bất kể sự liên quan của nó. Điều quan trọng là phải nắm được sự khác biệt và các đặc điểm riêng của từng nền tảng, chọn kênh có nhiều khả năng thu hút độc giả và sẽ kết nối được với thương hiệu của bạn nhất.
 
Tốt nhất là bạn nên có 1-2 trang mạng xã hội hơn là có tới 4-5 trang nhưng không mấy khi cập nhật
 
7. Không đo lường

Tất cả những gì bạn làm trên nền tảng mạng xã hội đều nên được đo lường cẩn thận bằng cách sử dụng những công cụ phân tích mới nhất. Việc thu thập dữ liệu chỉ là sự khởi đầu.

Bạn có thể theo dõi kết quả từ các chiến dịch và sử dụng những thông tin đó để xác định mục tiêu cho những chương trình kế tiếp. Chỉ bằng cách ghi nhận những gì đã làm được và chưa làm được mới có thể đưa thương hiệu của bạn tiến lên trong nỗ lực truyền thông trên nền tảng xã hội.

Để cạnh tranh, điều quan trọng là phải biết làm thế nào để sử dụng hiệu quả phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng. Ghi nhớ những sai lầm phổ biến giúp bạn không lãng phí thời gian và tiếp cận được với khác hàng tiềm năng.

Linh Phan
(Theo MakeItNoise)

Comments powered by CComment