Những điều khiến tổn thương thương hiệu của bạn

tonthuon2Giờ đây, những cơ quan tổ chức nào có website đều nhận thức được về mối hiểm họa của việc đánh cắp và trộm thông tin nhận dạng khách hàng. Họ ngày càng trở nên cảnh giác và ý thức về việc áp dụng những biện pháp an ninh để phát hiện và giảm tối thiểu thiệt hại từ virus và những hành động ác ý khác.

Thế nhưng có những việc không phải lúc nào các cơ quan tổ chức đó cũng nhận thấy được, đó là những sự cố trực tuyến này có thể ảnh hưởng rất lớn, vượt xa trường hợp đánh cắp, lừa đảo. Trên thực tế, có một số ít trường hợp tập trung vào những thiệt hại phụ, dẫn đến hàng trăm hàng ngàn việc vi phạm thương hiệu xảy ra trên mạng mỗi ngày. 10% trong số đố là những vi phạm nghiêm trọng và có thể bị kiện. Chẳng hạn, khi một tổ chức từ thiện mà một công ty đang hỗ trợ cắt và dán logo trên website của mình thì điều này không có gì đáng để suy nghĩ. Thế nhưng khi danh tiếng của công ty bị sử dụng để phạm tội lừa đảo, việc kinh doanh của nó sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trường hợp của một nhà bán lẻ Bắc Mỹ là một ví dụ điển hình. Khách hàng của họ được tặng hàng ngàn phiếu giảm giá giả, lấy từ những website trái phép. Do chính sách của công ty là tôn trọng những “tấm phiếu” này vì thế nó đã phải chịu tổn thất đáng kể về doanh thu và lợi nhuận như là kết quả của việc chấp nhận sử dụng những code giảm giá giả này.

Tương tự vậy là trường hợp của công ty giải trí quốc tế nổi tiếng với những nhân vật hoạt hình được sáng tạo lại và đăng trên một loạt website khiêu dâm trực tuyến. Ngoài việc phơi bày ra những “hình ảnh không nên thấy” đối với các trẻ nhỏ, sự cố này khiến công ty mất đi niềm tin của khách hàng.

Ngay cả những hoạt động tưởng chừng như vô hại cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Chẳng hạn, không phải tất cả các công ty đều nhận ra được những tác động tiêu cực đang có chiều hướng gia tăng khi những tội phạm online công bố những bản danh sách công việc giả cho các công ty nổi tiếng. Bằng cách truy cập vào các thông tin chi tiết ở trong những bản lý lịch chúng thu thập được, những tay lừa đảo này đang lợi dụng thương hiệu nổi tiếng của công ty để trộm các thông tin nhận diện.

Việc vi phạm luật không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ bên ngoài. Trong một trường hợp, việc cho phép các nhà phân phối của nhà sản xuất xe hơi toàn cầu đăng những bài hát nổi tiếng trên website của họ mà không có giấy phép hợp lệ. Việc làm nông nổi, thiếu sự đồng nhất từ những kênh thành viên của công ty đã dẫn đến kết quả là công ty này phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả một số tiền khá lớn do vi phạm tác quyền.

Phải luôn trong tư thế cảnh giác

Những ví dụ trên cho thấy rằng việc vi phạm trực tuyến ngày càng đa dạng. Một số các chuyên gia đã phân loại hàng tá trường hợp vi phạm thương hiệu trên internet và tên miền (domain name) có thể hủy hoại danh tiếng một thương hiệu.

Để bảo vệ khách hàng và danh tiếng của mình, các tổ chức phải liên tục giám sát cách thức thương hiệu của họ được sử dụng trực tuyến. Khi hiểu rõ những sự cố mà các công ty có thể gặp phải, họ sẽ đưa ra được những chính sách ưu tiên để đối phó với những hiểm họa này và có những biện pháp giảm thiểu thiệt hại do các sự cố này gây ra.

Trong một vài trường hợp, có những biện pháp để loại bỏ những nguyên liệu không thích hợp được xem là hành động tốt nhất, đặc biệt là khi khách hàng của họ đang bị đặt trong tình thế nguy hiểm. Trong những trường hợp khác, nếu những sự cố trên được ngăn chặn và trở nên vô hại, các công ty sẽ ưu ái chọn giải pháp chờ đợi và xem xét.

