4 việc cần làm trước khi định giá cho sản phẩm

PriceĐa phần các công ty thường đưa ra mức giá cho sản phẩm một cách vội vàng thay vì việc tìm hiểu các chiến lược tổng thể để định giá. Đây là sai lầm vô cùng lớn, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Giá cả phải luôn được phản ánh dựa trên số lượng khách hàng thực sự đánh giá cao cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhưng làm sao bạn có thể biết sản phẩm của mình được đánh giá thế nào trong khi bạn thậm chí không biết doanh nghiệp của bạn hướng tới cái gì? Vì thế, ban đầu, bạn vẫn cần phải xác định được chiến lược của công ty, tiếp đến là chiến lược giá và sau cùng mới là chiến lược kinh doanh.

Trong trường hợp là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, nhà điều hành một cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lốp xe hay một nhà hàng, đều có chung mục tiêu đơn giản là kiếm sống. Việc thành công hay thất bại phụ thuộc khá nhiều vào các chiến lược giá thông minh của chủ doanh nghiệp đó. Dưới đây là một số chiến thuật nhỏ mang lại hiệu quả khi định giá sản phẩm.

Xác định rõ lợi thế sản phẩm của công ty bạn so với đối thủ cạnh tranh là gì

Bạn cung cấp dịch vụ cao, kinh doanh chi phí thấp hoặc thậm chí cả hai? Bạn mở quán rượu sang trọng hay quán bán xúc xích trên đường phố? Tất cả mọi loại hình kinh doanh đều có thể kiếm bộn tiền. Câu hỏi đặt ra là từng loại hình dịch vụ hay sản phẩm kể trên hướng tới thị trường riêng biệt nào và mức giá cho từng sản phẩm của họ có phù hợp với thị trường, với chiến lược kinh doanh của công ty hay không. Một ví dụ là giá trung bình một chiếc xe hiệu BMW thường dao động trong khoảng 30.000 USD đến 100.000 USD, tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua một chiếc chỉ với giá 10.000 USD. Tại sao vậy? Chắc chắn bạn nghĩ rằng chiếc xe đó không tốt hay đại loại là những câu hỏi nghi ngờ như thế. Nhưng, thực tế, đó lại là chiến lược giá thông minh của BMW.

Giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng chiến lược giá thông minh

Có phải bạn đang cố gắng tối đa hóa lợi ích mỗi giao dịch, hay cố gắng xây dựng lòng trung thành của khách hàng? Vậy làm thế nào để đạt được mục đích này? Bạn hãy thử giảm giá sản phẩm một chút trong lần giao dịch đầu tiên, chắc chắn khách hàng sẽ có ý định quay trở lại với công ty bạn lần nữa. Ngoài ra các chiêu thức khác như thẻ hội viên, chương trình khuyến mại "mua 10, tặng 1” cũng mang lại hiệu quả không ngờ khi muốn có được lòng trung thành từ phía khách hàng.

Cung cấp sản phẩm miễn phí hoặc giảm giá

Trên thế giới hiện nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình kinh doanh "freemiums". Mô hình này hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ, sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp hơn. Hay một chiêu kích thích mua khác là tung hô, quảng cáo một loại sản phẩm giá rẻ, sau đó gợi ý, dẫn dắt khách hàng đến với nhiều sản phẩm khác nữa. Ví dụ như tại một cửa hàng tạp hóa, họ quảng cáo đang bán một loại sửa rất rẻ, và bầy loại sữa này ở góc cuối cửa hàng. Khi khách hàng muốn mua loại sữa này, họ sẽ phải đi gần như hết cửa hàng mới tìm đến nơi đặt loại sữa, và chắc chắn sẽ phải dừng lại và mua một mặt hàng nào khác.

Nhóm khách hàng không quan tâm về giá là “mỏ vàng” của doanh nghiệp

Khi bạn cung ứng một sản phẩm, có những người rất quan tâm về giá, và có những người ngược lại, hoàn toàn không mảy may quan tâm. những người như vậy chính là nhóm khách hàng bạn cần phải làm mọi cách để bán được càng nhiều sản phẩm cho họ càng tốt. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bán hàng cho những khách hàng quan tâm về giá. Trong trường hợp này, phương án thông minh nhất là bạn phải định ra được nhiều mức giá khác nhau, tiêu chí khác nhau, nhắm tới những phân khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ điển hình là McDonald, hãng đồ ăn nhanh giá rẻ lớn nhất thế giới cũng phân vùng sản phẩm của mình thành đồ ăn nhanh loại tốt, tốt hơn và tốt nhất.

Tóm lại, cần có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, rồi sau đó đưa ra những chiêu thức về giá thông minh, từ đó lôi kéo khách hàng về phía mình. Có như vậy doanh số bán hàng của công ty bạn mới được cải thiện.

Phong Linh

Theo TTVN

Comments powered by CComment