Kỷ nguyên kinh doanh dựa trên mạng xã hội

kynguyenCũng giống như cách thức mà kinh doanh trực tuyến đã tác động mạnh đến các hình thức tiếp thị và bán hàng những năm trước đây, ngày nay chúng ta đang đứng trước một kỷ nguyên mới của hình thức kinh doanh dựa trên mạng xã hội.

Đây là hình thức kinh doanh với những ưu thế vượt trội, giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nội bộ, tạo lập những mối quan hệ mới, củng cố các khách hàng trung thành, xây dựng các cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh , nâng cao uy tín thương hiệu.

Nghiên cứu toàn cầu về Giám đốc nhân sự năm 2010 của IBM đã chỉ ra rằng 57% doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ kinh doanh dựa trên các nền tảng kết nối và mạng xã hội có tính cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực và công ty nghiên cứu toàn cầu IDC cũng dự tính rằng thị trường các công nghệ kinh doanh dựa trên mạng xã hội sẽ vượt trên 1 tỉ USD vào năm 2014, tăng mạnh so với năm 2010.

Tại Việt Nam, chúng ta đã quen thuộc với các khái niệm như mạng xã hội, diễn đàn , blog...nơi người sử dụng có những công cụ để trao đổi , đóng góp ý kiến, chia sẻ và kết nối thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kinh doanh dựa trên mạng xã hội là một hình thức kinh doanh mới : đưa khái niệm “xã hội” đó vào môi trường kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh dựa trên mạng xã hội không chỉ đơn thuần là tạo ra một trang Facebook hay một tài khoản Twitter, mà đó chính là khả năng doanh nghiệp khai thác dữ liệu từ các cộng đồng trực tuyến, bao gồm các kết nối nội bộ với bên ngoài và các tương tác xã hội để phục vụ hoạt động kinh doanh. Đó cũng là việc ứng dụng các công cụ trực tuyến các mạng xã hội để thực hiện các quy trình nghiệp vụ, từ việc một doanh nghiệp lắng nghe khách hàng của mình cho đến cách thức họ tương tác với nhiều bên liên quan khác nhau.

“ Doanh nghiệp được coi là thành công trong triển khai các chiến lược về mạng xã hội khi họ có thể tạo dựng , quản lý hiệu quả cổng điện tử xã hội, thu hút sự tham gia của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng. Họ cũng khai thác xử lý thành công các thông tin trên website và mạng xã hội “, bà Phạm Thị Thu Diệp phụ trách Bộ phận phần mềm, thị trường phía nam IBM phát biểu.

“ Ngoài ra doanh nghiệp cần phân tích, chiết xuất dữ liệu thành những thông tin kinh doanh để cũng cố mối quan hệ khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa nguồn nhân lực bằng cách khai thác các mạng xã hội nội bộ”, bà cho biết thêm.

Mới đây IBM cùng với Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam Amcham và trường doanh nhân PACE đã tổ chức hội nghị về kinh doanh dựa trên mạng xã hội tại Việt Nam. Tại đây các chuyên gia chia sẻ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn để tạo lợi thế cạnh tranh mới – thông qua các hình thức kết nối nội bộ , cổng điện tử, mạng xã hội để xây dựng các cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh, nâng cao uy tín thương hiệu.

“Việt Nam có tỷ lệ sử dụng internet cao và các hình thức mạng xã hội phát triển mạnh, cộng với sự phát triển năng động của khối doanh nghiệp, nên chúng tôi tin tưởng rằng kinh doanh mạng xã hội sẽ phát triển rộng rãi trong thời gian tới, giống như những gì đang diễn ra trên toàn cầu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp cộng tác, hội họp, blog điễn đàn của IBM để đảm bảo kết nối thông suốt, hiệu quả và nhanh chóng của hàng nghìn nhân viên làm việc tại khắp các chi nhánh của doang nhiệp trên khắp các tỉnh thành cả nước”, bà Phạm Thị Thu Diệp cho biết.

Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên mạng xã hội (IBM đã được IDC vinh danh là nhà cung cấp dẫn đầu về phần mềm nền tảng xã hội trong 2 năm liên tiếp 2010 và 2011 dựa trên doanh thu) và cũng là một trong những công ty đầu tiên ứng dụng mạng xã hội trong nội bộ, IBM có một tập hợp đầy đủ các năng lực giúp các tổ chức tiến hành khai thác lợi ích từ việc chuyển đổi thành một doanh nghiệp trên mạng xã hôi. Đó là các giải pháp công nghệ thông tin nền tảng Cộng tác và Truyền tin , Cổng điện tử, Quản lý nội dung mạng xã hội và Phân tích dữ iệu từ mạng xã hội. Tất cả các giải pháp này đều đã được giới thiệu tại Việt Nam và thu hút nhiều qua tâm và triển khai của cộng đồng doanh nghiệp.

IBM đã và đang làm việc với rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới , tại Châu Á và các tổ chức tại Việt Nam để giúp họ phát triển những nền tảng cộng tác, tương tác, kinh doanh trên mạng xã hội hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh.

Tại Indonesia, nhờ sử dụng giải pháp IBM LotusLive Engage với những công cụ cộng tác như hội họp trực tuyến , mạng xã hội và tin nhắn , các nhân viên của Bumbu Desa, một chuỗi cửa hàng thực phẩm nhượng quyền , vẫn có thể nhanh chóng chia sẻ thông tin về thực đơn , thực hiện bán hàng chéo, thông suốt giữa các hi nhánh , khi công ty phát triển từ 5 lến 38 cửa hàng trong năm 2010.

Tại Việt Nam doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như Bảo hiểm Prudential, Siêu thị điện thoại Viễn Thông A, Bảo hiểm Bảo Minh...đã triển khai các nền tảng cộng tác của IBM để đảm bảo kết nối thông suốt hiệu quả, chia sẻ thông tin nhanh chóng giữa các nhân viên , bộ phận của doanh nghiệp tại nhiều chi nhánh trong cả nước.

Theo Mai Thảo

Theo Misa.

Comments powered by CComment