Câu chuyện về sự tôn trọng khách hàng

Trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng là một nguyên tắc tối cần thiết và hiển nhiên phải tuân theo nếu doanh nghiệp muốn có nền tảng vững vàng để nảy sinh lợi nhuận.

Nhưng không ít trường hợp vì vô tình hay hữu ý, doanh nghiệp đã để vuột mất cơ hội làm ăn vì những tình huống khó xử.

respect

Một anh chàng phát hiện ra nguyên nhân hãng chuyến phát nhanh Fedex tỏ ra khó chịu với công ty mình là vì họ gửi cho Fedex một bưu kiện khẩn qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL.

Bạn có thể tưởng tượng được gói bưu kiện của DHL khi đến trụ sở chính của Fedex và tới tay người nhận, mọi người sẽ tự hỏi: "Tên ngốc nào đã gửi cái này?" Cách lựa chọn dịch vụ như thế vô tình phá hỏng mối quan hệ kinh doanh.

Chính vì lý do trên nên việc tôn trọng khách hàng rất quan trọng, đặc biệt là phải biết để ý đến những điều nhỏ nhất.
Bạn đừng lái ô tô thuê của hãng Avis đi dự cuộc họp do công ty Hetz tổ chức, hay đến Chicago trên chuyến bay của hãng hàng không American Airlines để dự họp với hãng hàng không United Airlines. Bạn không nên gọi đồ uống của Pepsi khi ăn trưa với khách hàng là đại diện của Cocacola, cũng như không nên đặt tấm biển "Cảm ơn vì không hút thuốc" trước mặt đại diện của hãng thuốc lá Philip Morris.

respect1

Một vị giám đốc lên kế hoạch bay sang Midwest để họp với đại diện của một hãng hàng không. Anh ta cũng khôn khéo đặt chỗ trên chuyến bay của hãng hàng không đó. Nhưng đến phút cuối, chuyến bay bị hoãn. Vì cố gắng để tham dự cuộc họp đúng giờ, anh ta đành phải đi tạm chuyến bay của một hãng vốn là đối thủ cạnh tranh của hãng hàng không kia. Kết cục là đối tác giận tái người khi nhìn thấy anh ta. Họ đâu cần quan tâm đến việc anh ta đã cố gắng như thế nào để đến cuộc họp đúng giờ. "Chúng tôi thiết nghĩ anh ta nên sắp xếp lại lịch họp trước khi có kế hoạch bảo trợ cho đối thủ của chúng tôi." Anh ta đã nhận được câu nói như vậy từ phía đối tác. Cũng có thể, trong tình huống này, phản ứng của vị đối tác có phần hơi quá đáng, nhưng một người quản lý thông minh cũng phải dự đoán được sự cố này. Anh ta nên biết rằng:

- Chỉ một sơ suất nhỏ, chứ không phải là một lỗi lầ gì to tát vẫn có thể để lại ấn tượng dai dẳng trong suy nghĩ cũa khách hàng.

- Khách hàng cực kì nhạy cảm với bất cứ điều gì liên quan đến đối thủ cạnh tranh.
Hãy nghiên cứu thật kỹ các tình huống để không bao giờ làm mất lòng khách hàng do sơ suất trong những trường hợp như trên.

Chẳng hạn, một giám đốc điều hành thường xuyên giao dịch với một công ty rượu chỉ sử dụng sản phẩm của hãng đó tiếp đối tác trong phòng giám đốc. Trước giờ ăn trưa anh ta nhắc nhở đồng nghiệp không được gọi bia, vì đối tác của họ coi tất cả các loại bia đều là đối thủ cạnh tranh. Trong một chương trình hội nghị khách hàng gần đây được tổ chức tại khu nghỉ mát, vị giám đốc điều hành này cung cấp toàn bộ sản phẩm của đối tác cho khách sạn – từ nhà hàng đến quán bar đến tủ để đồ uống trong phòng.

Đối tác có chú ý hay đánh giá cao những gì vị giám đốc thể hiện hay không? Điều này không chắc chắn nhưng đối tác đó sẽ có phản ứng tiêu cực cực nếu vị giám đốc điều hành đó không thực hiện những hành động như trên.

Nguồn: không ghi tác giả

Doanhnhanvang.com

Comments powered by CComment