Vai trò của truyền thông online trên mạng xã hội

Vai-troMột vấn đề nhiều doanh nghiệp cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay là tiếp thị số do sự phát triển của mạng xã hội. Và truyền thông online cần được xem xét đầu tư một cách nghiêm túc để doanh nghiệp không bị bỏ lỡ những cơ hội của mình.

Từ 3 khái niệm:” truyền thông xã hội (socia media), tiếp thị nội dung (content marketing), xây dựng thương hiệu qua thông điệp (brand journalism)” bạn dường như liên tưởng ngay đến ngành công nghiệp truyền thông. Và hiện nay còn một yếu tố nữa mà tôi muốn bổ sung vào danh sách này đó là “truyền thông online”. Bằng việc tạo ra những webside độc lập, một trung tâm tin tức để gắn kết với những hoạt động của tổ chức, hay thông tin từ phía đối tác hoặc các tổ chức phân phối và tất cả những gì bao quanh hoạt động của bạn như một cách tổng hợp các nguồn tin và từ đây như là bước đầu cho phát triển nhiều thứ sau này.

Đầu tiên, bạn thiết lập những nội dung số của báo chí, truyền thông và nguyên liệu marketing cho tổ chức – bằng cách xây dụng đôi ngũ người viết báo cáo, blogger, hay những người có tâm huyết với công ty,.. để tạo dựng nội dung cho thương hiệu của bạn (như việc cung cấp một cửa sổ cho tầm nhìn của thương hiệu)

Thứ hai, kết quả từ các cỗ máy tìm kiếm giải thích mức độ lưu lượng và mức độ truy cập của webside và phòng truyền thông online sẽ đưa ra cho các bạn một giải pháp để mọi người tìm thấy được bạn. Bằng việc tạo những đường link trực tiếp tới những tổ chức khác như các trang liên kết, trang thương mại điện tử, Facebook, Twitter,…từ đó giúp gia tăng sự tương thích và thứ hạng trên các cỗ máy tìm kiếm.

Cuối cùng, bằng việc tạo ra một “phòng truyền thông online”, bạn sẽ triển khai được toàn bộ những nội dung truyền thông có giá trị (tin tức, câu chuyện, video, hình ảnh, các vấn đề chuyên môn, lịch sử công ty, thông tin tài chính liên quan đến nhà đầu tư và các sự kiện…) đến với mạng lưới truyền thông xã hội. Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng có một sự gia tăng về số lượng việc sử dụng công cụ mạng xã hội để chia sẻ lan truyền các tin tức. Bằng cách liên kết với mạng lưới mạng xã hội bạn có thể gắn kết trực tiếp với những khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại cũng như với những nhà phân tích, đầu tư và báo chí. Truyền thông xã hội có thể trở thành một nền tảng phân bổ mới cho những nội dung online của bạn.

Với một “phòng truyền thông online” bạn sẽ tập trung hóa được những chương trình truyền thông của mình, khiến mọi người dễ dàng tiếp cận về những sản phẩm và tổ chức của mình. Mạng xã hội có thể là nơi cung cấp một nền tảng để mở rộng những chương trình phân phối và cho phép bạn tiếp xúc với người nhận một các trực tiếp, đây cũng là một công cụ cực kỳ tốt để giới thiệu câu chuyện về tổ chức đến với tất cả mọi người với chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Dưới đây là một số mẹo để tạo nên một “phòng truyền thông online” tốt:

1. Viết nên một câu chuyện hấp dẫn về tổ chức của bạn để thu hút được mọi báo, nhà đầu tư, phân tích, đối tác, khách hàng,…
2. Tạo được các liên kết với những phát ngôn viên của tổ chức tại những chương trình thương mại hoặc những sự kiện lớn. Sử dụng công cụ i CHAT hoặc tạo một khung chat trên Twitter tạo sự nổi bật cho sự kiện của bạn
3. Đảm bảo rằng bạn sẽ cài đặt một gói phần mềm phân tích (ví dụ như Google Analytics) để cung cấp cho bạn các số liệu thống kê về lưu lượng, nội dung và những thông số khác về trang web của bạn.
4. Kiểm tra sự tương thích của trang web trên nhiều trình duyệt (Explorer, Chrome, Firefox, Safari) và trên các thiết bị di động để nhiều đối tượng có thể đọc được nội dung bạn cung cấp.
5. Tạo một thư viện lịch sử công ty về sản phẩm và dịch vụ cũng như những yếu tố khác như trụ sở, nhân viên, logo, sologan, nhãn hàng,…
6. Thiết lập một tài khoản Twitter dành riêng cho mục đích thông báo tin tức  chính thức của công ty và phải theo dõi tài khoản này thường xuyên để giải quyết kịp thời những câu hỏi của người dùng.
7. Tạo các tài khoản chính thức của mình ở nhiều mạng xã hội khác để tăng sự tiếp xúc của thông tin bạn đưa ra.

Nguồn : Gik/Socialmediatoday

Comments powered by CComment