Thỉnh thoảng một văn bản cảnh báo được đưa ra đủ để ngăn chặn vấn đề. Suy cho cùng, các công ty có thể đưa ra những quyết định sáng suốt chỉ khi họ nhận biết được thương hiệu của họ đang được trình bày - hay tiềm năng bị xuyên tạc – trực tuyến.

Do những thông tin sai lêch có thể biến hóa theo nhiều cách nên sẽ rất quan trọng cho các công ty trước hết phải làm quen với nhiều mối đe dọa trực tuyến khác nhau, bao gồm cả việc vi phạm liên kết web, việc lạm dụng logo hay tên thương mại.

Một khi các cơ quan tổ chức này hiểu rõ những mối đe dọa có thể xảy đến cho việc kinh doanh hay các khách hàng của mình, việc cần làm tiếp theo là phải bắt đầu thực hiện những chiến thuật như sau nhằm bảo vệ thương hiệu trực tuyến:

Quyết định xem những trường hợp nào công ty nên phản ứng lại. Không phải mọi trường hợp đều liên quan với nhau, vì thế các doanh nghiệp nên đặt ra tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá xem khi nào và làm thế nào thực hiện hành động

Soạn thảo một danh sách bao gồm những người, cơ quan tổ chức nào được phép sử dụng tên và logo của công ty. Ngay cả những người sử dụng được ủy quyền cũng có thể “bóp méo” thương hiệu của bạn, vì thế hãy giám sát họ để đảm bảo họ tuân theo đúng chính sách thương hiệu của công ty.

Nhập những thỏa thuận liên kết với những tổ chức được phép liên kết tới một site của tổ chức đó. Làm như vậy có thể giúp xác định được khi nào những người sử dụng không được quyền liên kếtl.

Bảo vệ hình ảnh trực tuyến với công nghệ thủy ấn kỹ thuật số (digital watermarking technology). Công nghệ này có thể hỗ trợ việc vẽ lại hình ảnh nếu chúng được tạo ra không đúng cách.

Có hành động loại bỏ việc sử dụng thương hiệu trái phép trên mạng internet. Liên lạc với các kênh thành viên hay các host để loại bỏ những vi phạm này.

Giám sát những phương tiện truyền thông mới như blog cá nhân và các website mạng xã hội. Những kẻ lợi dụng internet có thể sử dụng những phương tiện truyền thông mới này để thu hút những người chúng muốn nhắm đến để có thể giúp chúng thực hiện hành vi lừa đảo, trộm thông tin nhận dạng khách hàng và biển thủ quỹ của công ty.

Đào tạo nhân viên để phát hiện những sự cố trực tuyến.  Hãy cung cấp cho các nhân viên chuyên nhận dạng một khóa đào tạo để biết cách làm thế nào giám sát các website mạng xã hội thông thường, những bài viết, những lời comment hoặc những đoạn video có ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức bạn.

Hợp tác với các đối tác tin cậy để giám sát trang web. Không ai có thể phát hiện ra mọi trường hợp vi phạm thông qua việc tìm kiếm thủ công. Dịch vụ bảo vệ thương hiệu trực tuyến có thể giám sát các hoạt động và cung cấp đều đặn những bản báo cáo về việc một tổ chức hay các thương hiệu của nó đang được thể hiện trên mạng internet toàn cầu. Cuối cùng, việc bảo vệ thương hiệu quan trọng nhất vẫn là cảnh giác. Giám sát thường xuyên việc sử dụng thương hiệu trực tuyến, các tổ chức có thể đảm bảo được rằng những vụ vi phạm này sẽ không tái diễn và có thể nhanh chóng nhận biết được khi nào những sự cố này xảy ra. Trong một thế giới nơi mà thương hiệu của tổ chức đóng vai trò là “người đại diện” về giá trị của công ty, rất đáng cho ta đầu tư thời gian công sức vào việc giữ gìn hình ảnh của thương hiệu đó.

Kevin Joy (Anh Huy - công ty thương hiệu LANTABRAND - sưu tầm và lược dịch từ marketingprofs.com)

Comments powered by CComment