Marketing bằng sự hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh

marketing

Tôi muốn chia sẻ về một ý tưởng đã dẫn dắt thực tiễn tư vấn thương hiệu của dự án Blake. Marketing bằng sự hấp dẫn không phải là một ý tưởng mới mẻ, trái lại, nó cũ kỹ như chính việc kinh doanh. Tiền đề rất đơn giản: Con người có tính cộng đồng trong liên tưởng và hành vi. Sự yêu thích thu hút sự yêu thích. Có thể xem như thuyết lượng tử: các hạt chuyển động và hút vào nhau để hình thành nên sự vật. Tôi không có ý ví von, ẩn dụ quá nhiều, mà chỉ muốn nói rằng quy luật của marketing là truyền năng lượng để thu hút khách hàng, tạo mối liên kết với họ và khuyến khích họ chia sẻ với những người khác.

Đây là sự hấp dẫn tự nhiên, chứ không phải một thứ gì được sắp xếp bởi các lực tác động. Người tiêu dùng thích mua chứ họ không thích được bán cho. Với quá nhiều lựa chọn và những thương hiệu nhái trên thị trường, người tiêu dùng phải có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Thứ nào dành cho tôi” trước khi họ gắn kết với cam kết từ thương hiệu của bạn. Xây dựng thương hiệu không phải là một giao dịch.

Đáng nói hơn, ý tưởng về marketing bằng sự hấp dẫn này ngày càng được chú trọng trong thời buổi hiện nay khi mà người tiêu dùng kiểm soát các kênh marketing. Ngày nay, hiệu ứng truyền miệng thể hiện dưới dạng một đoạn video đăng trên Youtube – ngẫu nhiên, ngay lập tức và có khả năng lan truyền cực lớn. Giờ đây, người tiêu dùng, chứ không phải những người làm marketing, nắm trong tay sự kiểm soát. Cùng với đó là sự chia tách các kênh truyền thông, các mô hình phân khúc khách hàng và dân số tinh tế, và bạn không cần phải là người sáng suốt nhìn thấu những thứ viết trên tường. Giống như ngành âm nhạc, ngành công nghiệp quảng cáo toàn cầu đang vật lộn tìm đường lèo lái trước những thay đổi bằng một mô hình kinh doanh trong đó phục vụ người tiêu dùng và bổ sung giá trị cho khách hàng. Người tiêu dùng muốn những mối quan hệ tin cậy với thương hiệu. Họ muốn sự rõ ràng. Họ muốn được kéo vào trọng lực của cuộc đối thoại hai chiều với những người có cùng sở thích.

Đây là một thời gian thú vị trong chiều dài phát triển của thương hiệu – kinh doanh tư vấn thương hiệu. Các ý tưởng giờ đây có “quyền lực” hơn quy trình. Đối thoại với khách hàng không còn dựa vào các đặc tính của sản phẩm, mà dựa vào trải nghiệm. Có một khía cạnh trừu tượng để tạo ra những trải nghiệm mà người tiêu dùng sẽ mong muốn gắn kết. Hãy thử tới một cửa hàng Apple. Những gì xảy ra trong đó không dựa trên những điều nói trong sách vở. Cửa hàng Apple là nhà thờ cho những tín đồ trung thành của thương hiệu này. Những ví dụ khác là: Hãng hàng không Southwest, Herman Miller, IKEA, Target, Charles Schwab, Harley Davidson, BMW và tất nhiên, Wal-Mart nữa. Những thương hiệu này mang lại một trải nghiệm vượt quá những gì họ làm và trên thị trường. Điểm nóng trắng của lợi thế so sánh dựa trên một trải nghiêm ấn tượng của khách hàng. Hệ quả là những thương hiệu này trung thành với khách hàng của họ, chứ không phải chạy quanh họ.

Để làm đươọc điều này, các thương hiệu phải tượng trung cho một cái gì đó xác thực và đáng tin cậy. Và bất kể “cái gì đó” ấy là gì thì nó cũng không thể chỉ là vật trang trí hay hời hợt. Quan trọng hơn, tạo ra những trải nghiệm mà người ta yêu thích không phải là loại “thực tế tốt nhất” của quy trình. Đó chỉ là một cách khác để khẳng định vị thế và làm điều mà mọi người đang làm.

Vậy nếu bạn áp dụng tiền đề marketing bằng sự hấp dẫn, ý tưởng xây dựng thương hiệu của bạn sẽ được dựa trên mục đích cốt lõi là bổ sung giá trị tuyệt vời cho mọi người. Đơn giản, độc đáo và nổi bật sẽ là lực hút hấp dẫn sự yêu thích tới điểm trắng nóng trong tuyên ngôn giá trị và lợi thế so sánh.

Nguồn: BrandingStrategyInsider.

Theo BrandDance.

Comments powered by CComment