Hành trang Marketer thời sinh viên

Bạn đang là sinh viên, bạn yêu thích Marketing và định hướng sẽ trở thành một Marketer trong tương lai

Bạn đang đứng trước những con đường khác nhau và không biết con đường nào sẽ tốt nhất để vun đắp đam mê của chính mình

Bạn đang tự hỏi cái nào phù hợp với bạn, bạn sẽ được gì và mất gì trên những con đường đó

Vậy hãy tham khảo bài viết này như bước đầu tiên bắt đầu của những sự lựa chọn

1. Học chuyên ngành Marketing ở các trường Cao đẳng, Đại học

Marketing là một trong những ngành hot thu hút không ít các bạn sinh viên, có rất nhiều các trường Cao đẳng, Đại học trên thành phố đào tạo chuyên ngành này như Đại học Tài Chính – Marketing, Đại học Mở, ĐH Văn Lang... Mỗi trường mang trong mình những giá trị cốt lõi và những hướng đi khác nhau nhưng nhìn chung thì:

- Điểm mạnh:

  • Bằng cấp chính quy có giá trị
  • Nền tảng kiến thức vững chắc
  • Được học cùng những giáo sư, tiến sĩ trong ngành

- Điểm yếu:

  • Phần lớn là lý thuyết, thiếu tính thực tiễn
  • Thời gian học dài

 

186 copy

 

2. Tham gia các khóa học ngắn hạn và dài hạn về Marketing ở các trung tâm

Hiện tại, các trung tâm đào tạo về Marketing có khá nhiều. Trong số đó, Học viện Quốc tế BMG là một trong những trung tâm đào tạo về Marketing hàng đầu với phương châm "Học thực tiễn, làm chuyên nghiệp"

- Điểm mạnh:

  • Giấy chứng nhận có giá trị toàn quốc
  • Cách học chú trọng vào thực tiễn
  • Được học cùng những giám đốc Marketing kinh nghiệm
  • Không thi xét tuyển đầu vào (phù hợp với tất cả các đối tượng có nhu cầu)

- Điểm yếu:

  • Học phí khóa sinh viên sẽ hơi cao nếu không được sự tài trợ học bổng của Liên hiệp KH Doanh nhân Việt Nam

 

187

 

3. Tham gia các hoạt động Đoàn, Hội và CLB

Trong thời gian gần đây, phong trào Đoàn Hội và CLB ở các trường Cao Đẳng và Đại Học trên địa bàn thành phố dần trở nên lớn mạnh. Trong mỗi tổ chức, các bạn được phân chia thành từng vai trò chuyên biệt khác nhau và Ban PR – Marketing, Ban Truyền thông là một trong những vai trò chuyên biệt đó.

- Điểm mạnh:

  • Là môi trường để học hỏi từ những anh chị đi trước, mang tính chất kế thừa qua từng thế hệ
  • Được làm và được quyền làm sai
  • Không tốn kém chi phí (hoặc tốn lệ phí sinh hoạt không đáng kể)

- Điểm yếu:

  • Môi trường làm việc mang chất sinh viên, không chuyên nghiệp
  • Không có bằng cấp (chỉ có giấy chứng nhận nhưng không có giá trị nhiều)
  • Không có nền tảng kiến thức vững chắc

 

188

 

4. Tham gia các cuộc thi liên quan đến Marketing

Có thể nói, các cuộc thi về Marketing đang "nở rộ" và trở thành sân chơi thu hút đại đa số các bạn sinh viên đam mê Marketing như Young Marketer, Marketing Challengers, 48h Marketing Contest, Bản lĩnh Marketer...

- Điểm mạnh:

  • Mang tính cạnh tranh cao
  • Quen biết được nhiều bạn có cùng đam mê
  • Giải thưởng, bằng khen và cơ hội hấp dẫn

- Điểm yếu:

  • Không phải ai cũng có thể đi đến hết cuộc thi
  • Chủ yếu là tự học chứ không thể từ cuộc thi mà xây dựng nền tảng kiến thức
  • Áp lực cao

 

189

 

5. Thực tập/ CTV các vị trí liên quan đến Marketing

Công việc không thiếu nhưng nó có thật sự phù hợp và có ích cho bạn hay không thì còn tùy vào tính chất của mỗi công việc mà bạn nộp đơn vào. Nhưng nhìn chung thì dù là công việc nào thì nó cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định:

- Điểm mạnh:

  • Làm việc trong môi trường thực tế
  • Tích lũy kinh nghiệm
  • Có lương (hoặc không), cơ hội và kỹ năng
  • Có giấy chứng nhận sau thời gian cộng tác

- Điểm yếu:

  • Nơi để làm việc nhiều hơn là để học
  • Ảnh hưởng đến thời gian học của bạn ở trường

 

190

 

Có 5 con đường đi chính để bạn chạm tới đam mê Marketing của chính mình nhưng không phải bạn chỉ có thể chọn 1 trong 5 con đường đó mà đi, bạn có thể kết hợp nhiều cái với nhau bởi con đường nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó. Quan trọng là bạn cần xác định mình đang cần gì, thiếu gì và muốn có gì để chọn ra những hướng đi phù hợp nhất trong 4 năm trên quãng đường Đại học.

 

Theo Trần Ngọc Huy

(Marketer Vietnam)

Comments powered by CComment